Đi ngoài phân sống, hoặc bị tiêu chảy ở trẻ luôn khiến cha mẹ lo lắng, đau đầu nhất là với những ai lần đầu làm cha mẹ. Khi đó, cha mẹ vẫn hay truyền tai nhau một số các biện pháp cải thiện tại nhà ví dụ như nước vôi nhì. Vậy thực sự nước vôi nhì là gì? Cách sử dụng nước vôi nhì như thế nào? Bài viết này sẽ giúp mẹ trả lời những câu hỏi này.
Mục lục
1. Nước vôi nhì là gì?
Nước vôi nhì là một chế phẩm với thành phần chính là Calci hydroxide bão hòa. Nó thường lấy từ phần vôi trắng, dẻo pha với nước đun sôi để nguội. Công dụng của nước vôi nhì là giúp giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, nóng rát dạ dày, thực quản. Chúng thường được chỉ định dùng cho người bị tiêu chảy, tiêu chảy kéo dài.
Sản phẩm này có thể được dùng ngoài hoặc pha vào sữa hoặc cho trẻ uống trực tiếp. Nước vôi nhì được pha chế tại Viện Nhi Trung ương nên các mẹ có thể tìm mua tại một số quầy thuốc của Bệnh viện.
2. Cách pha chế nước vôi nhì
2.1. Thành phần
- Nước vôi nhì chứa Calci Hydroxyd bão hòa trong nước có hàm lượng 100 ml.
- Ngoài ra thuốc còn chứa các tá dược khác vừa đủ 1 chai.
2.2. Dạng bào chế
Thuốc Nước vôi nhì được bào chế dạng
- Dung dịch uống.
- Dung dịch dùng ngoài (bôi da)
2.3. Cách pha chế
Nước vôi nhì bản chất là Calci hydroxide bão hòa được hòa tan trong nước và có thể pha chế như sau:
- Lấy một thìa canh vôi mới tôi (chọn phần vôi thật trắng và dẻo) cho vào chai thủy tinh có dung tích 1 lít rồi thêm 100ml nước đun sôi để nguội và khuấy kỹ. Sau đó, thêm tiếp 400ml nước đun sôi để nguội nữa, khuấy đều.
- Rót dung dịch này vào chai có dung tích 1 lít, nút kín bằng nút bấc (có lót nilông để dung dịch không tiếp xúc với không khí bên ngoài), để vào chỗ mát trong 4-5 giờ.
- Sau đó gạn bỏ hết phần nước vôi trong, để lại phần vôi đặc. Thêm 1.000ml nước đun sôi để nguội, lắc kỹ cho đến khi phần vôi đặc này tan hết là được. Tiếp tục, nút kín chai bằng nút bấc và để vào chỗ mát.
- Chờ cho vôi lắng xuống đáy chai, phần nước vôi trong ở trên là nước vôi nhì. Chắt nước vôi trong, đong vào từng chai nhỏ 60 – 100ml để dùng.
- Cho tiếp nước sôi để nguội cho đủ 1.000 ml, lắc kỹ cho vôi tan hết rồi nút kín chai, để chỗ mát, khi vôi lắng xuống đáy chai lại được nước vôi nhì.
- Tiếp tục làm các bước trên cho đến khi lượng vôi ở đáy chai chỉ còn khoảng 1/10 lượng vôi đặc ban đầu thì dừng lại.
3. Đặc tính hóa học của nước vôi nhì
Calci hydroxyd có tính kiềm nhẹ, nó phản ứng với các acid tạo ra muối và nước, làm mất tác dụng của các acid. Chính vì vậy, liều dùng calci hydroxyd không cao 2-3 giọt tương đương 0,1 – 0,15 ml với dạng thuốc bôi qua da. Với liều uống, tùy thuộc vào độ tuổi và mục đích, bác sĩ sẽ chỉ định liều cụ thể.
