Khóc dạ đề được biết đến là tình trạng trẻ quấy khóc bất thường, khóc nhiều và bé quấy khóc đêm. Khóc dạ đề ở trẻ cho đến nay có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân. Đa số các nhà khoa học đều ủng hộ giả thuyết khóc do co thắt cơ trơn đường tiêu hóa. Gần đây, nhiều kết quả nghiên cứu ủng hộ việc bổ sung lợi khuẩn cho trẻ với mục đích cải thiện thời gian và tần suất quấy khóc của trẻ.
Mục lục
1. Khóc dạ đề là gì? Trẻ quấy khóc nhiều có phải khóc dạ đề?
Khóc dạ đề (hội chứng Colic) là gì?
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là tình trạng quấy khóc không ngừng, khóc dữ dội và có sự lặp lại vào 1 khung giờ cố định trong ngày. Thông thường bé khóc dạ đề thường bắt đầu cơn khóc vào buồi chiều tối hoặc thời gian về đêm.
Theo ước tính, cứ 10 trẻ sinh ra có 1 trẻ gặp tình trạng khóc dạ đề (quấy khóc bất thường). Khóc dạ đề ở trẻ thường bắt đầu xảy ra vào khoảng tuần thứ 3-4 sau sinh và kéo dài tùy vào tình trạng của từng bé. Thông thường, sau tháng thứ 4 trẻ không còn tình trạng quấy khóc nhiều nữa. Khóc dạ đề được nhận định không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến cha mẹ, người chăm nuôi trẻ.
Việc hiểu rõ hơn về khóc dạ đề có thể giúp cha mẹ tìm ra những giải pháp để kiểm soát cơn khóc của trẻ tốt hơn.
Trẻ quấy khóc nhiều có phải khóc dạ đề?
Bé khóc dạ đề tất nhiên có biểu hiện quấy khóc nhiều, đôi khi là quấy khóc cả ngày, bé quấy khóc đêm. Nhưng đừng lầm tưởng bất kỳ hiện tượng quấy khóc nhiều của trẻ đều là khóc dạ đề. Khóc dạ đề được phân biệt với quấy khóc thông thường bởi 1 số đặc điểm cụ thể như sau:
- Trẻ quấy khóc nhiều hơn hẳn so với trẻ cùng độ tuổi: Khóc nhiều hơn 3 tiếng/ ngày, nhiều hơn 3 ngày/ tuần và kéo dài trên 3 tuần liên tiếp
- Không tìm được nguyên nhân quấy khóc của trẻ: Khi mẹ đã loại trừ nguyên nhân khóc (do đói, do cần thay tã, do buồn ngủ, do thức giấc, các nhu cầu hàng ngày) mà trẻ vẫn tiếp tục khóc, trẻ rất có thể đang khóc dạ đề
- Tiếng khóc to, giống tiếng thét: Trẻ khóc rất to, khóc không ngừng
- Khi khóc mặt trẻ cau có, đỏ bừng
- Tay nắm chặt, gập người về phía bụng: trẻ khóc co quắp tay chân, co người lại để giảm các giác đau do co thắt
- Thường khóc vào cuối ngày hay lúc nửa đêm: Ban ngày có thể bé ăn,ngủ rất ngoan nhưng đến cuối ngày thường quấy khóc, nhất là lúc nửa đêm.
2. Ảnh hưởng của tình trạng khóc dạ đề đến sức khỏe của trẻ
Trẻ quấy khóc bất thường, khóc do co thắt gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của trẻ:
- Trẻ mất ngủ cả đêm, người mệt mỏi vì tốn nhiều năng lượng để khóc
- Trẻ đầy chướng bụng do khóc nhiều, nuốt nhiều khí hơi gây đầy chướng bụng
- Trẻ lười bú, ăn kém, gầy còm, thiếu dưỡng chất
- Trẻ cau có, khó chịu, khó dỗ dành, dễ ảnh hưởng đến tính tình về sau
- Đôi lúc, trẻ quấy khóc kèm theo các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn ruột
>>> Xem thêm: Khóc dạ đề bao lâu thì hết? Mẹo chữa khóc dạ để ở trẻ sơ sinh
3. Nguyên nhân của tình trạng khóc dạ đề ở trẻ
Mặc dù trải qua hàng chục thập kỷ nghiên cứu, nguyên nhân của khóc dạ đề ở trẻ vẫn không được xác định chính xác. Tuy nhiên, đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra giải thích sự khó chịu của trẻ, có thể kể đến như sau:
- Trẻ khó chịu trong đường tiêu hóa do tình trạng co thắt ruột: Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vi khuẩn có hại tiết nhiều độc tố kích ứng co thắt đường tiêu hóa của trẻ
- Trẻ khó chịu do trào ngược dịch vị dạ dày: Việc các chất có tính axit (pH thấp) tấn công, tổn thương thực quản, hầu họng của trẻ do trào ngược dịch vị có thể khiến trẻ khó chịu.
- Bé stress sau 1 ngày dài: Đôi khi trẻ tiếp xúc quá nhiều nguồn âm thanh, tiếng động, ánh sáng cả một ngày trời và về chiều tối và đêm bị quá tải. Trẻ quấy khóc như 1 hình thức giải tỏa stress.
- Trẻ có thể đang dị ứng với 1 thành phần có trong sữa: Dị ứng/ Không dung nạp với bất cứ thành phần nào trong sữa mẹ vừa khiến bé rối loạn tiêu hóa, khó chịu, quấy khóc
- Trẻ khó chịu vì khói thuốc lá: Khói thuốc là được cho là nguyên nhân gây kích ứng niêm mạc hô hấp của trẻ.
Tuy có rất nhiều giả thuyết được nêu ra, nhưng phần lớn các nhà khoa học đều ủng hộ và công nhận cơ chế khóc dạ đề do co thắt. Các nghiên cứu đều cho thấy, với trẻ khóc dạ đề, khi khóc đều có biểu hiện co người lại về phía bụng. Việc co người như vậy ở trẻ khi quấy khóc là phản xạ không điều kiện khi có bất kỳ sự đau đớn, tổn thương tại vùng bụng.
>>> Xem thêm: Giải mã trẻ sơ sinh hay khóc đêm – Mẹ đã thực sự hiểu đúng?
4. Imiale – Lợi khuẩn sống cải thiện tình trạng khóc dạ đề ở trẻ
3.1. Cơ chế cải thiện quấy khóc do co thắt khi bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium
Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ trẻ khóc dạ đề đã và đang được các nhà khoa học quan tâm. Các nhà khoa học ủng hộ giả thuyết khóc do co thắt và cụ thể hơn là các rối loạn do mất cân bằng hệ vi sinh khiến hệ tiêu hóa bị kích thích. Chính vì vậy, rất nhiều nghiên cứu đã thiết kế và đưa lợi khuẩn vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ với mục tiêu:
- Cải thiện rối loạn hệ vi sinh, loại trừ vi khuẩn gây hại
- Hấp phụ độc tố, giảm các tác nhân tấn công, kích thích hệ tiêu hóa
- Nâng cao khả năng điều hòa hệ tiêu hóa của trẻ.
- Tiết enzym hỗ trợ tiêu hóa triệt để dinh dưỡng, giảm tình trạng không dung nạp và dị ứng thức ăn của trẻ
- Điều tiết cảm xúc, giảm stress cho trẻ sau một ngày dài
- Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ
3.2. Tại sao nên lựa chọn Imiale cho trẻ khóc dạ đề:
Trẻ khóc dạ đề là đối tượng rất nhạy cảm, cần lựa chọn 1 sản phẩm lợi khuẩn đảm bảo hiệu quả và an toàn. Imiale tự hào là sản phẩm thỏa mãn đủ tất cả 5 tiêu chí của WHO về 1 lợi khuẩn lý tưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
- Lợi khuẩn Bền vững – An toàn – Bám dính tốt, cho hiệu quả nhanh, vượt trội
- Lợi khuẩn cư ngụ tại đại tràng, có vai trò quan trọng nhất trong cân bằng hệ vi sinh đường ruột. (chiếm tới 90%)
- Hỗ trợ phục hồi cân bằng hệ vi sinh, điều hòa hoạt động tiêu hóa, nâng cao đề kháng cho trẻ
- Lợi khuẩn Bifidobacterium có bằng chứng lâm sàng lớn nhất thế giới: 307 nghiên cứu chứng minh hiệu quả
- Lợi khuẩn an toàn tuyệt đối được chứng nhận bởi FDA và EFSA
3.3. Nghiên cứu lâm sàng của Imiale trên tình trạng khóc dạ đề của trẻ
Tác giả: Nghiên cứu mới nhất vào năm 2019 của Nocerino. et al[32] tại Milan, Italy được báo cáo vào năm 2020.
Đối tượng nghiên cứu: 80 trẻ có biểu hiện quấy khóc do hội chứng Colic được đưa vào nghiên cứu trong 28 ngày.
Cách tiến hành nghiên cứu: Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, 1 nhóm được bổ sung đều đặn 1 tỷ lợi khuẩn mỗi ngày, nhóm còn lại được theo dõi so sánh.
Kết quả nghiên cứu: Sau 1 tháng nghiên cứu, tần suất quấy khóc của trẻ bổ sung lợi khuẩn giảm đáng kể (tình trạng ban đầu: 8 lần/ ngày xuống 3 lần/ngày ở nhóm Bb-12 và 6 lần một ngày ở nhóm chứng). Thời gian quấy khóc giảm trên 50% ở nhóm bổ sung Bb-12 (80%) giảm 2,5 lần so với nhóm chứng (31,5%).
Gần đây, Imiale đã được cập nhật thêm bằng chứng khoa học về hiệu quả hỗ trợ cải thiện hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh. Chi tiết tại bài viết: [CẬP NHẬT] Thêm bằng chứng Imiale (Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ cải thiện hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh
3.4. Nhận định của chuyên gia về ưu điểm vượt trội của lợi khuẩn Imiale
Liên hệ ngay với các chuyên gia của Imiale để đặt hàng và được tư vấn. Hotline: 1900 9482 hoặc qua zalo: 09 6762 9482.