Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh cần được chữa dứt điểm càng sớm càng tốt. Tránh việc để lâu gây tổn thương niêm mạc đại tràng, viêm mạn tính rất khó chữa. Bài viết sau chỉ ra những nguyên tắc chính điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ mẹ nhất định phải nắm được.
Mục lục
I. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm khuẩn dẫn tới tiêu chảy
Nhiễm khuẩn là nguyên nhân khá phổ biến thường gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên thường khó để xác định đúng vi khuẩn gây bệnh và nguồn lây của chúng.
1. Các vi khuẩn gây tiêu chảy phổ biến ở trẻ sơ sinh:
- E. Coli: Escherichia coli( E. coli ) là một loại vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa. Trên thực tế, có hàng trăm chủng vi khuẩn E. coli , trong đó một số chủng đặc biệt độc hại và có thể gây đau bụng nghiêm trọng. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn E. coli bao gồm tiêu chảy, có máu trong phân và sốt.
- Samonella: Tiêu chảy do Samonella thường xảy ra khoảng 12 đến 72 giờ sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ nhiễm khuẩn Salmonella do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt.
- Clostridium difficile: Đây là một vi khuẩn nguy hiểm, gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh. Tiêu chảy do nhiễm clostridium thường diễn biến nhanh và hiện đã kháng kháng sinh rất nhiều.
➤ Xem thêm: Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em
2. Nguồn lây nhiễm các vi khuẩn gây tiêu chảy
Những chủng vi khuẩn này tồn tại ở bất kì, có thể trong đồ ăn, nước uống và cả môi trường xung quanh. Khi trẻ ngậm mút tay, cho đồ chơi vào miệng rất có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập qua đường miệng.
Một số vi khuẩn tồn tại ở trong sữa tươi, sữa công thức của trẻ nếu không được bảo quản đúng cách. Một số sữa kém chất lượng ở trên thị trường có thể mang mầm bệnh gây tiêu chảy.
Trẻ sơ sinh thường bị nhiễm khuẩn khi hệ miễn dịch suy giảm. Những trường hợp sau khi sử dụng kháng sinh hoặc nhập viện kéo dài.
II. Nguyên tắc chính trong điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh
1. Loại bỏ nguyên nhân nhiễm khuẩn bằng bằng sinh
Kháng sinh là thuốc được phát minh ra để tiêu diệt vi khuẩn. Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiễm khuẩn thì kháng sinh tiêu diệt nhanh chóng nguyên nhân gây bệnh.
Mỗi loại vi khuẩn lại có một số loại kháng sinh đặc hiệu riêng. Nếu sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng sẽ không mang lại hiệu quả. Cha mẹ nên đem con đến cơ sở y tế để được bác sĩ kê đơn và chọn liều thích hợp.
Tuy kháng sinh giải quyết được nguyên nhân ban đầu của tiêu chảy nhiễm khuẩn nhưng luôn tiềm ẩn rủi ro. Chúng không có tính chọn lọc đối với vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi. Khi sử dụng, chúng sẽ tiêu diệt luôn cả những vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa của trẻ.
Khi trẻ khỏe mạnh sẽ có một hệ vi sinh vật đường ruột đạt trạng thái cân bằng: 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh làm giảm nhanh số lượng lợi khuẩn khiến tỷ lệ vàng này mất đi gây loạn khuẩn ruột. Khi đó, niêm mạc ruột mất đi hàng rào bảo vệ, dễ bị tổn thương và tiêu chảy trở lại. Có thể nói kháng sinh đang tạo nên một vòng xoắn thiếu lợi khuẩn – Tiêu chảy kéo dài.
➤Xem chi tiết : Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh với hệ tiêu hóa của trẻ
2. Đảm bảo trẻ sơ sinh không bị mất nước do tiêu chảy nhiễm khuẩn
Tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh thường diễn ra nhanh chóng và có thể gây nguy hiểm nếu mẹ không bổ sung nước kịp thời cho trẻ.
Những dấu hiệu ban đầu của trẻ sơ sinh mất nước mẹ phải để ý để xử trí kịp thời:
- Mắt khô, trẻ khóc nhưng không ra nước mắt
- Miệng lưỡi khô
- Trẻ hay cáu gắt
- Đi tiểu ít hơn bình thường
- Trẻ có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, li bì
Cách bổ sung nước cho trẻ sơ sinh:
- Trẻ chưa đầy 6 tháng tuổi: Mẹ phải tăng tần suất cho trẻ bú. Sữa mẹ sẽ cung cấp nước và dưỡng chất cho trẻ, tránh tình trạng mất nước trầm trọng.
- Trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi: Có thể bổ sung thêm nước cho trẻ ngoài việc cho trẻ bú. Nên bổ sung từng thìa nhỏ một. Nếu trẻ bị nôn thì dường lại sau 10 – 15 phút thì tiếp tục bổ sung nước cho trẻ.
➤ Xem thêm: Sai lầm khi xử trí cho bé sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên tránh xa
III. Bổ sung lợi khuẩn sống – giải pháp mới hỗ trợ tiêu chảy nhiễm khuẩn
1. Lợi khuẩn hỗ trợ ngăn vòng xoắn tiêu chảy nhiễm khuẩn
Lợi khuẩn là biện pháp hỗ trợ nhanh chóng tình trạng loạn khuẩn ruột. Bổ sung lợi khuẩn sẽ khắc phục được hậu quả khi sử dụng kháng sinh. Khi vào đường ruột, gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ nhanh chóng sinh sôi nảy nở, cân bằng vi sinh được thiết lập lại. Vì thế lợi khuẩn cắt đứt vòng xoắn tiêu chảy tái phát do kháng sinh gây ra.
