Hội chứng Colic – Khóc dạ đề là vấn đề khó khăn của nhiều bà mẹ mới sinh con. Trẻ nhỏ quấy khóc không ngừng, đặc biệt là vào chiều muộn hoặc ban đêm gây nhiều phiền muộn và mệt mỏi cho mẹ. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin khoa học bổ ích dưới đây để tìm ra biện pháp khắc phục hội chứng Colic – khóc dạ đề cho trẻ.
1. Hội chứng colic (trẻ khóc dạ đề) là gì?
Hội chứng Colic – khóc dạ đề là tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc thường xuyên, liên tục và dữ dội vào một khung giờ nhất định trong ngày (thường là về chiều tối hoặc đêm). Tình trạng này diễn ra ngay cả khi trẻ hoàn toàn khoẻ mạnh và thường kéo dài trong vài tuần đến vài tháng từ khi trẻ bước vào tuần thứ 6 trở đi. Ước tính cứ 10 trẻ lại có 1 trẻ gặp hội chứng colic (khóc dạ đề).
Khóc dạ đề bao lâu thì hết?
Tuy không phải là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh khiến quá trình nuôi con nhỏ trở nên thực sự mệt mỏi, áp lực, thậm chí là ám ảnh về tiếng khóc của trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Khóc dạ đề thường hết khi bé đến độ tuổi sau 3-4 tháng.
Việc hiểu rõ hơn về hội chứng Colic (khóc dạ đề) có thể giúp cha mẹ tìm ra những giải pháp để kiểm soát cơn khóc của trẻ. Cần phát hiện và tránh nhầm lẫn khóc colic (Khóc dạ đề) với khóc dạ đề tâm linh (theo quan niệm mê tín)
2. Triệu chứng thường gặp nhất của hội chứng Colic – Khóc dạ đề
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khóc là cách giao tiếp duy nhất của bé với mẹ. Bé có thể khóc để thể hiện những nhu cầu như đòi ăn, đòi thay tã, bé quá nóng hoặc quá lạnh… Cũng có thể bé khóc do một bệnh lý nào đó gây đau đớn, khó chịu. Nếu như không phải vì những nguyên nhân trên mà trẻ vẫn quấy khóc không ngừng, rất có thể con bạn đang gặp phải hội chứng Colic, hay dân gian còn gọi là “khóc dạ đề”.
6 triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh khóc dạ đề (khóc dạ đề):
- Khóc nhiều hơn đứa trẻ bình thường: Khóc dai dẳng, kéo dài hơn 3 tiếng mỗi ngày. Kéo dài liên tục từ ngày này qua ngày khác, từ tuần này qua tuần khác. Thường diễn ra hơn 3 ngày trong tuần và hơn 3 tuần liên tiếp từ tuần thứ 2 đến tháng tuổi thứ 3.
- Khóc không rõ nguyên nhân: Đôi khi bé khóc do bị đói và cần được cho bú. Hay khóc vì cần thay tã, cần được mẹ bế. Nhưng đối với khóc Colic, mặc dù mẹ đã tìm đủ nguyên nhân, vẫn không biết nguyên nhân tại sao con khóc.
- Khóc to hơn, tiếng đanh hơn bình thường: Tiếng khóc của bé vang.hơn và to hơn, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của mẹ và cả gia đình.
- Mặt đỏ ửng khi khóc: Khóc to hơn, mất nhiều năng lượng hơn nên mặt bé đỏ ửng, đôi lúc tỏ rõ sự cau có khi khóc.
- Tay nắm chặt, ưỡn cong người: trẻ có thể có biểu hiện co quắp tay chân, ưỡn cong người ngay cả khi được bế.
- Thường khóc vào cuối ngày hay lúc nửa đêm: Ban ngày có thể bé ăn,.ngủ rất ngoan nhưng đến cuối ngày thường quấy khóc, nhất là lúc nửa đêm.
2. 5 nguyên nhân gây hội chứng Colic – Trẻ khóc dạ đề
Nguyên nhân gây ra hội chứng Colic – Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh còn chưa rõ ràng. Cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về tâm lý, sức khoẻ trẻ em đã đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân trẻ gặp tình trạng trên. Có thể kể đến 5 nguyên nhân chính như sau:
- Có sự khó chịu trong đường tiêu hóa do tình trạng co thắt ruột: Khi hệ vi sinh đường ruột của bé mất cân bằng giữa tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn,.hoạt động tiêu hóa gặp trục trặc, thường gây khó chịu. Đặc biệt, vi khuẩn có hại tăng lên nhanh chóng sẽ tạo ra nhiều độc tố kích ứng đường ruột.
