Trẻ mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, ngộ độc thức ăn hay nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân rối loạn tiêu hoá ở trẻ hiện nay. Mẹ cần có các biện pháp có khắc phục ra sao? Bổ sung dinh dưỡng như thế nào cho trẻ? Có nên dùng lợi khuẩn không? Nguyên nhân – khắc phục rối loạn tiêu hóa ở trẻ tại nhà sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây
Mục lục
I. 4 nguyên nhân trẻ dễ mắc rối loạn tiêu hoá
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính thường gặp ở trẻ:
1. Loạn khuẩn đường ruột
Trẻ sau khi sinh, từ 12-24 giờ, đường tiêu hoá của trẻ hầu như không có vi khuẩn. Nhưng sau khi trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, kết hợp với ăn uống, vệ sinh, các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập qua miệng, mũi họng, trực tràng và hình thành hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hoá của trẻ.
Bình thường hệ vi khuẩn này luôn cân bằng với tỉ lệ 85% các vi sinh vật có lợi và 15% vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm mất cân bằng tỉ lệ hệ vi khuẩn đường ruột này như:
- Cho trẻ uống kháng sinh không đúng chỉ định và kéo dài
- Các bệnh nhiễm trùng ở đường tiêu hoá do nấm men, vi khuẩn và khí sinh trùng
- Chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa hợp lí: cho trẻ ăn dặm quá sớm, pha sai các loại sữa công thức,…
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống cho trẻ chưa được tốt
- Trẻ không dung nạp được các thành phần trong thức ăn như: đạm, đường lactose,…
Khi các vi khuẩn có hại tăng lên nhiều và vi khuẩn có lợi cho trẻ giảm đi khiến trẻ dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá như: đi ngoài phân lỏng, phân sống, có thể lẫn chất nhầy, ít máu kèm theo món rặn,…
2. Hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn chỉnh
Từ lúc trẻ sinh ra cho đến 6 tuổi, hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, hệ vi sinh vật có lợi cho trẻ chưa đủ mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng,…
Các tác nhân này dễ tấn công vào đường ruột của. Dẫn đến trẻ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như: nôn trớ, tiêu chảy, ợ hơi,…
3. Ngộ độc thức ăn
Trẻ sau ăn, vài phút, vài giờ hay sau một ngày trẻ xuất hiện đau bụng, buồn nôn, nôn ra thức ăn hay toàn nước, tiêu chảy liên tục, có thể có lẫn máu và thường có sốt cao.
Đó là các biểu hiện trẻ bị ngộ độc thức ăn, do cho trẻ ăn các thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn, hay thực phẩm còn tồn dư hoá chất như: thuốc trừ sâu, thuốc kích thích,…
4. Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá ở trẻ thường do vi khuẩn dạng campylobacter (vi khuẩn đường ruột) và E. coli đây là các vi khuẩn gây tiêu chảy nhiều nhất ở trẻ.
Các vi khuẩn vào đường ruột của trẻ thông qua việc trẻ tiếp xúc với vật nuôi, đồ chơi, đồ dùng có chứa vi khuẩn hay trẻ sau khi đi vệ sinh không được rửa tay cũng tạo điều kiện lây nhiễm vi khuẩn, giun sán, gây rối loạn tiêu hoá như: đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
Nếu để tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ kéo dài có thể khiến tình trạng của bé suy kiệt, mệt mỏi, chán ăn, chậm phát triển về thể chất lẫn trí tuệ. Chính vì thế, mẹ cần phải có các biện pháp điều trị kịp thời để khắc phục các tình trạng này .
➤Tìm hiểu thêm: Cách điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh
II. Các biện pháp dân gian cho trẻ rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ thường tái đi tái lại nhiều lần là nỗi phiền muộn của nhiều bậc cha mẹ.
Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hoá do trẻ ăn uống kém vệ sinh hay tiêu chảy, táo bón bình thường không kèm theo sốt,… thì mẹ có thể xử lí ngay tại nhà cho trẻ.
