Lá ổi được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe, bạn đã biết về những công dụng này chưa? Trong dân gian, lá ổi là một trong những bài thuốc để trị tiêu chảy, đầy hơi cực kỳ hiệu quả. Bài viết dưới đây có lẽ sẽ khiến bạn bất ngờ về loại cây ăn quả phổ biến này.
Mục lục
- 1. Một số thông tin khoa học về cây ổi, lá ổi
- 2. Công dụng của lá ổi với sức khỏe và cách dùng
- 1.1. Lá ổi cầm tiêu chảy
- 2.2. Lá ổi làm giảm lượng đường trong máu – Điều trị đái tháo đường
- 2.3. Lá ổi giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
- 2.4. Lá ổi hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
- 2.5. Uống nước lá ổi giúp giảm cân
- 2.6. Lá ỗi hỗ trợ điều trị bệnh gout
- 2.7. Giảm cholesterol máu – Điều trị mỡ máu
- 2.8. Điều trị sưng nướu răng, đau răng
- 2.9. Giúp tăng cường sức khỏe cho da và tóc
- 2.10. Giảm các triệu chứng đau đớn của kỳ kinh nguyệt
- 3. Lưu ý khi sử dụng lá ổi
1. Một số thông tin khoa học về cây ổi, lá ổi
1.1. Cây ổi
Tên khoa học: Psidium guajava
Họ: Thuộc họ Đào kim nương (Myrtaceae)
Tên gọi khác: Thu quả, Kê thị quả, Bạt tử, Phan quỷ tử, Phan thạch lựu
Nguồn gốc: từ Brazil, thường được trồng ở những nơi có khí hậu ẩm
Ngoài việc được trồng như một cây ăn quả phổ biến, ổi còn được trồng để làm thuốc. Một số bộ phận của cây ổi được dùng để làm thuốc như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân. Trong đó lá ổi được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời như rối loạn tiêu hóa cho trẻ em, chữa bệnh đái tháo đường, đau răng,…
1.2. Lá ổi
Có được nhiều công dụng tốt như vậy bởi lẽ trong lá ổi có chứa rất nhiều những hoạt chất có tác dụng dược lý. Cụ thể thành phần hóa học trong lá ổi gồm:
- Tanin: Lá ổi chứa 7-10% tanin, có tác dụng làm se niêm mạc, trị tiêu chảy. Đây còn là hoạt chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm tốt trong lá ổi.
- Beta-sitosterol: được dùng trong điều trị các bệnh tim và cholesterol cao. Hoạt chất này cũng được chứng minh có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa ung thư ruột kết, sỏi mật,…
- Quereetin: là một sắc tố thực vật (flavonoid), cũng có tác dụng cải thiện các bệnh tim, xơ vữa động mạch, cholesterol cao, đái tháo đường đường, nhiễm virus, phòng ngừa và điều trị ung thư
- Avicularin: Hoạt chất nhóm Flavonoid có tác dụng hạ đường huyết điều trị bệnh đái tháo đường.
- Vitamin C: Chống oxy hóa, cung cấp vitamin thiết yếu cho cơ thể.
- Polysaccharide (Fructoza, Xyloza, Glucoza, Rhamnoza, Galactoza,…)
- Một số thành phần khác: Guaijaverin, Leucocyanidin
2. Công dụng của lá ổi với sức khỏe và cách dùng
Lá ổi có chứa nhiều các hoạt chất với nhiều tác dụng dược lý khác nhau. Vậy cụ thể lá ổi có tác dụng gì với cơ thể con người?
1.1. Lá ổi cầm tiêu chảy
Cầm tiêu chảy là công dụng phổ biến nhất và được ứng dụng rộng rãi hơn cả của lá ổi non.
Theo một vài nghiên cứu khoa học, trong lá ổi và búp ổi xanh có chứa hàm lượng cao tanin. Hoạt chất này có tác dụng làm săn niêm mạc ruột, giảm tình trạng tiết dịch và giảm nhu động ruột, giúp giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy. Kết quả là, lá ổi non làm giảm mức độ nặng và thời gian tiêu chảy.
Ngoài ra thành phần tanin trong lá ổi non có tác dụng kháng khuẩn mạnh, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây tiêu chảy mà điển hình là vi khuẩn Escheriachia Coli (E. coli), Salmonella enterocolitica…
Cách thực hiện
- Bước 1: Lấy 15-20 lá ổi non đem rửa sạch và ngâm nước muối loãng 5 – 7 phút để loại bỏ ký sinh trùng, bụi bẩn bám trên lá
- Bước 2: Vò nát lá ổi, thêm 500ml nước và đun sôi.
- Bước 3: Chờ khoảng 30 phút cho nguội và chắt lấy nước thuốc.
Người bệnh nên ra uống nhiều lần trong ngày, nên uống trước bữa ăn 15 phút để đạt hiệu quả cầm tiêu chảy tốt nhất.
Ngoài ra, lá ổi còn được kết hợp với nhiều vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị tiêu chảy. Bài thuốc kết hợp lá ổi, gừng, riềng được sử dụng khá phổ biến.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 12-20g lá ổi non hoặc búp ổi đã sao sơ, 10g gừng đã nướng, 10-12g củ riềng khô, 10-12g vỏ quýt khô vào ấm dung tích khoảng 1L.
- Bước 2: Thêm 500ml nước, sắc đến khi cạn còn 200ml.
- Bước 3: Tắt bếp và chắt lấy nước uống.
Nước ổi, gừng, riềng nên uống trước khi ăn, uống hằng ngày cho đến khi hết tình trạng tiêu chảy.
Lá ổi non còn được kết hợp với lá nhót, khổ sâm, ngải cứu trong một số bài thuốc điều trị tiêu chảy khác. Ngoài ra còn có thể ăn sống lá ổi non mỗi ngày cùng với một ít muối.
Xem thêm: 8 mẹo dân gian trị tiêu chảy hiệu quả
2.2. Lá ổi làm giảm lượng đường trong máu – Điều trị đái tháo đường
Lá ổi đã được thử nghiệm chứng minh về công dụng kiểm soát đường huyết và cải thiện tình trạng kháng Insullin trên bệnh nhân đái tháo đường. Bởi lẽ, trong lá ổi có chứa các hoạt chất nhóm flavonoid như Quereetin, Avicularin có tác dụng ức chế sự hấp thu glucose qua trung gian α-GLUT4.
Nghiên cứu cho thấy rằng, uống trà lá ổi có thể làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn, hiệu quả kéo dài đến hai giờ. Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 uống trà lá ổi làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn tới hơn 10%
Để kiếm soát tình trạng đái tháo đường bằng lá ổi, tiến hành như sau:
- Bước 1: Lá ổi rửa sạch, phơi khô.
- Bước 2: Hãm với nước ấm, uống như nước trà.
Kiên trì uống nước lá ổi sau 2-3 tháng sẽ thấy đường huyết được cải thiện.
2.3. Lá ổi giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Lá ổi mang lại nhiều tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch:
- Ức chế quá trình hình thành gốc tự do, chống oxy hóa: Với hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin cao, lá ổi có thể giúp bảo vệ tim mạch khỏi sự tác động bất lợi từ các gốc tự do, chống oxy hóa hiệu quả.
- Kiếm soát huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ: Lá ổi có tác dụng hạ huyết áp, dẫn tới giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, …
- Chống xơ vữa động mạch: Thành phần Beta-sitosterol trong lá ổi có tác dụng chống xơ vữa, giảm cholesterol LDL “xấu” và tăng cholesterol HDL “tốt”, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vừa động mạch, giảm nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ.
Ngoài ra, uống nước lá ổi hoàn toàn an toàn, có thể sử dụng lâu dài để cải thiện sức khỏe tim mạch mà không để lại tác dụng phụ.
Cách thực hiện rất đơn giản:
- Bước 1: Lá ổi rửa sạch, phơi khô.
- Bước 2: Hãm lấy nước uống.
Cũng có thể đun 15-20 lá ổi non với khoảng 500mL lấy nước uống hàng ngày, duy trì trong 3 tháng để có hiệu quả.
2.4. Lá ổi hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cho thấy dịch chiết lá ổi có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Các hoạt chất trong lá ổi như quercetin, lycopene và vitamin C có khả năng trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, ngăn tác động bất lợi của gốc oxy hóa lên tế bào – nguyên nhân chính gây ung thư.
Bên cạnh đó, lá ổi chứa lycopen, có tác dụng trong phòng ngừa ung thư vú, ung thư miệng, ung thư tuyến tiền liệt.
Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy tinh dầu lá ổi có hiệu quả ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư gấp 4 lần so với một số loại thuốc ung thư
2.5. Uống nước lá ổi giúp giảm cân
Lá ổi chưa các thành phần gồm polyphenol, tanin, flavonoid, carotenoid tác dụng làm giảm hấp thu glucose từ tinh bột và thức ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Ngoài ra trong lá ổi có chứa các vitamin B như B2, B3, B5, B6
Không chỉ quả ổi giúp chị em giảm cân lấy lại vóc dáng hiệu quả. Lá ổi cũng nên được biết đến để góp phần hữu hiệu trong chế độ ăn uống và tập luyện.
2.6. Lá ỗi hỗ trợ điều trị bệnh gout
Lá ổi có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout rất hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Theo Y học cổ truyền, nó có vị đắng, tính ẩm, tác dụng giải độc, tiêu thũng rất tốt, trong đó khả năng đào thải acid uric dư thừa trong máu.
Lá ổi được kết hợp trong bài thuốc, điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân gout
Bài thuốc 1
Tiến hành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 20g lá ổi, 20g lá sa kê, 5 trái đậu bắp non sắc với 1 lít nước
- Bước 2: Nấu cạn đến khi còn 300ml thì dừng.