- Trào ngược acid dạ dày: Do một số yếu tố như cách mẹ cho con bú sai, hoặc cơ bụng của trẻ yếu, cơ thắt thực quản chưa hoàn thiện khiến hiện tượng trào ngược acid dạ dày xảy ra. Tạo cho trẻ cảm giác khó chịu
- Bé bị kích thích thái quá với môi trường vào cuối ngày: Có một số bé bị kích ứng với môi trường âm thanh xung quanh. Đến cuối ngày, lượng âm thanh một ngày bé tiếp xúc đủ lớn gây cho bé sự ức chế. Quấy khóc như một cách giải tỏa tâm lý của con.
- Dị ứng với thành phần trong sữa mẹ hoặc sữa công thức: Trong sữa mẹ hoặc sữa công thức đôi khi có một số thành phần con không dung nạp được. Nó làm rối loạn hệ tiêu hóa, gây chướng bụng và khó chịu.
- Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá: Khói thuốc là được cho là nguyên nhân gây kích ứng niêm mạc hô hấp của trẻ. Tạo sự khó chịu khiến trẻ quấy khóc.
Nguồn tham khảo: Mayoclinic
3. Cách giảm quấy khóc khi trẻ mắc hội chứng Colic – Khóc dạ đề
3.1. Ôm ấp, vỗ về, cho bé tiếp xúc nhiều với cơ thể mẹ với trẻ khóc dạ đề
Đôi lúc chỉ cần được tiếp xúc với cơ thể mẹ, được mẹ ôm ấp vỗ về sẽ giảm hẳn bất cứ căng thẳng nào của bé. Đây cũng là cách để bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ, thấy rằng mẹ luôn ở bên động viên bé.
3.2. Cho con bú nếu trẻ khóc nhiều và bị đói:
Khi bé khóc quá nhiều, cơ thể mất năng lượng dẫn đến đói. Mẹ có thể cho con bú thêm để giảm hiện tượng này. Nên chia ra nhiều lần bú trong ngày, mỗi lần với lượng vừa phải. Khoảng cách giữa các lần bú có thể thu hẹp lại hạn chế để trẻ quá đói.
3.3. Vuốt ve con, hát ru hoặc bật một bài nhạc nhẹ:
Mẹo chữa khóc dạ đề này là một cách giảm căng thẳng cho con. Một bài nhạc nhẹ hay lời hát ru của mẹ giúp con tạm thời quên đi khó chịu trong người. Bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn, giảm bớt phần nào tình trạng quấy khóc.
3.4. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ:
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn để có đủ lượng sữa và có chất lượng sữa tốt nhất cho trẻ Từ đó giúp con tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Mẹ cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Cần tìm hiểu xem trong thức ăn của mẹ có chất nào lạ gây khó chịu cho trẻ để kịp thời loại bỏ chúng.
- Khẩu phần ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu: tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Ngưng sử dụng thuốc lá hoặc tránh xa môi trường có khói thuốc lá gần trẻ.
- Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, cay nóng.
3.5. Bổ sung lợi khuẩn Imiale cho bé khóc dạ đề
Hội chứng Colic – khóc dạ đề còn một tên khoa học khác là hội chứng khóc do co thắt. Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa hệ khuẩn chí đường ruột với tình trạng co thắt này của trẻ. Đặc biệt, với nhóm trẻ bổ sung chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 cho hiệu quả cải thiện thời gian khóc và số lần khóc của trẻ.
IMIALE với thành phần là chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 giúp đường ruột hoạt động khỏe mạnh. BB-12 chiếm tới 90% lợi khuẩn đường ruột của trẻ khi sinh ra.
Hơn nữa, với tổng số 180 nghiên cứu lâm sàng đối với Imiale đều cho thấy lợi khuẩn BB-12 giảm tình trạng quấy khóc ở trẻ.
»Xem thêm:
Bằng chứng khoa học của Imiale hỗ trợ giảm quấy khóc (hội chứng Colic – Khóc dạ đề
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.