Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, lối sống. Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là: sốt, nôn, đau bụng, và tiêu chảy nhiều lần/ngày. Một trong những loại vi khuẩn thường dễ gây tiêu chảy nhất ở trẻ là E.coli. Vậy vi khuẩn này là gì, nguyên tắc điều trị do nhiễm vi khuẩn e.coli ở trẻ như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. E.coli là vi khuẩn gì?
Escherichia coli (E. coli) hay trực khuẩn lỵ là một loài vi khuẩn Gram âm, hay có mặt ở thực phẩm, nguồn nước, thường kí sinh trong ruột già của người hoặc 1 số loài động vật. Theo nhiều nghiên cứu, đa số các chủng E.coli là vô hại mặc dù kí sinh.
Trong những trường hợp nhất định, chúng còn giúp vật chủ nhờ sản xuất vitamin K2, và chống sự xâm lấn của một vài mầm bệnh khác, tạo nên một mối quan hệ cộng sinh. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số dòng có thể gây ngộ độc thức ăn, gây bệnh đường ruột.
2. Các bệnh lý vi khuẩn E.Coli có thể gây ra cho cơ thể người?
Vi khuẩn E. coli thường sống trong đường tiêu hóa của con người, vì vậy nó thường gây một số bệnh như:
- Nhiễm khuẩn huyết là khi vi khuẩn này xâm nhập vào đường tiêu hóa rồi tiếp tục xâm nhập vào các mạch máu trong cơ thể làm tổn thương các tạng lân cận như tim, thận, não.
- Nhiễm khuẩn đường niệu do vi khuẩn E. coli đi từ bộ phận cuối cùng của đường tiêu hóa là hậu môn sang lỗ tiểu ngoài, đi ngược dòng vào đường niệu.
- Viêm màng não và các nhiễm khuẩn khác trong hệ thống tiêu hóa.
- Tiêu chảy cấp:
Tiêu chảy do E.coli sinh độc tố ruột (ETEC): đi ngoài phân lỏng không nhầy máu, không sốt. Bệnh thường tự khỏi.
Tiêu chảy do E.coli (EIEC, EPEC, EHEC): sốt, đau quặn bụng, mót rặn, phân lỏng có thể lẫn nhầy máu (hội chứng lỵ).
EIEC: Enteroinvassive E.coli (E.coli xâm nhập)
EHEC: Enterohemorrhagic E.coli (E.coli gây xuất huyết đường ruột)
EPEC: Enteropathogenic E.coli (E.coli gây bệnh)
ETEC: Enterotoxigenic E.coli (E.coli sinh độc tố ruột)
3. Tại sao trẻ em dễ nhiễm khuẩn E. coli?
Vi khuẩn E.coli vẫn tồn tại với một số lượng lớn ở người lớn nói chung và trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, tại sao trẻ em lại dễ nhiễm khuẩn E.coli?
Trước hết, ta cần biết E.coli thường có mặt ở trong các loại thực phẩm hoặc nguồn nước bẩn, ô nhiễm, nếu mẹ không quan tâm tới vấn đề an toàn vệ sinh thì nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ là rất cao.
Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện trong khi kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang giảm dần khi trẻ lớn lên. Từ đó, dẫn đến khả năng đáp ứng miễn dịch kém hơn. Cùng với đó hệ miễn dịch của trẻ suy giảm khi trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thủy đậu,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy.
4. Phác đồ điều trị tiêu chảy do E. coli ở trẻ em.
Để điều trị tiêu chảy do vi khuẩn E.coli gây ra cho trẻ, bên cạnh việc điều trị nguyên nhân gây bệnh thì phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
4.1 Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để dự phòng mất nước
- Đối với thời kỳ cho con bú, mẹ nên cho bé bú lâu hơn và nhiều hơn.
- Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, cho thêm ORS( oresol) sau mỗi lần bú.
- Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống 1 hoặc nhiều loại dung dịch như: ORS, thức ăn lỏng như: nước súp, nước cơm, nước cháo,..
Dung dịch bù nước, điện giải đường uống có hiệu quả nhất là dung dịch Oresol (ORS). Pha gói dung dịch với lượng nước quy định, tuyệt đối không pha ít hoặc nhiều nước hơn vì không đảm bảo điều trị, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Nếu trẻ chưa có dấu hiệu mất nước, ở trẻ dưới 2 tuổi cho trẻ uống 50-100ml, trẻ trên 2 tuổi uống 100-200ml sau mỗi lần tiêu chảy và giữa các lần tiêu chảy.
Hướng dẫn bà mẹ cách cho uống :
- Cho uống thường xuyên từng ngụm nhỏ bằng thìa.
- Nếu trẻ nôn, dừng 10 phút sau đó tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn.
- Tiếp tục cho trẻ uống cho tới khi ngừng tiêu chảy.
Khi trẻ đã có dấu hiệu mất nước nhẹ, lượng dung dịch ORS cần dùng cho trẻ trong vòng 4 giờ đầu tiên được tính theo công thức:
Số lượng ORS ước tính (ml) cần dùng= cân nặng trẻ (kg) x 75
Còn đối với trẻ mất nước nặng, điều trị tốt nhất cho trẻ bị mất nước nặng là nhanh chóng bù dịch qua đường tĩnh mạch và được thực hiện bởi cán bộ y tế. Dung dịch được lựa chọn: Ringer Lactat hoặc Ringer Acetat. Ngoài ra: NaCl 0,9%, Glucose 5% với tỷ lệ 1:1.
