Lactoferrin được xác định đầu tiên vào năm 1939 là loại protein có trong sữa. Hiện nay, rất nhiều bà mẹ ưu tiên lựa chọn sữa lactoferrin cho trẻ nhà mình mà không thực sự hiểu rõ về nó. Vậy lactoferrin là chất gì? Vai trò của lactoferrin đối với cơ thể như thế nào? Các mẹ hãy đọc hết bài viết này để hiểu rõ hơn về lactoferrin nhé.
Mục lục
- 1. Lactoferrin là gì?
- 2. Vai trò của lactoferrin với cơ thể
- 2.1. Lactoferrin có vai trò vận chuyển sắt
- 2.2. Lactoferrin giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sơ sinh
- 2.3. Lactoferrin giúp tăng tỉ lệ diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori
- 2.4. Lactoferrin kháng khuẩn và kháng virus
- 2.5. Lactoferrin có tác dụng chống ký sinh trùng
- 2.6. Lactoferrin giúp tăng cường miễn dịch
- 2.7. Lactoferrin hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương
- 3. Tính an toàn của Lactoferrin với sức khỏe con người
- 4. Lactoferrin được sản xuất thế nào?
- 5. Ứng dụng của Lactoferrin
- 6. Đối tượng nào nên sử dụng lactoferrin
- 7. Liều lượng bổ sung lactoferrin được khuyến cáo
- 8. Nên dùng lactoferrin trong bao lâu
- 9. Lưu ý khi sử dụng lactoferrin
- Tóm lại
1. Lactoferrin là gì?
Lactoferrin (LF) là một loại protein có trong sữa bò và sữa mẹ. Lactoferrin được tìm thấy với số lượng cao nhất trong sữa non – loại sữa mẹ đầu tiên được sản xuất sau khi trẻ được sinh ra, là loại sữa mẹ đặc biệt có màu vàng, đặc dính lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh. Nó cũng được tìm thấy trong một số chất lỏng khác trong cơ thể như nước bọt, nước mắt, chất nhầy và mật.
Các chức năng chính của lactoferrin trong cơ thể bao gồm liên kết và vận chuyển sắt. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chống lại nhiễm trùng. Bổ sung lactoferrin giúp chống oxy hóa và chống viêm. Lactoferrin thường có nguồn gốc từ gạo biến đổi gen, nó cũng có thể đến từ sữa bò.
2. Vai trò của lactoferrin với cơ thể
Vai trò của lactoferrin đã được nghiên cứu rộng rãi. Dưới đây là một số lợi ích với sức khỏe khi dùng lactoferrin:
2.1. Lactoferrin có vai trò vận chuyển sắt
Lactoferrin có rất cao ái lực với sắt, giúp điều chỉnh sự hấp thụ sắt trong ruột và cung cấp sắt cho các tế bào. Lactoferrin thuộc nhóm transferrin là nhóm vận chuyển sắt. Các nguyên tử sắt được gắn lên vị trí vị trí gắn sắt của transferrin, có thể gắn được với 2 nguyên tử sắt. Sau đó transferrin lấy sắt và vận chuyển sắt để tham gia tổng hợp hemoglobin – thành phần của hồng cầu, có chức năng tạo máu.
Ngoài ra, một lượng sắt cũng được đưa đến để tổng hợp các enzyme chứa sắt. Vì vậy, việc bổ sung sắt có vai trò rất quan trọng đối với những trường hợp thiếu sắt ở phụ nữ mang thai, trẻ chậm lớn thiếu sắt…
Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng lactoferrin như một nguồn cung cấp sắt tốt trong thời kỳ mang thai. Nó có hiệu quả tương đương với việc bổ sung sắt bằng đường uống và có thể có hiệu quả tương tự như việc tiêm sắt do nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
2.2. Lactoferrin giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sơ sinh
Hệ vi sinh đường ruột bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn. Trong đó, ở trẻ sơ sinh, lợi khuẩn Bifidobacterium chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 90%, và là lợi khuẩn thiết yếu nhất). Theo nghiên cứu của Kawaguchi và cộng sự năm 1989, Lactoferrin có vai trò làm tăng số lượng lợi khuẩn thiết yếu này trên đối tượng trẻ sơ sinh ở liều 1mg/ml.
Cụ thể, sau khi cho trẻ uống sữa công thức giàu Lactoferrin trong 2 tuần, tỷ lệ Bifidobacterium trong hệ vi sinh của trẻ nhẹ cân tăng lên, trong khi tỷ lệ các hại khuẩn như Enterobacteria ceae, Streptococcus và Clostridium có xu hướng giảm. Kết quả này đồng nghĩa với việc Lactoferrin có vai trò thiết lập hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh với lợi khuẩn Bifidobacterium chiếm ưu thế.
Cùng nghe lắng nghe của chuyên gia Phạm Thị Sửu về vai trò của hệ vi sinh đường ruột đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
2.3. Lactoferrin giúp tăng tỉ lệ diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori
Ở người lớn, Lactoferrin làm tăng tỉ lệ diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) – một loại vi khuẩn được biết là gây nên viêm loét dạ dày tá tràng.
Đối với một báo cáo được công bố trên Tạp chí Tiêu hóa Thế giới vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã phân tích các thử nghiệm lâm sàng đã được công bố trước đây về việc sử dụng sữa lên men và một số protein thành phần của nó (bao gồm cả lactoferrin) chống lại nhiễm trùng Helicobacter pylori. Kết quả cho thấy lactoferrin có nguồn gốc từ sữa bò có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm tỷ lệ nhiễm trùng.
2.4. Lactoferrin kháng khuẩn và kháng virus
- Tác dụng kháng khuẩn: Lactoferrin (LF) được chứng minh có tác dụng kìm khuẩn, phổ đa dạng trên cả vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm. Trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hoạt động kháng khuẩn của LF là do nó có ái lực cao với sắt. Cơ chế kìm khuẩn của LF liên kết và vận chuyển sắt tự do khiến vi khuẩn thiếu sắt chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của chúng.
- Tác dụng kháng virus: Lactoferrin hoạt động theo cơ chế là liên kết với glycosaminoglycans trên màng tế bào, ngăn chặn virus (adenovirus, enterovirus…) xâm nhập vào tế bào.
Trong một báo cáo năm 2014 được công bố trên Tạp chí Nhiễm trùng và Hóa trị, các nhà nghiên cứu đã phân tích và phát hiện ra đặc tính kháng virus của lactoferrin bằng cách ức chế sự gắn kết của virus vào các tế bào trong cơ thể và sự nhân lên của virus trong tế bào. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng lactoferrin cũng có thể tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
2.5. Lactoferrin có tác dụng chống ký sinh trùng
Lactoferrin chống lại ký sinh trùng theo 2 cơ chế chính:
- Lactoferrin phá vỡ màng kí sinh trùng: Khả năng lây nhiễm của vi khuẩn Toxoplasma gondii và Eimeria stiedai giảm sau khi ủ với Lactoferrin. Cơ chế được cho là lactoferrin phá vỡ màng ký sinh trùng này, giảm khả năng tương tác và gây bệnh cho vật chủ. (Theo nghiên cứu của Omata – 2001)
- Cạnh tranh sắt với ký sinh trùng: Sắt là nguồn dinh dưỡng của ký sinh trùng. Lactoferrin liên kết với sắt, hạn chế thức ăn của ký sinh trùng, gián tiếp tiêu diệt chúng.
2.6. Lactoferrin giúp tăng cường miễn dịch
Do đặc tính liên kết với sắt và tương tác với tế bào, lactoferrin có thể tác động đến hệ thống miễn dịch và các tế bào tham gia vào phản ứng viêm. Lactoferrin hỗ trợ tăng sinh, kích hoạt các tế bào của hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, Lactoferrin có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống viêm thông qua cơ chế làm giảm sản xuất cytokine gây viêm như IL-1β và IL-6, tăng sản xuất yếu tố chống viêm như IL-10.
» Xem thêm: Nắm ngay 8 Yếu tố ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ
2.7. Lactoferrin hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương
Mặc dù nghiên cứu về lợi ích lên xương của lactoferrin còn rất hạn chế, nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng lactoferrin có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa loãng xương.
Trong một báo cáo năm 2015 được công bố trên PLoS One, các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã xác định rằng lactoferrin có thể hoạt động với khoáng chất hydroxyapatite để giúp kích thích sự phát triển của các tế bào tạo xương.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Osteo System International năm 2009, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra việc sử dụng chất bổ sung lactoferrin có tác động tốt đối với xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Khi kết thúc nghiên cứu, những người bổ sung lactoferrin đã giảm đáng kể quá trình tiêu xương và tăng hình thành xương so với những người không bổ sung LF.
3. Tính an toàn của Lactoferrin với sức khỏe con người
Lactoferrin được đánh giá an toàn và sử dụng trong thực phẩm từ rất lâu đời. Ngoài ra, các thử nghiệm đột biến và thử nghiệm độc tính liều uống cũng được thực hiện để kiểm tra độ an toàn của Lactoferrin.
Kết quả là, không có bất kì đột biến nào được ghi nhận, cũng như không có độc tính nào khi uống liều duy nhất, hoặc uống liều lặp lại Lactoferrin trong 4 tuần, 13 tuần với liều tối đa 2mg/kg/ngày. Ngoài ra, một nghiên cứu lâm sàng trên người bệnh viêm gan C mạn tính cũng chỉ ra, uống liều cao 7,2g/ngày cũng có thể được dung nạp tốt.
Vì vậy, việc sử dụng Lactoferrin được Cục Quản lý Thực phẩm và Hoa kỳ công nhận là chất bổ sung dinh dưỡng an toàn (chứng nhận GRAS)
>> Xem thêm: FDA Hoa Kỳ chứng nhận an toàn tuyệt đối
4. Lactoferrin được sản xuất thế nào?
Hiện nay, Lactoferrin được sản xuất bằng 3 phương pháp chính: Thanh lọc từ sữa, sản xuất tái tổ hợp và xử lý nhiệt. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, trong đó phương pháo được sử dụng phổ biến là thanh lọc Lactoferrin từ sữa.
4.1. Thanh lọc Lactoferrin từ sữa
Vì Lactoferrin bị biến tính khi xử lý ở nhiệt độ cao, nên không thể sản xuất Lactoferrin bằng sữa tiệt trùng. Do đó, sữa gầy (sữa đã được loại bỏ chất béo) và váng sữa phomai chưa qua quá trình đun nóng được dùng làm nguồn sản xuất Lactoferrin.
Phương pháp sản xuất: Sắc ký trao đổi Cation như Carboxy methyl (CM) – Sephadex.
Nguyên lý của phương pháp: Lactoferrin có bản chất là Cation (+), nên khi đưa sữa có chứa Lactoferrin qua cột sắc ký, thành phần này được giữ lại còn các thành phần sẽ được đưa ra ngoài. Sau đó, rửa cột sắc ký ta thu được dung dịch Lactoferrin, đông khô thành bột Lactoferrin.
Ưu điểm: Sản xuất được sản lượng lớn. Nhờ phương pháp sản xuất này, hàm lượng sản xuất Lactoferrin trên thế giới ước tính 79 tấn vào năm 2003. Ngày nay con số tăng lên gấp nhiều lần.
Nhược điểm: Tiềm ẩn mầm bệnh từ sữa bò và hạn chế về số lượng sản xuất được, vì sữa bò là nguồn cung cấp có hạn.
4.2. Tái tổ hợp Lactoferrin
Để hạn chế nhiễm mầm bệnh ở người và giới hạn số lượng sản xuất được, lactoferrin đã đươc nghiên cứu và sản xuất bằng phương pháp tái tổ hợp.
Phương pháp sản xuất: Lên men Aspergillus oryzae và A.niger var. awamori tạo gen tái tổ hợp chứa lactoferrin.
Nguyên lý của phương pháp: Tạo gen tái tổ hợp cho bò (chứa gen lactoferrin), sau đó sữa của bò chuyển gen được phân tách bằng sắc ký để thu được Lactoferrin nguyên chất.
Ưu điểm: Hạn chế được lây nhiễm mầm bệnh từ nguồn sữa, không hạn chế lượng lactoferrin sản xuất được.
4.3. Xử lý nhiệt sản xuất Lactoferrin
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về điều kiện ổn định của Lactoferrin. Kết quả là, hoạt tính của Lactoferrin ổn định ở pH 4 và nhiệt độ 90-100 độ, hoặc ở pH 4, làm nóng ở 70 độ C trong 3 phút, sau đó tiệt trùng bằng hơi nước ở nhiệt độ 130 độ, trong 2 giây.
Sau khi lựa chọn được điều kiện thích hợp, tiến hành xử lý sữa bò để thu được Lactoferrin.
Ưu điểm: Nhanh chóng, tiện lợi
Nhược điểm: Cần khảo sát điều kiện thích hợp trước khi xử lý ở quy mô lớn.
5. Ứng dụng của Lactoferrin
Ngày nay, Lactoferrin ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất sản phẩm thương mại, đặc biệt là thành phần phổ biến trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Lactoferrin trong sữa công thức có chức năng
Ngoài ra, Lactoferrin còn được sử dụng rong các lĩnh vực khác như:
- Chăm sóc da/ răng miệng.
- Mỹ phẩm: Dưỡng ẩm, làm sạch da (nhờ tác dụng kháng khuẩn, kháng virus…)
Tuy nhiên, mục tiêu chính của Lactoferrin là lĩnh vực dược phẩm.
6. Đối tượng nào nên sử dụng lactoferrin
Với các vai trò của LF thì hầu hết mọi người đều nên bổ sung Lactoferrin trong khẩu phần ăn uống của mình. Tuy nhiên, có một số đối tượng được khuyến cáo nên bổ sung lactoferrin:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Lactoferrin được sử dụng trong sữa công thức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa vi khuẩn, virus hay chống nhiễm trùng, cải thiện hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng dùng lactoferrin cũng ngăn cản trẻ sinh non phát triển NEC (viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh). Đối với trẻ sơ sinh, cách tốt nhất để bổ sung lactoferrin là bú sữa mẹ. Tuy nhiên, bé càng lớn thì hàm lượng lactoferrin trong sữa mẹ càng giảm, đến khi bé được 9 tháng thì sữa mẹ hầu như không còn lactoferrin nữa. Lúc này, mẹ cần bổ sung lactoferrin cho bé bằng cách cho con sử dụng thêm sản phẩm chứa Lactoferrin mới có thể cung cấp đủ lượng Lactoferrin cần thiết cho cơ thể.
- Phụ nữ mang thai: Việc bổ sung lactoferrin là rất cần thiết, do giai đoạn này cơ thể mẹ có nhu cầu sắt cao hơn so với bình thường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng quan trọng khi bổ sung LF trong giai đoạn mang thai của phụ nữ.
- Người bị tiêu chảy: Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng dùng lactoferrin giúp ngăn ngừa tiêu chảy do kháng sinh ở người lớn tuổi. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng lactoferrin không làm giảm nguy cơ tiêu chảy ở trẻ nhỏ đã cai sữa mẹ.
- Những người suy giảm miễn dịch, thường xuyên ốm vặt, người mới ốm dậy cần tăng cường sức khỏe…
- Ngoài các đối tượng trên, người ta cũng dùng LF trong một số trường hợp như viêm da dị ứng, nhiễm trùng đường tiêu hoá, Viêm loét dạ dày, tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori,viêm gan, chống ung thư…Tuy nhiên chưa có quá nhiều bằng chứng để đánh giá hiệu quả của lactoferrin cho những mục đích sử dụng này
Lactoferrin có sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không?
Như phần giới thiệu, lactoferrin được tìm thấy trong sữa bò, sữa mẹ đặc biệt có nhiều trong sữa non. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sữa non lactoferrin cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ. Nó giúp trẻ hấp thụ sắt tốt hơn so với dùng các loại sữa khác, đồng thời bảo vệ bé khỏi ảnh hưởng tiêu cực của việc dư thừa sắt và ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển trong hệ đường ruột của bé. Nó giúp bé ngăn ngừa bệnh tật và các bệnh nhiễm trùng khác.
Theo nhiều nghiên cứu, lactoferrin tương đối an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm sữa có chứa lactoferrin mà mẹ có thể chọn cho trẻ như sữa công thức, sữa chua…
Phụ nữ có thai và cho con bú có thể sử dụng lactoferrin không?
Lactoferrin được coi là an toàn với liều 200mg mỗi ngày trong thời kỳ mang thai.
Nhưng không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liều lượng lớn hơn được sử dụng làm thuốc có an toàn khi cho con bú hay không. Vì vậy, khi dùng bạn vẫn nên thông báo cho bác sĩ và chú ý quan sát thay đổi của cơ thể khi sử dụng. Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chưa có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu viên đặt âm đạo lactoferrin có an toàn để sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú hay không.
7. Liều lượng bổ sung lactoferrin được khuyến cáo
Liều lượng chính xác cần bổ sung lactoferrin phụ thuộc vào một số yếu tố như bao gồm lứa tuổi, sức khỏe, giới tính. Dưới đây là liều tham khảo mà bạn có thể áp dụng:
- Trẻ nhỏ: 100-250 mg mỗi ngày. Lactoferrin thường được thêm vào sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, khi dùng sữa hãy chú ý đến hàm lượng LF trong sữa.
- Người lớn: Dùng lactoferrin khoảng 200-250 mg mỗi ngày và liên tục. Tuỳ thuộc vào bệnh tình mà có thể tăng hoặc giảm liều.
8. Nên dùng lactoferrin trong bao lâu
Thời gian dùng lactoferrin ở mỗi đối tượng thì khác nhau với mục đích khác nhau. Nhưng theo một nghiên cứu thì không nên dùng lactoferrin liên tục quá 1 năm.
- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú được khuyến cáo dùng lactoferrin dùng liên tục trong 8 tuần.
- Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tùy theo mục đích mà mẹ có thể dùng cho trẻ từ 9 tháng đến 1 năm.
Ngoài ra, thời gian dùng cũng phụ thuộc vào mục đích sử dụng như kháng khuẩn, kháng virus, tăng đề kháng hay các vấn đề về tiêu hoá.
9. Lưu ý khi sử dụng lactoferrin
Lactoferrin được nghiên và đánh giá với nhiều tác dụng nhưng khi dùng cũng cần chú ý:
- Những trẻ không dung nạp lactose hoặc dị ứng sữa nên kiểm tra xem chất bổ sung có khiến trẻ bị dị ứng.
- Chú ý liều lượng cần hấp thu lactoferrin cần hàng ngày tránh tình trạng thừa lactoferrin
- Không dùng lactoferrin liên tục quá 1 năm
- Trên thị trường nhiều sản phẩm chứa lactoferrin được chiết xuất từ sữa non của động vật có vú không đảm bảo tinh khiết gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
- Khi sử dụng chung với thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng
- Nếu xảy ra tình trạng bất thường khi dùng hãy liên hệ với bác sĩ để được xử lý hàng ngày.
Tóm lại
Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Nguồn tham khảo