Thuốc có thể hấp thu vào cơ thể. Sau khi hấp thu, calci đi vào xương và răng tới 99%, một ít ở dịch nội bào và ngoại bào và có thể thải trừ qua phân và nước tiểu ở dạng oxalat, một dạng muối thường gặp trong sỏi thận.
Ngoài ra Calci hydroxyd còn có tác dụng sát khuẩn. Nhờ đặc tính này, nước vôi nhì được dùng trong 1 số trường hợp bị côn trùng cắn.
4. Cơ chế tác dụng nước vôi nhì
4.1. Trung hòa dịch vị
Công dụng của nước vôi nhì thường được nhắc tới là giúp giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, nóng rát dạ dày, thực quản. Nhờ tính kiềm nhẹ, nó giúp làm trung hòa bớt tính axit làm phân trung tính hơn.
4.2. Giảm pH phân
Nhờ khả năng trung hòa, nước vôi nhì giúp điều chỉnh pH phân giúp số lần đi ngoài và nề đỏ xung quanh hậu môn sẽ giảm đi. Chính vì thế, nước vôi nhì thường được chỉ định dùng cho người bị tiêu chảy, tiêu chảy kéo dài.
4.3. Tác dụng thoa lên da khi bị côn trùng cắn
Độc tố hay nước bọt của côn trùng, muỗi đực, muỗi vằn, kiến, ong, bọ cạp cắn (chích, đốt) thường chứa acid formic, một chất gây nóng rát, sung tay, dau, phồng rộp, trầy xước.
Trong khi đó, nước vôi nhì có tính kiềm nhẹ, nó trung hòa acid (acid formic), phá hủy các độc tố của côn trùng ở vết cắn, làm độc tố mắt tác dụng, không gây dị ứng hay độc nữa.
Mặt khác các ấu trùng của vi trùng cư trú ở tuyến nước bọt của côn trùng, muỗi đen, muỗi vằn khi đốt các ấu trùng sẽ theo nước bọt của côn trùng qua vết đốt, qua da xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Nhờ có tính sát trùng, khi thoa nước vôi nhì lên vết cắn, nó diệt ký sinh trùng tại vết cắn, nên không còn khả năng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
5. 5 Công dụng của nước vôi nhì mẹ phải biết
5.1. Điều trị viêm trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng
Nhờ tính kiềm nhẹ, Nước vôi nhì giúp cải thiện một số các triệu chứng trong trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng.
Tương tự antacid khác, Calci Hydroxyd có tác dụng trong trung hòa dịch vị dạ dày, điều trị các triệu trứng ợ nóng, nóng rát dạ dày thực quản, khó tiêu, chướng bụng đầy hơi…
5.2. Tác dụng của nước vôi nhì trong điều trị tiêu chảy mạn tính
Theo các chuyên gia, bác sĩ, nhờ khả năng sát khuẩn, nước vôi nhì sẽ giúp diệt các vi khuẩn gây đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài.
Bên cạnh đó, với tính kiềm nhẹ, Nước vôi nhì giúp trung hòa độ acid của phân, làm giảm số lần đi ngoài và bớt phù nề quanh hậu môn. Nhờ vậy, nó được khuyến cáo sử dụng cho những người bị tiêu chảy, đặc biệt tiêu chảy kéo dài.
>>> Xem thêm: Thuốc trị tiêu chảy thông dụng cho trẻ mẹ cần biết
5.3. Dùng để thoa khi bị một số loại côn trùng cắn, đốt
Như đã giới thiệu ở trên, khi tiếp xúc, cắn hoặc đốt, côn trùng sẽ tiết ra một loại acid hữu cơ là acid formic. Với bản chất là một chất kiềm, nước vôi nhì sẽ trung hòa và làm mất tác dụng ngứa, rát của loại acid này.
Ngoài ra, nhờ đặc tính sát khuẩn nhẹ, nước vôi nhì ngăn ngừa các vi khuẩn và ký sinh trùng có thể xâm nhập và gây hại cho cơ thể/
5.4. Dùng trong nha khoa trong điều trị viêm nha chu
Năm 2020, Cláudio Antonio Talge Carvalho cùng các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của nước vôi nhì (LW) cùng các chất dung dịch bơm rửa tủy khác trên MMP-3, MMP-8 và MMP-9 khác là natri hypoclorit (NaOCl) và Polymyxin B (PMB).
Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm tiến hành trên 33 bệnh nhân bị viêm nha chu được chia thành 3 nhóm điều trị (n = 11):
- Nhóm 1: 2,5% NaOCl được sử dụng làm dung dịch bơm rửa tủy;
- Nhóm 2: 2,5% NaOCl + LW: [0,14% Ca (OH)2]
- Nhóm 3: 2,5% NaOCl + PMB
Kết quả nghiên cứu: Việc phối hợp nước vôi nhì có hiệu quả trong việc điều trị viêm nha chu khi sử dụng các chất nền metallicoproteinase, đặc biệt hiệu quả khi phối hợp cùng NaOCl.
5.5. Có tính sát khuẩn nhẹ
Là một chất có tính sát khuẩn nhờ tính kiềm nhẹ, nước vôi nhì được ứng dụng trong việc sát khuẩn các vết thương nhỏ, ngăn ngừa xâm nhập của một số vi khuẩn và một ký sinh trùng thông thường. Ngoài ra, nước vôi nhì đã được chứng minh có khả năng làm giảm lượng nội độc tố lipopolysaccharid (LPS) trong nhiễm trùng tủy răng.
Phương pháp nghiên cứu: Tháng 8, năm 2011, Natália Rocha Bedran cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu các nghiên cứu lâm sàng nhằm lượng lipopolysaccharid trước và sau khi sử dụng Ca(OH)2 để giải nội độc tố với các tủy răng bị nhiễm trùng.
Kết quả: Ca(OH)2 làm giảm lượng nội độc tố khi được sử dụng như một chất sát khuẩn. Tuy nhiên, nó không thể loại bỏ lipopolysaccharid hoàn toàn và phải có sự có mặt của dung dịch tạo nền cơ học cho răng.
Ngoài ra, có một số thông tin cho rằng nước vôi nhì điều trị loạn khuẩn, tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng khoa học hay bằng chứng lâm sàng chứng minh cho giả thuyết này. Chính vì thế, cha mẹ KHÔNG NÊN tự ý sử dụng nước vôi nhì khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
6. Liều dùng của nước vôi nhì
6.1. Với nước Vôi nhì dùng để điều trị tiêu chảy
Liều uống đối với nước vôi nhì trị tiêu chảy cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ sử dụng các chế phẩm được sản xuất đảm bảo nồng độ và pH chính xác, không sử dụng các sản phẩm tự pha chế qua đường uống.
6.2. Với nước vôi nhì dùng ngoài
Mỗi lần dùng 2 – 3 giọt, sau 10 – 15 phút dùng một lần, thoa liên tục 4 – 5 lần.
7. Hướng dẫn sử dụng nước vôi nhì đúng cách
7.1. Cách dùng
Tùy từng dạng bào chế, nước vôi nhì sẽ được sử dụng khác nhau
- Với dạng thuốc uống: Thuốc Nước vôi nhì được bào chế dạng dung dịch uống nên bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bằng đường uống, dùng thuốc sau bữa ăn.
- Với dạng thuốc bôi: Thoa vào chỗ vết cắn. Nên thoa ngay sau khi bị cắn thuốc mới có tác dụng.
Lưu ý: Người bệnh khi sử dụng thuốc cần chú ý một số trường hợp như sau:
- Với phụ nữ có thai và cho con bú: Không sử dụng thuốc Nước vôi nhì cho phụ nữ có thai và cho con bú vì thuốc có thể gây tác dụng xấu đến hệ tim mạch người mẹ và thai nhi.
- Sử dụng đúng liều thuốc được ghi trên nhãn tuyệt đối không được sử dụng quá liều vì có thể gây hiện tượng tích lũy thuốc trong cơ thể.
- Không tự ý dừng thuốc trong quá trình điều trị cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi ngừng thuốc.
- Chú ý đọc kỹ lại thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc, việc này rất quan trọng khi sử dụng bất kỳ thuốc nào khác.
- Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước vôi nhì? Theo khuyến cáo của Nhà sản xuất, có thể cho trẻ sơ sinh uống nước vôi nhì. Tuy nhiên, việc sử dụng như thế nào và bao nhiêu, cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, nhất là trẻ sơ sinh, khi hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn chỉnh và non nớt.
- Kết hợp điều trị táo bón theo nguyên nhân: Nước vôi nhì có tác dụng điều trị triệu chứng. Trong trường hợp tiêu chảy không cải thiện, cần tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời.
» Xem thêm: Nguyên nhân tiêu chảy kéo dài – Cách xử trí hiệu quả
7.2. Bảo quản
- Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nhiệt độ dưới 30oC. Tuyệt đối không được để thuốc nơi ẩm ướt hoặc nơi dễ va đập.
- Kiểm tra hạn sử dụng được ghi trên bao bì trước khi sử dụng thuốc. Để ý bề ngoài thuốc có bị mốc hay đổi màu hay không nếu có bạn cần ngưng sử dụng thuốc.
- Bảo quản thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em, nên bảo quản thuốc trong các hộp đựng thuốc chuyên biệt cho gia đình.
8. Tác dụng không mong muốn
Khi sử dụng Nước vôi nhì quá liều hoặc không đúng cách, kéo dài, người bệnh có thể gặp một số tình huống sau:
- Trên hệ tiêu hóa: táo bón.
- Trên hệ hô hấp: Suy hô hấp nếu dùng kéo dài.
- Trên tim mạch: Có thể thay đổi nhịp tim, nếu tự ý pha chế sai hoặc dùng không đúng cách
- Với dạng dùng ngoài, Nước vôi nhì có thể gây phồng rộp da nhẹ, nên ngừng sử dụng, rửa sạch bằng nước và acid citric loãng, lau khô.
Khi gặp triệu chứng bất thường, các tác dụng phụ bệnh nhân cần NGƯNG SỬ DỤNG NGAY LẬP TỨC và đến gặp bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để có hướng xử trí phù hợp.
KẾT LUẬN:
Trên đây là một số những thông tin về nước vôi nhì để các mẹ tham khảo. Bên cạnh nước vôi nhì, các mẹ có thể lựa chọn các chế phẩm khác thay thế khi không có sẵn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc chăm sóc bé yêu nhà mình.
» Xem thêm: Một số thuốc trị tiêu chảy thông dụng:
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482
Nguồn tham khảo:
Bên cạnh bổ sung nước vôi nhì trong các trường hợp tiêu chảy, trẻ cần sớm được cân bằng hệ vi sinh và nâng cao miễn dịch bằng các sản phẩm men vi sinh (lợi khuẩn).
TPBVSK Imiale® – Phân phối độc quyền Bifidobacterium BB12
- Lợi khuẩn nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch: Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch. Sản phẩm lợi khuẩn hàng đầu, được giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn GMP – EU
- Lợi khuẩn độc quyền tại Việt Nam: Imiale là lợi khuẩn duy nhất tại Việt Nam bổ sung chủng Bifidobacterium BB12
- Lợi khuẩn Bifidobacterium có số nghiên cứu lâm sàng lớn nhất thế giới: 307 nghiên cứu quốc tế
- An toàn tuyệt đối: Imiale được nhận chứng nhận GRAS (An toàn tuyệt đối) của FDA và EFSA.
- Lợi khuẩn uy tín hàng đầu: Imiale được ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu) khuyên dùng
Liên hệ tư vấn qua hotline: 19009482 hoặc 0967629482