Ọc sữa ở trẻ sơ sinh thường do trẻ khóc quá nhiều, hay nhiễm virus, vi khuẩn,..dẫn tới trẻ bú bao nhiêu thì ọc ra sữa bấy nhiêu. Điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng nên xử trí như thế nào? Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp cho người đọc tìm ra nguyên nhân trẻ ọc sữa, cách xử trí nhanh tại nhà cho trẻ và khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ.
[
Mục lục
1. 8 nguyên nhân phổ biến ọc sữa ở trẻ sơ sinh
Ọc sữa ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến thường gặp ở trẻ như:
1.1. Trẻ quấy khóc nhiều
Do trẻ quấy khóc nhiều sẽ kích thích phản xạ nôn và khiến trẻ ọc sữa ra ngoài. Nếu trẻ vừa bú vừa khóc thì có thể dẫn tới sặc sữa trẻ sơ sinh.
Khi trẻ quấy khóc mẹ hãy ôm trẻ ôm trẻ nhiều hơn vì có thể trẻ đang muốn được ôm ấp hay chơi với trẻ nhiều hơn, vuốt ve cho trẻ,…. Trẻ vừa bú vừa khóc, mẹ nên dỗ cho trẻ hết khóc, sau đó mới cho trẻ bú tiếp.
1.2. Nhiễm virus, vi khuẩn
Trẻ hay có thói quen mút tay nên khi trẻ chạm vào đồ chơi, đồ dùng, sàn nhà, bàn ghế,…hay nước ăn của trẻ bị nhiễm bẩn sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ dẫn tới trẻ bú sữa mẹ bị ọc ra ngoài.
Ngoài ra, mẹ ăn phải các thức ăn bị nhiễm bẩn, ngộ độc thức ăn,…cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị ọc sữa.
Do vậy, mẹ nên thường xuyên lau nhà, vệ sinh đồ chơi, đồ dùng của trẻ. Mẹ nên ăn các thực ăn rõ nguồn gốc, các thực phẩm sạch cũng góp phần giảm triệu chứng cho trẻ. Đồng thời mẹ nên bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium để tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
1.3. Một số thành phần trong sữa trẻ không tiêu hóa được
Trẻ có thể không tiêu hóa được một số thành phần trong sữa như: đạm, đường, chất béo trong sữa mẹ, sữa công thức, sữa bò,… dẫn tới chứng đầy hơi, chướng bụng, khả năng chứa sữa, thức ăn trong dạ dày kém dẫn tới tình trạng nôn trớ, ọc sữa.
Chính vì vậy, mẹ có thể cân nhắc thay sữa có chứa đạm bằng sữa công thức chứa đạm thủy phân toàn phần. Với trẻ không dung nạp đường lactose có thể bằng sữa công thức Enfamil A + Lactofree Care, Friso Gold Lactose Free,…Mẹ vẫn nên cho con bú đồng thời kết hợp cho trẻ uống sữa công thức không chứa lactose.
>>Xem thêm: Trẻ bất dung nạp lactose – 4 nguyên tắc vàng cho mẹ
1.4. Mẹ cho trẻ bú hoặc ăn quá no
Bình thường, dạ dày của trẻ sơ sinh chứa khoảng 30-35ml, tăng lên 100ml khi trẻ được 3 tháng tuổi và đạt được 250ml khi trẻ đủ 1 năm tuổi. Chính vì vậy, khi mẹ cho trẻ ăn quá no vượt mức cho phép của dạ dày sẽ gây ra tình trạng ọc sữa ra ngoài.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy cho trẻ bú thành nhiều bữa tránh tình trạng cho trẻ bú nhiều quá trong cùng một lúc.
1.5. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh
Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển, dạ dày của trẻ còn nhỏ và nằm ngang, chưa có độ cong như người trưởng thành. Vì dạ dày nằm ngang, các cơ hoạt động còn yếu dễ dẫn tới tình trạng ọc sữa khi trẻ bú quá no, nằm sai tư thế,…
Tình trạng này sẽ hết khi trẻ được 1 tuổi hay trẻ biết đi thì dạ dày sẽ chuyển sang vị trí dọc.
1.6. Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu có thể do trẻ hít quá nhiều khí từ quá trình bú và khóc. Hay cũng có thể do trẻ không tiêu hóa được đạm, đường trong sữa mẹ, dụng cụ uống sữa của trẻ không được đảm bảo vệ sinh, do chế độ dinh dưỡng của mẹ,…khiến cho trẻ nôn trớ thường kèm theo các dấu hiệu như: chướng bụng, xì hơi, đi tiêu ít, chán ăn, quấy khóc,….
Để cải thiện tình trạng này mẹ nên tham khảo các cách dưới đây:
Mẹ đang cho con bú
Mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn của mình thêm nhiều loại rau xanh và trái cây như: đu đủ, bơ, lê, táo, cà rốt, khoai lang, bí đỏ,….Nên hạn chế các thức ăn cay nóng và trái cây có tính acid mạnh như: cam, quýt, bưởi, cà chua.
Khi cho trẻ bú xong mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ đến khi trẻ phát ra thành tiếng là được.
Đối với trẻ ăn dặm
Đối với trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu cho ăn dặm, mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin (như: táo, lê, đu đủ,….), chất đạm (như: thịt, trứng, cá,…).
Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn thêm một số loại rau như: diếp cá, tía tô, hẹ,….do chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ có thể giảm được tình trạng ọc sữa.
Ngoài ra, mẹ nên bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium để tăng hấp thu các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể của trẻ đồng thời tránh được tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
1.7. Hẹp môn vị
Môn vị là phần dưới của dạ dày là phần cho thức ăn và các chất khác xuống ruột non để hấp thu. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hẹp môn vị do các cơ trong môn vị bị phì đại khiến cho môn vị bị thu hẹp và ngăn thức ăn ra khỏi dạ dày.
Thường xảy ra đối với các trẻ được 4-5 tuần tuổi. Trẻ có biểu hiện đột nhiên nôn dữ dội, nôn ra sữa, sụt cân, táo bón. Thường lặp lại chu kỳ bú- nôn- đói trong nhiều ngày, khi đó mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
1.8. Trẻ mắc một số bệnh lý về đường ruột
Viêm ruột là tình trạng xảy ra tình trạng viêm ở ruột do virus và vi khuẩn với các triệu chứng: buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt, đau bụng thất thường,…
Ngoài bệnh viêm ruột ra, trẻ mắc một số bệnh lý khác như: viêm phế quản, viêm dạ dày, lồng ruột,…có thể kèm theo các biểu hiện cho trẻ như: sốt, phát ban, đau bụng quặn, thường xuyên quấy khóc,….gây ra tình trạng ọc sữa, sặc sữa ở trẻ sơ sinh.
Đối với các bệnh lý này, mẹ nên đưa trẻ đến viện để điều trị kịp thời.
>>Xem thêm: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột – 12 điều mẹ cần biết
2. 6 bước xử trí nhanh trẻ ọc sữa tại nhà
Khi trẻ đang bú có thể ọc sữa qua mũi, miệng vì vậy mẹ nên có các bước xử trí kịp thời ngay tại nhà để tránh chất nôn có thể vào đường thở gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Các bước xử trí nhanh cho trẻ như sau:
2.1. Đặt trẻ nằm nghiêng
Khi trẻ bị ọc sữa nhiều mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi. Nên kê cao đầu cho trẻ để tránh hiện tượng trào ngược. Mẹ không nên cho trẻ uống sữa luôn ngay sau khi trẻ nôn ói. Bên cạnh đó, mẹ lau miệng, mũi mặt, cổ và thay áo cho trẻ để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.
2.2. Thông đường thở (nếu có tắc nghẽn)
Biện pháp này nhằm để chống sặc sữa ở trẻ sơ sinh giúp thông đường thở của trẻ, được thực hiện như sau:
- Loại sạch sữa trong đường thở (mũi – nếu có). Hút vào miệng, mũi của trẻ càng nhanh càng nhanh càng tốt. Nếu để chậm sữa có thể vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp
- Đối với trẻ ngưng thở, mẹ nên kết hợp biện pháp trên với thổi ngạt bằng cách: ngậm vào mũi, miệng của trẻ thổi cho đến khi lông ngực nhô lên. Sau đó đưa trẻ đến viện gần nhất để cấp cứu kịp thời
2.3. Bù nước
Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có thể khiến trẻ mất đi một lượng nước và chất điện giải. Vì vậy, khi trẻ hết cơn nôn mẹ nên bù thêm lượng nước và các chất điện giải cho trẻ ngay. Mẹ có thể dùng dung dịch Oresol sau mỗi lần nôn và giữa các lần nôn với lượng 50-100ml, nên cho trẻ uống chút ít một. Đồng thời cho trẻ bú mẹ hay bú mẹ từ từ.
2.4. Vỗ lưng, ấn ngực
Khi trẻ bị sặc sữa và có biểu hiện tím tái, khó thở, không khóc hay khóc yếu thì mẹ hãy áp dụng phương pháp vỗ lưng, ấn ngực ngay cho trẻ. Phương pháp này thực hiện như sau:
- Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ đầu và cổ trước bằng tay trái.
- Dùng gót bàn tay phải của mẹ vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở giữa hai bả vai
- Sau lật ngửa trẻ bằng tay phải, nếu trẻ còn khó thở, tím tái, dùng 2 ngón tay trái ấn mạnh ở ½ dưới xương ức 5 cái.
- Mẹ tiếp tục vỗ lưng và ấn ngực cho đến khi trẻ khóc lại là được
2.5. Dùng tinh dầu lá bạc hà
Tinh dầu là bạc hà có công dụng chống viêm, lưu thông máu, giảm đau nhanh,….Ngoài ra có tác dụng lên đường tiêu hóa rất tốt nhất là trẻ sơ sinh. Mẹ nhỏ 1-2 giọt tinh dầu bạc hà vào bụng của trẻ rồi massage theo chiều kim đồng hồ, dọc từ ngực xuống bụng, hay vuốt bụng cho trẻ ngược chiều nhau một tay vuốt lên và một tay vuốt xuống.
Mẹ nên thực hiện 2 lần/ngày điều này giúp trẻ giảm nôn trớ, ọc sữa rất hiệu quả.
2.6. Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn gần được được công nhận là giải pháp hỗ trợ cải thiện nôn trớ hiệu quả ở trẻ nhỏ. Trong đó, bổ sung chủng lợi khuẩn gắn đích tốt, thiết yếu như Bifidobacterium đem lại một số vai trò như:
- Hỗ trợ tiết enzym phân cắt triệt để thức ăn trong lòng ống tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tránh gây bụng đầy chướng.
- Hỗ trợ tăng cường bài tiết các vitamin nhóm B, giúp hoạt động chuyển hóa dinh dưỡng diễn ra nhanh
- Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột, giảm số lượng hại khuẩn, giảm khả năng kích ứng tiêu hóa
3. Trẻ sơ sinh ọc sữa khi nào cần gặp bác sĩ
Khi trẻ có các triệu chứng sau đây, mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời:
- Nếu trẻ đang khỏe mạnh mà đột nhiên nôn ói dữ dội có thể kèm theo quấy khóc nhiều
- Trẻ ọc sữa kèm theo sốt, ho, chảy nước mũi, hay đi phân bất thường,….
- Trẻ ọc sữa có các biểu hiện: tím tái, khó thở hay ngừng thở, cơ thể mềm nhũn
- Trẻ nôn ói đã dùng các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách mà không khỏi
4. Kết luận
Bài viết trên là 8 nguyên nhân phổ biến dẫn tới ọc sữa ở trẻ sơ sinh. Nếu mẹ phát hiện trẻ có các dấu hiệu tím tái, khó thở,…mẹ nên áp dụng các biện pháp xử lý nhanh tại nhà như: vỗ lưng, ấn ngực, thông đường thở,…Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin bổ ích cho mẹ.
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.