Tùy vào mức độ mất nước của trẻ mà sẽ có những phác đồ để dự phòng, bổ sung nước và ORS khác nhau phục vụ cho việc điều trị tại nhà hoặc bệnh viện.
Xem chi tiết: https://imiale.com/tieu-chay-cap-o-tre-em-nguyen-nhan-trieu-chung-phac-do-dieu-tri-chuan-4288/
4.2 Tiếp tục cho trẻ ăn
Mặc dù trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%. Do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem, thì trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường. Nếu không ăn đủ khẩu phần, trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.
Việc cho trẻ ăn( ít nhất 6 bữa trong 2 tuần lễ) sẽ đảm bảo đủ sức khỏe, thể lực, cân nặng hỗ trợ hồi phục chức năng đường ruột nhanh hơn.
4.3 Uống bổ sung kẽm để giảm thời gian, mức độ của tiêu chảy
Nên cho trẻ uống kẽm càng sớm càng tốt ngay khi bắt đầu tiêu chảy. Kẽm giúp làm rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy. Kẽm rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của trẻ và giúp ngăn chặn những đợt tiêu chảy mới trong vòng 2-3 tháng sau điều trị. Ngoài ra, kẽm giúp cải thiện sự ngon miệng và tăng trưởng.
- Trẻ < 6 tháng tuổi: 10mg/ngày trong vòng 10-14 ngày
- Trẻ ≥ 6 tháng tuổi: 20mg/ngày trong vòng 10-14 ngày
4.4. Chỉ định kháng sinh
Thông thường trẻ bị tiêu chảy xác định được là do vi khuẩn E.coli sẽ không được chỉ định dùng kháng sinh, trừ trường hợp trẻ có biểu hiện của hội chứng lỵ do E.coli.
Kháng sinh được sử dụng là:
- Ciprofloxacin 15mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 3 ngày (U)( chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi)
- Hoặc Ceftriaxone 50-100 mg/kg/ ngày (1 lần) x 2-5 ngày (TB, TMC).
4.5 Điều trị hỗ trợ
Thuốc làm săn niêm mạc ruột:
Nhóm thuốc này có khả năng gắn với protein của niêm mạc đường tiêu hóa, tạo thành một lớp mỏng bao phủ, bảo vệ niêm mạc. Các tác nhân gây tiêu chảy vì thế không thể bám tiếp vào niêm mạc ống tiêu hóa. Nhờ đó, giúp cải thiện khuôn phân, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy.
Thuốc tham khảo: Diosmectit (VD: Smecta)
Thuốc cầm tiêu chảy
Là thuốc ức chế enzym enkephalinase và qua đó làm bền chất enkephalin dẫn đến giảm tiết dịch trong lòng ống tiêu hóa. Nhờ đó giúp giảm mất dịch, chất điện giải, giảm thể tích phân và cũng cho kết quả của việc tiêu chảy.
Thuốc tham khảo: Racecadotril (Hidrasec)
Lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này:
- Không sử dụng kết hợp 2 loại thuốc khi bé bị tiêu chảy, tốt nhất là nên dùng 1 trong 2.
- Nên hạn chế sử dụng vì các thuốc này có nhiều tác dụng phụ như rối loạn hấp phụ, táo bón, nôn, ói.
- Mẹ chỉ nên dùng với liều đủ hiệu quả chống tiết dịch, chất điện giải theo chỉ định của bác sỹ mà không nên dùng liều cao hơn.
4.6 Dự phòng hoặc điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn
Suy dinh dưỡng là hậu quả của tiêu chảy kéo dài. Và cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn, có nguy cơ tử vong. Vì vậy, nên chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này để bù lại dưỡng chất đã mất đi khi trẻ bị tiêu chảy cấp và giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.
- Nếu trẻ đã ăn được, cho trẻ ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: Thịt, cá, trứng, rau củ quả. Thức ăn nên được nghiền nhỏ để dễ tiêu hóa và chia làm nhiều bữa: 3-4h/ bữa (6 bữa/ngày).
Thức ăn cần mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm… để tăng thêm lượng kali, beta, carotene, vitamin C…
- Nếu trẻ đang trong giai đoạn bú sữa, nên khuyến khích trẻ bú nhiều hơn. Nếu trẻ không chịu ti bình có thể cho uống bằng thìa sạch, cốc.
4.7 Bổ sung Vitamin A nếu trẻ suy dinh dưỡng nặng
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, giúp trẻ phát triển bình thường. Thiếu vitamin A trẻ sẽ bị chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng.
- Đối với trẻ < 1 tuổi 100.000 đơn vị (U)
- Đối với trẻ > 1 tuổi 200.000 đơn vị (U)
Theo hướng dẫn quy trình chuyên môn điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em (Ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Nguyên tắc phục hồi tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ
5.1 Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Giai đoạn sau tiêu chảy nhiễm khuẩn, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần duy trì bữa ăn phụ và chế độ ăn giàu năng lượng cho trