Biếng ăn tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Nguyên nhân trẻ biếng ăn có thể do chế độ ăn, do thay đổi sinh lý, tâm lý hoặc xuất phát từ bệnh lý trẻ đang mắc phải. Xác định được nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ tìm ra giải pháp cải thiện biếng ăn cũng như phòng tránh được hậu quả do biếng ăn gây ra. Qua bài viết dưới đây, Imiale sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách cải thiện biếng ăn hiệu quả ở trẻ nhỏ.
Mục lục
1. Thế nào là biếng ăn?
Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 đến 6 tuổi. Trẻ nhỏ biếng ăn sẽ không chịu ăn hoặc ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Trẻ biếng ăn thường có một số biểu hiện sau:
- Trẻ không chịu nhai, nuốt thức ăn
- Trẻ thường ngậm thức ăn trong miệng lâu
- Trẻ không ăn hoặc ăn ít hơn so với bình thường
- Trẻ quấy khóc khi ăn
- Trẻ chậm lớn, có thể sút cân
- Thời gian mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút
Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, trẻ biếng ăn sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng sau:
- Bú mẹ ít hơn bình thường
- Trẻ bỏ bú, chậm tăng cân
>>> Xem thêm: Phân biệt trẻ biếng ăn và trẻ kén ăn
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn
Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: chế độ ăn, thói quen, tâm lý, bệnh lý. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ:
2.1. Trẻ không tập trung cho bữa ăn
Nếu trẻ thường xuyên chơi đồ chơi, xem ti vi hay được bố mẹ bế đi dạo trong lúc ăn thì trẻ sẽ không tập trung và bị xao nhãng trong bữa ăn. Khi đó trẻ sẽ quên cảm giác đói, thèm ăn và dẫn đến biếng ăn.
Ngoài ra, khi trẻ không tập trung vào bữa ăn, trẻ sẽ không nhai nuốt kỹ thức ăn. Từ đó, trẻ dễ bị khó tiêu, đầy bụng dẫn đến không muốn ăn.
2.2. Khoảng cách giữa các bữa ăn không hợp lý
Thời gian cho trẻ ăn có thể quyết định lượng thức ăn, nhu cầu ăn của trẻ. Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn không khoa học, trẻ thường không muốn ăn.
Khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ gần nhau, trẻ chưa kịp tiêu hóa hết thức ăn từ bữa trước nên sẽ tạo tâm lý không muốn ăn khi ăn bữa tiếp theo.
Khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa, trẻ sẽ bị mệt vì đã quá bữa. Khi đó, trẻ cũng sẽ không muốn ăn.
Ngoài ra, nếu bố mẹ cho trẻ ăn nhiều thức ăn vặt vào bữa phụ như kẹo bánh, nước ngọt, snack,… sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn khi trẻ ăn bữa chính. Những loại thức ăn này dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu do chứa một lượng lớn đường và dầu mỡ.
2.3. Thức ăn không hợp khẩu vị và sở thích của trẻ
Hiện nay, nhiều cha mẹ chiều chuộng theo mong muốn của con, trẻ được ăn nhiều thức ăn nhanh sẽ giảm lượng ăn vào bữa chính.
Ngoài ra, nếu trẻ được chiều ăn nhiều các món ăn nhanh hoặc chỉ ăn một số loại thức ăn, trẻ sẽ không chịu ăn các món ăn mới. Điều này vừa dẫn đến hậu quả biếng ăn, vừa làm mất cân bằng dinh dưỡng của trẻ.
2.4. Chế độ ăn uống không hợp lý
- Chế độ ăn thiếu chất: Biếng ăn ở trẻ có thể xuất phát từ nguyên nhân chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nếu bổ sung thiếu vitamin, khoáng chất, acid amin thiết yếu cho trẻ sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa và hấp thu các chất. Trẻ sẽ mệt mỏi, biếng ăn và có thể bị suy dinh dưỡng.