- Bước 3: Uống khi còn nóng.
Nước lá ổi nên chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi lần 100ml. Trước khi uống nên sắc lại cho nóng.
Bài thuốc 2
Thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Lấy 20g mỗi vị gồm lá ổi, cây sói rừng, tía tô, cây lược vàng.
- Bước 2: Sắc với 1 lít nước, cạn còn 1 bát thì dừng.
- Bước 3: Uống khi còn nóng.
Áp dụng bài thuốc trên giúp cải thiện tình trạng gout, dùng đều đặn, kiên trì đến khi khỏi hẳn thì thôi. Lưu ý, trong quá trình uống thuốc, cần hạn chế rượu bia, hải sản và thức ăn chứa nhiều đạm.
2.7. Giảm cholesterol máu – Điều trị mỡ máu
Việc sử dụng nước lá ổi thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp giảm choleterol LDL xấu và triglyceride mà không ảnh hưởng gì đến cholestetol HDL tốt. Trên tạp chí Nutrition and Metabolism công bố, uống nước lá ổi thường xuyên giúp hạ mỡ máu mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào
2.8. Điều trị sưng nướu răng, đau răng
Trong lá ổi có chứa dược chất astringents làm chặt chân răng và nướu răng giúp cơn đau răng tạm thời xoa dịu đi. Đau răng lại có một vị thuốc sẵn có trong vườn nhà, bạn nên biết về tác dụng tuyệt vời này.
Tạp chí Pharmacognosy Review đã công bố một nghiên cứu lá ổi tươi dã nát đắp nên vùng chân răng bị viêm nhiễm giúp chống viêm và kháng khuẩn bảo vệ răng và nướu khỏi viêm và các vấn đề khác liên quan đến răng và nướu.
2.9. Giúp tăng cường sức khỏe cho da và tóc
Một loạt các vitamin và chất chống oxy hóa có trong ổi có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu cho làn da của bạn .
Chất chống oxy hóa của lá ổi có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi bị hư hại, có thể làm chậm quá trình lão hóa của nó, giúp ngăn ngừa nếp nhăn
Hơn nữa, chiết xuất lá ổi thậm chí có thể giúp điều trị mụn trứng cá khi thoa trực tiếp lên da của bạn. Điều này có được có thể là do đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.
Ngoài ra giúp cho tóc chắc khỏe và giảm hư tổn tóc, tăng sự phát triển đến các tế bào tóc.
Dùng nước lá ổi pha với nước ấm rửa mặt hàng ngày giúp điều trị mụn cực kỳ hiệu quả. Hoặc có thể sắc từ nước lá ổi giúp cho da mịn màng hơn và se khít lỗ chân lông.
2.10. Giảm các triệu chứng đau đớn của kỳ kinh nguyệt
Có lẽ bạn sẽ phải bất ngờ vì tác dụng này của lá ổi. Đã có một số bằng chứng cho thấy chiết xuất lá ổi có thể làm giảm cường độ đau của các cơn đau bụng kinh.
Nghiên cứu cho thấy uống 6mg lá ổi mỗi ngày giúp giảm cường độ cơn đau. Nó thậm chí còn mạnh hơn một số loại thuốc giảm đau
Chiết xuất lá ổi cũng được cho là giúp làm giảm các cơn co thắt tử cung.
Lá ổi còn được sử dụng với rất nhiều công dụng khác. Là một loại cây ăn quả phổ biến những ổi còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Mọi bộ phận của cây dường như đều có thể ứng dụng làm thuốc cho con người.
3. Lưu ý khi sử dụng lá ổi
Mặc dù đây là loại thảo mộc tự nhiên, lành tính, tốt cho sức khỏe nhưng người bệnh cần sử dụng phù hợp, không nên quá lạm dụng và đặt lòng tin quá lớn vào hiệu quả chữa bệnh mà lá ổi mang lại.
Lá ổi có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên chỉ mang tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng tạm thời và chỉ đath hiệu quả khi sử dụng đúng cách và đúng bệnh. Do đó, trước khi sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ có chuyên môn.
Trong trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng trong ruột gây nên, chữa bệnh bằng lá ổi không đáp ứng điều trị. Việc sử dụng lá ổi chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng và kéo dài hơn. Nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để khám, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Hỗ trợ điều trị bệnh và có tác dụng trong một số trường hợp bệnh nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng.
Cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng. Tham khảo ý kiến, lời khuyên từ bác sĩ trước khi thực hiện.
Không khó để trả lời cho câu hỏi“Lá ổi ăn có tác dụng gì?” nhưng việc sử dụng sao cho hợp lý thì cần rất cẩn trọng. Tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi áp dụng các tác dụng của lá ổi.
Xem thêm: 10+ lợi ích bất ngờ khi sử dụng lá mơ