Nhưng nếu trẻ tiêu chảy nhiều lần, nôn, có kèm theo sốt mệt mỏi, nôn ói kèm theo co giật hoặc ngủ li bì, nôn ói nhiều lần trong 6 giờ,… có thể do virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng gây ra. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Dưới đây là các biện pháp hỗ trợ rối loạn tiêu hoá ngay tại nhà mẹ nên tham khảo:
1. Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng rất hay gặp ở trẻ, từ lâu trong dân gian đã tương truyền nhiều bài thuốc trị tiêu chảy cho trẻ, dưới đây là một số bài thuốc mẹ có thể tham khảo:
Búp lá ổi
Trẻ bị tiêu chảy do ăn uống kém vệ sinh thì dùng búp lá ổi rất tốt. Do trong búp lá ổi chứa hàm lượng tanin tương đối lớn. Hoạt chất này, có tác dụng như một kháng sinh, làm săn niêm mạc ruột giúp cầm được tiêu chảy ngay lập tức.
Với trường hợp nhẹ, mẹ chỉ cần lấy tầm chục lá ổi non rửa sạch và thêm vài hạt hạt muối cho trẻ nhai. Mặc dù hơi chát nhưng hiệu quả rất bất ngờ. Nếu trẻ không nhai được mẹ có thể xay ra nước cho trẻ uống.
Trường hợp nặng hơn, mẹ có thể dùng búp ổi 20g, củ riềng 8g, củ sả 16g, thái nhỏ rồi sao qua, sắc lấy nước đặc cho trẻ uống.
Lá mơ
Lá mơ có vị đắng, tính mát, đặc biệt có tác dụng sát khuẩn và tiêu viêm rất tốt trong y học cổ truyền.
Khi trẻ bị tiêu chảy mẹ có thể nấu nước lá mơ cho trẻ uống, hay xay lấy nước nấu cháo cho trẻ.
2. Táo bón
Táo bón là tình trạng phân không được thải ra ngoài, điều này sẽ gây cảm giác khó chịu khiến cho trẻ hay quấy khóc. Để cải thiện tình trạng táo bón, mẹ có thể áp dụng các bài thuốc sau:
Khoai lang
Theo y học cổ truyền, khoai lang có vị ngọt, tính bình, đi vào hai kinh tỳ và thận. Có tác dụng nhuận tràng nên được dùng trị táo bón rất tốt.
Lá và củ khoai lang đều có công dụng chữa táo bón, mẹ có thể chế biến khoai lang thành nhiều món khác nhau như: luộc và nấu cháo cho trẻ
Rau mồng tơi
Theo y học cổ truyền, rau mồng tơi có tính hàn, nhuận tràng, thông tiện nên chữa chứng táo bón rất tốt cho trẻ. Trẻ bị táo bón nhẹ thì nên cho ăn mồng tơi thường xuyên trong các bữa ăn. Mẹ có thể luộc hoặc nấu canh tuỳ thích.
Tuy nhiên, do mồng tơi có tính hàn nên khi trẻ bị đau bụng hay sốt thì không nên sử dụng nhiều cho trẻ.
Sữa chua
Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột của trẻ nhỏ như: lactobacillus, lactic,…các lợi khuẩn này sẽ hỗ trợ phân giải các chất khó tiêu, cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hoá và kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn trong đường ruột.
Do đó, cho trẻ ăn sữa chua có thể làm giảm các triệu chứng như: tiêu chảy, táo bón,…
➤Xem thêm: Bí quyết vàng hỗ trợ 100% tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ sau 4 tuần
3. Nôn trớ
Ngoài các biện pháp điều trị tiêu chảy, táo bón thì nôn trớ ở trẻ cũng được nhiều người áp dụng các bài thuốc dân gian như:
Gừng tươi
Gừng tươi sau khi được rửa sạch, cạo vỏ và cắt thành lát mỏng. Bố hoặc mẹ sẽ ngậm lát gừng và hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng và rốn của trẻ.
Bố mẹ thực hiện cách này trong 3 ngày liên tiếp, mỗi lần 36 cái liên tục thì tình trạng nôn trớ của trẻ sẽ được cải thiện rõ rệt.
Tinh dầu lá bạc hà
Tinh dầu bạc hà có công dụng chống viêm, lưu thông máu, giảm đau nhanh,…và có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ.
Bố mẹ có thể lấy vài giọt tinh dầu bạc hà xoa vào bụng trẻ, kết hợp với massage, thực hiện 2 lần/ngày, sẽ giúp trẻ giảm nôn trớ, ọc sữa ra ngoài.
III. Vai trò của lợi khuẩn trong hỗ trợ phục hồi rối loạn tiêu hoá ở trẻ
Bổ sung lợi khuẩn vô cùng cần thiết trong việc điều cải thiện tận gốc tình trạng rối loạn tiêu hoá. Một số lợi khuẩn có thể kể đến như: Lactobacillus, Bacillus clausii, Bifidobacterium.
Trong đó ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Bifidobacterium chính là cư dân quen thuộc trong đường ruột và chiếm 90% lượng lợi khuẩn trong đường ruột.
Bifidobacterium BB12 là lợi khuẩn sống, gắn với niêm mạc đại tràng, bảo vệ cơ thể của trẻ thông qua việc ức chế các vi sinh vật gây hại, tham gia vào quá trình tiêu hoá, bài tiết và tiết tế bào miễn dịch, giúp trẻ guy trì được hệ tiêu hoá tốt và cơ thể khoẻ mạnh.
Lợi khuẩn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi tiêu hoá không thể không kể đến như:
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột với tỉ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn là 85%-15%.
- Giúp cơ thể tiêu hoá một số loại thực phẩm mà dạ dày và ruột không tiêu hoá được
- Giúp sản sinh nhóm vitamin B, K
- Tăng cường miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, duy trì toàn vẹn niêm mạc ruột.
Chính vì vậy, nên bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium cho trẻ rối loạn tiêu hoá.
➤Tìm hiểu thêm: Lợi khuẩn Bifidobacterium phục hồi chức năng tiêu hoá ở trẻ
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hợp lí cũng là cách để giảm tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ.
IV. Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng phục hồi rối loạn tiêu hoá ở trẻ
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá mẹ nên áp dụng cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh khoa học. Điều này sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá rất hiệu quả.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ cụ thể như sau:
1. Chia thành nhiều bữa ăn
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá mẹ nên chia cho trẻ thành nhiều bữa ăn, với lượng vừa đủ cho trẻ.
Không nên cho trẻ ăn quá no sẽ làm cho trẻ đầy bụng và có thể nôn thức ăn ra luôn. Hay cho trẻ ăn quá ít sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho trẻ có thể làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
2. Thay đổi sữa công thức
Trẻ uống sữa công thức bị rối loạn tiêu hoá thì mẹ nên xem trẻ có bị dị ứng với các thành phần trong sữa đó không. Vì có nhiều trẻ không hấp thu được đường, đạm trong sữa bột và dẫn đến rối loạn tiêu hoá thì lúc này mẹ nên đổi sữa cho con.
3. Chế biến bột lỏng hơn
Với trẻ lớn, đã ăn dặm, khi bị rối loạn tiêu hoá, vẫn cho trẻ bú sữa mẹ. Bên cạnh đó, bột của trẻ cần được chế biến lỏng hơn cho trẻ dễ tiêu hoá hơn.
4. Hạn chế đạm, mỡ cho trẻ
Mẹ nên hạn chế lượng đạm, mỡ thấp hơn một chút so với bình thường, chứ không phải kiêng hoàn toàn cho trẻ. Bởi rối loạn tiêu hoá ruột co bóp và tống thức ăn ra ngoài rất nhanh.
5. Thức ăn mềm
Với trẻ rối loạn tiêu hoá kéo dài mẹ cần chú ý chế độ ăn mềm, lỏng, chứa nhiều chất xơ hoà tan, lượng đạm, mỡ vẫn được hấp thu theo bình thường
6. Bổ sung các chất
Nên bổ sung thêm vitamin và muối khoáng, nhất là kẽm, để tăng cường chức năng tiêu hoá của trẻ.
7. Bổ sung men vi sinh
Bổ sung men vi sinh hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khoẻ đường tiêu hoá cho trẻ.
8. Cho trẻ ăn bình thường trở lại
Sau một thời gian tình trạng rối loạn tiêu hoá của trẻ được cải thiện thì bắt đầu tăng lượng ăn để hệ tiêu hoá phục hồi trở lại.
➤Xem thêm : 10 Món ăn giúp trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhanh hồi phục
V. Kết luận
Để được hiểu rõ hơn, vui lòng liên hệ với chuyên của Imiale qua Hotline: 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
➤ Mẹ cần biết: 8 lưu ý quan trọng khi chăm sóc bé rối loạn tiêu hóa