- Chế độ ăn nhiều chất đạm, chất béo: Đây là nguyên nhân thường gặp gây biếng ăn ở trẻ. Hệ tiêu hóa của trẻ cần thời gian dài để hấp thu chất đạm và chất béo. Ăn quá nhiều 2 chất này có thể dẫn đến khó tiêu, táo bón ở trẻ. Tình trạng này sẽ khiến trẻ khó chịu và chán ăn.
- Thực đơn không phong phú: Thực đơn không đa dạng về thức ăn và chất dinh dưỡng có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn. Trẻ nhỏ thường thích khám phá những điều mới. Nếu phải ăn nhiều lần những món ăn quen thuộc, trẻ sẽ bị chán và mất hứng thú với bữa ăn. Cảm giác chán ăn lâu ngày sẽ làm trẻ bị biếng ăn.
2.5. Biếng ăn do yếu tố tâm lý
Không khí căng thẳng của bữa ăn: Khi con trẻ không chịu ăn, một vài bố mẹ thường lo lắng và có xu hướng quát mắc, thúc ép con ăn. Điều này sẽ khiến trẻ sợ hãi và làm tình trạng biếng ăn nặng thêm.
Tâm lý của bố mẹ: Bố mẹ mệt mỏi, áp lực tâm lý có thể cáu gắt con và ép con ăn. Từ đó, trẻ sẽ sợ hãi và không muốn ăn cơm.
Trẻ thường xuyên bị ép ăn khi không muốn ăn sẽ tạo nên tâm lý chán nản, chống đối. Trẻ thường ngậm thức ăn trong miệng lâu và không chịu nuốt. Một đĩa thức ăn hay một bát cơm đầy sẽ dễ làm con trẻ có cảm giác sợ ăn, trẻ sẽ từ chối tiếp nhận thức ăn.
Ngoài ra, nếu gia đình gặp biến cố không may mắn, trẻ gặp chuyện buồn, tâm trạng không vui sẽ làm trẻ chán ăn, không muốn ăn.
2.6. Biếng ăn do bệnh lý
Theo các chuyên gia y tế, trẻ có thể bị biếng ăn kéo dài nếu gặp phải một số bệnh lý sau:
- Bệnh lý đường tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, đau bụng,… làm ảnh hưởng khả năng hấp thu dinh dưỡng, gây chán ăn và khiến trẻ ăn không ngon miệng. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến biếng ăn.
- Bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản làm họng trẻ đau, gây khó nuốt, dẫn đến trẻ chán ăn.
2.7. Trẻ biếng ăn sinh lý
Trong một số giai đoạn, trẻ có biểu hiện biếng ăn do thay đổi sinh lý. Tuy nhiên, khi qua giai đoạn này, trẻ sẽ lại ăn ngon như thường.
5 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ:
- Giai đoạn 1: Trẻ tập lẫy
- Giai đoạn 2: Trẻ tập ăn dặm
- Giai đoạn 3: Trẻ mọc răng
- Giai đoạn 4: Trẻ tập đi
- Giai đoạn 5: Trẻ đi nhà trẻ
2.8. Trẻ biếng ăn do nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, trẻ sơ sinh có thể biếng ăn do một số nguyên nhân sau:
- Mùi vị sữa mẹ thay đổi: Chế độ ăn của mẹ có nhiều gia vị, có rượu, cà phê có thể ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ.
- Bình sữa không phù hợp với bé: Núm bình quá to hoặc bị tắc sẽ làm bé khó tiếp nhận sữa.
3. Hậu quả khi trẻ biếng ăn
Biếng ăn lâu ngày và kéo dài làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng, thiết yếu cho cơ thể trẻ. Trẻ sẽ bị thiếu hụt các dưỡng chất sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Những hậu quả thường gặp khi trẻ biếng ăn là: suy dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng và chậm phát triển.
Suy dinh dưỡng: Biếng ăn gây mất cân bằng dinh dưỡng, trẻ sẽ không đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, sút cân, chậm lớn. Trẻ sẽ có một số các biểu hiện như sút cân hoặc chậm tăng cân, xanh xao, gầy yếu, thấp còi.