Lợi khuẩn ức chế sự phát triển và tiết độc tố gây bệnh của hại khuẩn. Nhờ vào khả năng bám dính và cạnh tranh dinh dưỡng mạnh hơn rất nhiều lần. Chúng còn tiết ra các men tự nhiên nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra lớp màng nhầy do chúng tạo ra sẽ điều hòa nhu động ruột giảm tiêu chảy do tác động gây kích thích.
Các lợi khuẩn của hệ vi sinh đường ruột rất phong phú nhưng chiếm ưu thế là: Lactobacillus và Bifidobacterium. Hai lợi khuẩn này đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe đường ruột. Lactobacillus chủ yếu tập trung ở ruột non và đóng vai trò là enzym phân cắt. Bifidobacterium chiếm tới 90% hệ vi sinh đường ruột của trẻ sơ sinh. Chúng tập trung chủ yếu ở đại tràng, nơi quyết định hình thái phân, giúp phân đóng khuôn và không còn lỏng nước.
➤ Tìm hiểu thêm: Lợi ích của lợi khuẩn đối với trẻ sơ sinh
2. Lựa chọn lợi khuẩn sống giúp giải quyết nhanh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh
Lợi khuẩn là giải pháp đúng đắn dành cho tiêu chảy khi chúng được bổ sung hợp lý. Trên thị trường có hai dạng lợi khuẩn chính là: lợi khuẩn bào tử và lợi khuẩn sống. Khoa học đã chứng minh lợi khuẩn sống mang lại những hiệu quả ưu việt và nhanh chóng hơn.
2.1. Lợi khuẩn sống bám dính – gắn đích mang lại hiệu quả tối ưu
Hiệu quả của lợi khuẩn càng cao khi độ bám dính vào niêm mạc ruột của chúng càng tốt. Lợi khuẩn bám trên niêm mạc ruột tạo nên hàng rào bảo vệ, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
Tuy nhiên, khi bổ sung lợi khuẩn bằng đường tiêu hóa sẽ phải trải qua môi trường khắc nghiệt. Sự phá hủy của acid dịch vị, dịch mật sẽ làm khiến một số lợi khuẩn bị tiêu diệt.
Sự ra đời của lợi khuẩn bào tử nhằm mục đích tránh khỏi sự phá hủy của môi trường. Tuy nhiên hiệu quả thường không cao do khả năng bám dính và cạnh tranh dinh dưỡng kém. Một số bào tử chưa kịp nảy mầm đã bị đào thải ra ngoài. Khi đưa vào cơ thể chỉ có 20 – 30 % bào tử này mầm thành lợi khuẩn sống để có tác dụng.
2.2 Lợi khuẩn sống Bifidobacterium giải quyết nhanh chóng tiêu chảy nhiễm khuẩn
Một số loại lợi khuẩn bào tử có thời gian nảy mầm kéo dài. Chúng thời phát huy tác dụng chậm, đôi khi không mang lại hiệu quả khi tỷ lệ nảy mầm quá thấp. Hơn nữa khoảng 98% vi sinh vật trong đường ruột không tồn tại ở dạng bào tử.
Lợi khuẩn sống không mất thời gian nảy mầm mang lại tác dụng nhanh chóng. Hiện nay, chủng lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB – 12 được chứng minh có khả năng bám dính và cạnh tranh dinh dưỡng tốt nhất. Chúng nhanh chóng bám dính vào niêm mạc đại tràng và phát huy tác dụng hiệu quả. Tiêu chảy được dứt điểm nhanh chóng sẽ tránh được những tổn thương niêm mạc đại tràng trở thành bệnh mạn tính và khó chữa trị.
Ngoài ra Bifidobacterium đang chiếm giữ số lượng bằng chứng khoa học nhiều nhất thế giới. Với hơn 180 nghiên cứu lâm sàng có sự tham gia của trẻ sơ sinh đã cho thấy hiệu quả vượt trội trong giảm nhanh rối loạn tiêu hóa.
➤ Xem thêm : Bí quyết lựa chọn lợi khuẩn (men vi sinh) tốt cho bé bị tiêu chảy
IV. Những điều mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn
Mẹ phải thường xuyên theo dõi tình trạng đi ngoài của trẻ. Khi trẻ tiêu chảy kéo dài, không giảm số lần đi tiêu và lượng nước trong phân không giảm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế. Tình trạng này kéo dài rất dễ dẫn tới mất nước nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho trẻ.
Các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh:
- Trẻ không đi tiểu trong vòng 6 giờ đồng hồ
- Vùng thóp của trẻ bị thũng
- Da đàn hồi kém: Dùng tay ấn nhẹ lên da trẻ thì vết ấn lõm thường để lại rất lâu
- Trẻ rơi vào trạng thái li bì, gọi không tỉnh
Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ hay đau bụng dữ dội cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhanh chóng.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm lợi khuẩn sống Imiale TẠI ĐÂY
Tham khảo bài viết của chuyên gia TẠI ĐÂY.
Để được tư vấn chi tiết hơn, mẹ có thể liên hệ qua hotline: 1900 9482.
Hi vọng bài viết trên đã giúp mẹ có cái nhìn đúng đắn về tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Mọi thắc mắc hãy gọi đến hotline 19009482 để được tư vấn và giải đáp.
➤ Xem thêm: Giải pháp giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh