Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể con khỏi những tác nhân gây bệnh bên ngoài bao gồm vi trùng (vi khuẩn, vi rút và nấm) và độc tố (hóa chất do vi khuẩn tạo ra). Vì vậy, việc tăng cường sức để kháng để con luôn khỏe mạnh là việc hết sức quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh tại nhà, hãy cùng chúng tôi tham khảo.
Mục lục
1. Hệ thống miễn dịch là gì?
Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới được tạo từ các cơ quan, tế bào và protein khác cùng nhau hoạt động, chúng có vai trò bảo vệ cơ thể chống sự nhiễm trùng của các tác nhân gây bệnh.
Cơ thể bao gồm ba loại miễn dịch chính:
- Miễn dịch bẩm sinh: cơ thể có sẵn các kháng thể, phòng thủ tuyến đầu khi cơ thể gặp một tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn,…) mà trước đó cơ thể không cần sự tiếp xúc với các kháng nguyên gây bệnh. Ví dụ: Da hoạt động như một hàng rào ngăn chặn vi trùng xâm nhập vào cơ thể và hệ thống miễn dịch nhận biết khi nào cơ thể gặp nguy hiểm bởi tác nhân gây bệnh.
- Miễn dịch thích ứng: phát triển trong suốt cuộc đời của chúng ta, chúng phát triển khả năng miễn dịch thích ứng khi chúng ta tiếp xúc với các tác nhân gâ bệnh hay khi chúng ta được tiêm vacxin.
- Miễn dịch thụ động: là miễn dịch tồn tại trong một thời gian ngắn của cơ thể. Ví dụ như kháng thể trong sữa mẹ cung cấp cho em bé khả năng miễn dịch tạm thời đối với các bệnh mà người mẹ đã tiếp xúc.
2. Hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh
Trẻ lúc mới sinh, hệ thống miễn dịch của chúng chưa được hoàn thiện cho đến khi chúng được 2 đến 3 tháng tuổi. Trong những tháng đầu tiên đó, hệ thống miễn dịch – đặc biệt là miễn dịch qua trung gian tế bào- trở nên phát triển hơn đầy đủ hơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp một đứa trẻ chống lại virus.
Hệ thống miễn dịch của người mẹ vẫn được tồn tại trong cơ thể trẻ sơ sinh trong vài tuần đầu tiên của cuộc đời đứa trẻ nhằm bảo vệ con mình bằng các kháng thể được chia sẻ qua nhau thai.
Trẻ sơ sinh sẽ tự sản xuất ra kháng thể mỗi khi cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn, virus hoặc vi trùng, những chúng cần thời gian để khả năng miễn dịch này được hoàn thiện.
Khả năng miễn dịch thụ động của đứa trẻ được truyền từ mẹ khi sinh ra không kéo dài mãi mãi, chúng có xu hướng giảm trong vài tuần đầu và tháng đầu sau sinh.
3. Vì sao phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ?
Với trẻ nhỏ, khi ở trong bụng mẹ đã có một lượng kháng thể khỏe mạnh để chống lại những tác nhân bất lợi, tuy nhiên khi trẻ được sinh ra và trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, đối mặt với nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
Trong môi trường mới đối với trẻ sơ sinh, hay giai đoạn trẻ hoàn thiện cơ thể phải chịu nhiều yếu tố gây bệnh, đòi hỏi trẻ nhỏ phải có một sức đề kháng khỏe, một hệ miễn dịch phát triển toàn diện để chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế xảy ra các bệnh nhiễm trùng, nhất là bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.
Và đặc biệt hơn là thời kỳ dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp, một sức đề kháng tốt giúp trẻ vượt qua đại dịch một cách an toàn.
>> Xem thêm: 11 Nguyên tắc tăng sức đề kháng cho bé – Giảm ốm vặt
4. Các mẹo giúp tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh
Tăng cường sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, nhất là trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch còn non yếu.
Một số cách hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ:
4.1. Đảm bảo không gian trẻ ở sạch sẽ, thoáng mát.
Một không gian sống được vệ sinh sạch sẽ, làm hạn chế lượng vi khuẩn virus tồn tại môi trường xung quanh, giảm tác nhân gây bệnh, cho trẻ một không gian sống tươi mát.
Chú ý loại đi những đồ dụng cụ khi phát hiện chúng có dấu hiệu bị ố mốc, vệ sinh thường xuyên những đồ chơi của trẻ nhỏ, những vật dụng cho trẻ ăn uống hàng ngày để hạn chế hết mức những bệnh liên quan về tiêu hóa và hô hấp.
4.2. Vệ sinh cơ thể trẻ thường xuyên và đảm bảo chế độ sinh hoạt lành mạnh cho trẻ
Vệ sinh cơ thể thường xuyên cho trẻ để tránh những vi khuẩn bám dính lên áo quần, cơ thể trẻ quá lâu, đặc biệt hai bàn tay trẻ nhỏ để tránh gây ra những bệnh lý về da, hô hấp, tiêu hóa.
Tập cho trẻ chế độ sinh hoạt vận động cơ thể để trẻ linh hoạt hơn, ăn nhiều hơn, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn và đặc biệt trẻ được tăng cường kháng thể một cách tự nhiên.
Tập trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc vì giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức đề kháng cho trẻ.
Trẻ nhỏ được vệ sinh thường xuyên, sinh hoạt đều độ là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan vi trùng, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
4.3. Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ chứa một lượng kháng thể, chất béo, đường và men vi sinh. Những chất này được truyền sang trẻ trong sữa mẹ, sẽ giúp trẻ phát triển các kháng thể chống lại nhiễm trùng, bảo vệ khỏi vi rút, vi khuẩn.
Cho trẻ bú bằng sữa mẹ khả năng tăng cường sức đề kháng mạnh hơn và tốt hơn so với sữa công thức tuy nhiên sữa mẹ không không thể nào bảo vệ con bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như bại liệt, bạch hầu và sởi.
Sữa mẹ chứa nhiều yếu tố hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch của trẻ, nhất đối với trẻ sơ sinh, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để trẻ khỏe mạnh và phát triển bình thường
4.4. Chế độ ăn uống phù hợp đầy đủ dưỡng chất với trẻ
Hầu hết trẻ được truyền một lượng lớn kháng thể từ sữa non và sữa mẹ. Sữa mẹ hay sữa công thức đều cung cấp tất cả các vitamin và khoáng chất mà trẻ cần trong ít nhất 6 tháng đầu tiên sau sinh.
Tuy nhiên, lúc trẻ đến tuổi ăn dặm, nhu cầu cung cấp năng lượng cho trẻ phát triển ngày càng lớn, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng thông qua những bữa ăn dặm chứa thức ăn đầy đủ những nhóm chất (ngũ cốc, đạm, protein, vitamin và khoáng chất), góp phần nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Tham khảo thêm tháp dinh dưỡng để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Probiotics an toàn được sử dụng trong giai đoạn cuối thai kỳ khi em bé được sinh ra.
Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh, nên bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất khi trẻ đến tháng tuổi ăn dặm và cố gắng duy trì bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi giúp trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
4.5. Thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm, việc lựa chọn các thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho trẻ cũng được nhiều mẹ tin dùng, và xem đó như là một cách để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.
Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để giúp hệ thống miễn dịch của trẻ chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng chúng không có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi-rút gây ra. Điều quan trọng là uống thuốc kháng sinh theo chỉ định và đúng thời gian.
Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc tăng cường sức đề kháng ở trẻ nhỏ có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như chướng bụng, tiêu chảy, táo bón. Hay là tình trạng dậy thì sớm; rồi loạn chuyển hóa gan thận. Vậy nên chỉ sử dụng thuốc tăng cường sức đề kháng cần có sự tư vấn của bác sĩ để được chỉ định thuốc phù hợp với đặc tính riêng của mỗi đứa trẻ.
4.6. Tiêm phòng
Hệ thống miễn dịch cần một thời gian để phát triển toàn diện và chúng cần sự trợ giúp của vắc xin.
Tiêm phòng gây ra đáp ứng miễn dịch giống như cách mà virus hay vi khuẩn gây ra cho cơ thể. Nếu trẻ đã được tiêm phòng (hay còn gọi là vắc xin), trong tương lai cơ thể tiếp xúc với căn bệnh như vậy, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra vi trùng đó và phản ứng đủ nhanh để chống lại căn bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng mà hệ thống miễn dịch bẩm sinh không làm được điều đó.
Tiêm phòng cho trẻ là cách an toàn và hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi bệnh hiểm nghèo.
>> Xem thêm: Thời điểm và các loại vaccin cần tiêm cho trẻ
5. Kết luận
Cốt lõi để trẻ khỏe mạnh, chống lại bệnh tật chính là nhờ một sức đề kháng tốt cùng với hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì vậy cha mẹ phải thường xuyên rửa tay nhằm ngừa các bệnh nhiễm trùng, ăn những thức ăn bổ dưỡng, ngủ đủ giấc, và lựa chọn những thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ hợp lý, tiêm vacxin đầy đủ cho trẻ để con phát triển một cách toàn diện.
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.hopkinsallchildrens.org/Patients-Families/Health-Library/HealthDocNew/Immune-System
2. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=all-about-the-immune-system-90-P01665
3. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/how-your-babys-immune-system-develops