Suy giảm sức đề kháng, trẻ dễ ốm vặt: Khi biếng ăn kéo dài, trẻ không ăn đủ dinh dưỡng khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm. Khi giảm sức đề kháng, trẻ dễ bị mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa. Theo thống kê, nếu trẻ bị suy giảm miễn dịch sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên 45%.
Trẻ chậm phát triển trí não và chiều cao:
- Chậm phát triển trí tuệ: Biếng ăn, kém hấp thu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của não bộ. Trẻ biếng ăn sẽ bị thiếu các chất thiết yếu cho sự phát triển của não như omega, sắt, DHA, protein, lipid, acid amin. Trẻ có thể sẽ chậm tư duy, chậm biết nói, phản xạ kém, kém thông minh hơn so với trẻ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
- Chậm phát triển chiều cao: Biếng ăn làm trẻ bị thiếu protein, calci và khoáng chất thiếu yếu cho quá trình phát triển xương của trẻ. Trẻ có nguy cơ thấp còi, loãng xương, yếu xương hơn so với các trẻ khác.
4. Trẻ biếng ăn phải làm sao?
Những giải pháp, bí kíp xử lý khi trẻ biếng ăn sẽ giúp bố mẹ xua tan đi sự lo lắng. Bố mẹ nên bình tĩnh, kiên nhẫn để giúp con vượt qua chứng biếng ăn hiệu quả. Bố mẹ có thể tham khảo một số giải pháp hữu ích sau đây:
4.1. Thay đổi chế độ ăn hợp lý
Khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ, bố mẹ nên lưu ý những điểm sau:
- Chuẩn bị những món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, cơm mềm, thịt xay
- Chia thành nhiều bữa nhỏ: Khi thức ăn được chia thành nhiều bữa nhỏ
- Khoảng cách giữa 2 bữa ăn hợp lý: một ngày trẻ có thể ăn 3 bữa chính và 1 đến 2 bữa phụ.
- Thực đơn của trẻ nên được đa dạng hóa mỗi ngày để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Chuẩn bị dụng cụ ăn uống bắt mắt
4.2. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn
Không khí vui vẻ, thoải mái giúp trẻ có hứng thú với thức ăn và cải thiện biếng ăn. Bố mẹ nên cho trẻ ăn cùng mọi người trong bầu không khí vui vẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ cần lưu ý không ép trẻ ăn khi trẻ từ chối ăn.
Ngoài ra, bố mẹ có thể tạo hứng thú cho bé trong bữa ăn bằng cách:
- Khích lệ, động viên bé bằng những lời khen
- Trang trí đồ ăn theo những hình thù đẹp mắt
- Để bé tự lựa chọn cách ăn, trẻ có thể cầm thức ăn hoặc dùng thìa, đũa theo sở thích.
4.4. Điều trị bệnh căn nguyên gây biếng ăn (nếu có)
Nếu trẻ biếng ăn do nguyên nhân bệnh lý, bố mẹ cần phải điều trị dứt điểm bệnh cho con. Lúc này, bố mẹ nên đưa con trẻ đến khám, tuân thủ điều trị theo hướng dẫn và phác đồ của bác sĩ.
4.5. Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn là một giải pháp hữu ích giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn. Bổ sung lợi khuẩn giúp cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy tốc độ tiêu hóa thức ăn và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Imiale là sản phẩm bổ sung chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB12. Bifidobacterium BB12 là chủng lợi khuẩn chiếm vai trò thiết yếu, mang vai trò lớn trong việc hỗ trợ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Imiale giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, cải thiện và phòng ngừa hiệu quả chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
>>> Xem thêm: Men vi sinh cho trẻ biếng ăn
Biếng ăn sẽ được cải thiện khi đường ruột của trẻ khỏe mạnh và trẻ có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất. Biếng ăn không phải là một dấu hiệu nguy hiểm, bố mẹ không nên quá lo lắng khi con gặp tình trạng này. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan và hãy áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời để tránh gặp những hậu quả như con chậm lớn, chậm phát triển.
>> Tham khảo:
Hy vọng qua bài viết trên, Imiale đã giúp bố mẹ hiểu hơn về biếng ăn ở con trẻ. Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn hãy liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale hỗ trợ tận tình.