“Khoảng trống miễn dịch” là thời kỳ mà hệ miễn dịch của trẻ đang trong thời gian xây dựng và hoàn thiện. Lúc này, trẻ rất dễ bị các yếu tố gây bệnh ngoài môi trường tấn công và gây ra bệnh lý. Để ngăn ngừa các bệnh lý này, cha mẹ cần tìm hiểu và chuẩn bị trước khi trẻ bước vào giai đoạn này.
Mục lục
1. Khoảng trống miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể trẻ bởi chúng là hàng rào bảo vệ đầu tiên, giúp ngăn chặn các yếu tố gây bệnh: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,… Một khi hệ miễn dịch suy yếu, trẻ rất dễ mắc các tình trạng bệnh lý.
Hệ miễn dịch thụ động:
Hệ miễn dịch thụ động là hình thức cơ thể nhận được các kháng thể từ bên ngoài, mà không phải tự sản xuất được để chống lại bệnh tật.
- Trong 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ nhận được các kháng thể từ mẹ truyền qua, tạo nên một hệ miễn dịch thụ động cho bé.
- Thời kỳ trẻ mới sinh cho đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp đầy đủ các kháng thể, xây dựng lên hệ miễn dịch cho trẻ.
- Tiêm vacxin cho trẻ từ 0 đến 18 tháng tuổi cũng cung cấp cho bé các kháng thể phòng chống lại bệnh: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị,…
Tuy nhiên, đây chỉ là các kháng thể trẻ nhận được một cách thụ động, mà không tự sản xuất ra được. Thời điểm trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, sữa mẹ không còn kháng thể, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện để tự sản sinh ra kháng thể. Do vậy hình thành nên khoảng trống miễn dịch.
2. Các vấn đề trẻ thường gặp trong “khoảng trống miễn dịch”
Ở giai đoạn này, trẻ tăng cường tiếp xúc với môi trường bên ngoài phụ thuộc vào quá trình phát triển thể chất và trí tuệ ở bé. Hệ miễn dịch trẻ yếu cùng các yếu tố gây bệnh ngoài môi trường tấn công là điều kiện thuận lợi tạo nên tình trạng “ốm vặt” ở trẻ. Các bệnh lý trẻ có thể gặp phải trong giai đoạn này bao gồm:
2.1 Bệnh liên quan đến đường hô hấp
Viêm họng cấp
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm họng cấp ở trẻ: thay đổi thời tiết, môi trường ô nhiễm, trẻ mới đi mẫu giáo, vệ sinh răng miệng, tai mũi họng chưa tốt,… Khi đó, hệ miễn dịch trẻ non nớt chưa đủ chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh: virus cúm, Adenovirus hoặc vi khuẩn phế cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae,… sẽ rất dễ gây nên viêm họng cấp.
Viêm họng cấp không phải là bệnh nguy hiểm, nếu điều trị đúng, kịp thời, tình trạng bệnh chỉ kéo dài trong 7- 10 ngày.
Các triệu chứng điển hình của viêm phổi cấp: ho, đau họng, sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục tới 38-40°C, có thể có khó thở nếu trẻ bị nghẹt mũi.
Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng phổi bị tổn thương do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ chủ yếu nguyên nhân đến từ vi khuẩn.
Các vi khuẩn gây bệnh có thể là: Streptococcus nhóm B, Listeria monocytogenes, Hemofilus influenzae, Streptococcus aureus,…
Khi trẻ mắc viêm phổi sẽ có các triệu chứng bệnh như: ho và sốt, thở nhanh. Ngoài ra, trẻ còn có dấu hiệu khác như: tím tái, bỏ bú, không ăn uống được, ngủ li bì, co giật,…
Viêm tai mũi họng
Nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm tai mũi họng ở trẻ là do virus: Rhinovirus là phổ biến nhất chiếm 10-40% ca bệnh. Ngoài ra còn do virus cúm, Adenovirus,…
Theo một nghiên cứu đưa ra: trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có thể bị viêm tai mũi họng 4-6 lần/ năm. Tuy nhiên bệnh thường xảy ra với các triệu chứng ở mức độ nhẹ: hắt hơi, đau họng, viêm họng, họng sưng đỏ, nghẹt mũi, sổ mũi, mệt mỏi,… Nếu được chăm sóc tốt, bệnh chỉ kéo dài 7-10 ngày là khỏi.
Viêm VA
VA là tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu nằm ở vòm họng. Không khí khi hít thở sẽ đi vào mũi, qua VA rồi mới vào phổi.
VA phát triển mạnh ở trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi. Đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây bệnh, do vậy nếu trẻ có sức đề kháng yếu hay vệ sinh không đảm bảo, thay đổi thời tiết thì sẽ rất dễ bị viêm VA.
Các dấu hiệu khi trẻ bị viêm VA: sốt cao đột ngột, ngạt, mủ, nhầy mũi, họng sưng đỏ, đau tai,…
Khi bé bị viêm VA cha mẹ cần vệ sinh tai mũi họng cho trẻ thật cẩn thật, kết hợp điều trị thuốc, kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
>>> Tham khảo thêm: Tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa – Mẹ nhất định phải đọc
2.2 Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa
Trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cùng với hệ miễn dịch còn non yếu, do vậy rất dễ bị vi khuẩn, virus trong thức ăn tấn công, gây ra những rối loạn về đường ruột.
Trẻ có các dấu hiệu bệnh như: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, chán ăn,…
Đây là tình trạng bệnh thường xuyên gặp ở trẻ. Tuy nhiên nếu để kéo dài sẽ gây nên các vấn đề: suy dinh dưỡng, chậm lớn,… ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ.
Bệnh kiết lỵ
Do hệ thống miễn dịch và lợi khuẩn đường ruột của trẻ còn yếu, do vậy các chủng vi khuẩn gây bệnh: khuẩn amip, trực khuẩn Shigella dễ dàng xâm nhập và gây bệnh trên trẻ.
Trẻ sẽ có các triệu chứng dấu hiệu bệnh như: đi đại tiện nhiều lần, phân lỏng dính nhầy máu, bụng đau quặn,…
Nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để khám chữa kịp thời.
2.3 Bệnh do virus gây nên
Bệnh sởi – quai bị – rubella
Sởi – quai bị – rubella là ba loại bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên bởi siêu vi trùng rất dễ lây lan. Trẻ có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với dịch tiết bắn ra của người bị bệnh: ho, hắt hơi, dịch nhầy mũi.
- Sởi: sau 10-12 tiếp xúc với vi trùng gây bệnh trẻ có các biểu hiện: sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, không chịu được ánh sáng,… Bệnh ít gây tử vong nhưng dễ gây ra các biến chứng: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, suy dinh dưỡng,…
- Quai bị: có các biểu hiện: sốt cao đột ngột, chán ăn, đau nhức cơ, mệt mỏi,… Sau sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt ở trẻ đau nhức, sưng to gây ra tình trạng khó nhai, khó nuốt.
- Rubella: sốt nhẹ, có thể lên 38°C. Sau khi phát ban thì tình trạng sốt giảm. Nổi hạch, ấn gây đau. Các triệu chứng bệnh rubella trên trẻ thường nhẹ và tự khỏi, ít xảy ra các biến chứng nếu được chăm sóc cẩn thận.
Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu xuất hiện ở 90% đối tượng trẻ chưa tiêm phòng.
Trẻ khi mắc bệnh có các triệu chứng: sốt, quấy khóc, có những nốt phát ban đỏ sau thành nốt phỏng nước,… sau 4-6 ngày nốt tự khô, đóng vẩy, tự bong nhưng không để lại sẹo.
>>> Tham khảo thêm: 11 Nguyên tắc tăng sức đề kháng cho bé – Giảm ốm vặt
3. Những lưu ý trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch
Chế độ ăn uống khoa học
- Trong 6 tháng trẻ nhận kháng thể thụ động từ sữa mẹ. Do vậy, mẹ cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu để tạo hệ miễn dịch chắc khỏe cho bé.
- Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, mẹ cho bé ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất: rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa,… để cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein,.. cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- Cha mẹ cũng cần chú ý tạo tâm lý thoải mái, không ép buộc khi cho trẻ ăn.
Ngủ đủ giấc
Đối với trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi, thời gian ngủ trung bình của trẻ từ 10 – 14 tiếng mỗi ngày.
Trong giấc ngủ, cơ thể trẻ sản sinh các chất, hormon cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất, não bộ của trẻ, hoàn thiện hệ thống miễn dịch. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ về lâu dài sẽ khiến trẻ chậm lớn, dễ cáu gắt, khả năng tiếp thu sẽ kém hơn.
Đảm bảo môi trường sống vệ sinh sạch sẽ
Các bệnh lý ngoài da, bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa,… đều bị ảnh hưởng bởi môi trường sống của trẻ. Do vậy, cha mẹ cần đảm bảo nguồn nước, nguồn thức ăn, môi trường sống sạch, không ô nhiễm cho trẻ, để giảm khả năng gây bệnh cho con.
Nên ăn cho trẻ ăn chín, uống sôi, sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Môi trường, không khí thoáng mát để giảm thiểu các tác nhân gây bệnh.
Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
Tiêm phòng vaccine là cách để cung cấp cho trẻ các kháng thể để phòng bệnh cho trẻ ở các giai đoạn khác nhau. Trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi cần tiêm các loại vaccine: viêm gan B, lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm phổi, viêm màng não, quai bị, rubella,…
Tùy vào từng thời điểm, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vaccine càng sớm càng tốt, để cho con một miễn dịch khỏe mạnh có sức đề kháng tốt.
>>> Có thể mẹ muốn biết: Bật mí cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh tại nhà
Bổ sung men vi sinh
Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng men vi sinh hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, thiết lập cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để trẻ có được sức đề kháng khỏe mạnh.
Hệ đường ruột có tới 90% là vi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus. Đây là hai loại lợi khuẩn thiết yếu trong hệ tiêu hóa của người. Do vậy khi sử dụng men sinh, cha mẹ cần xem xét kỹ chủng vi sinh phân lập: đúng loại, đủ số lượng vi khuẩn, được chứng nhận, kiểm định bởi các cơ quan quản lý dược phẩm uy tín.
Giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” là thời kỳ mà trẻ nhỏ nào cũng phải trải qua. Cha mẹ cần chú ý bổ sung cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng, giấc ngủ ổn định, đảm bảo môi trường sống để xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bé. Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.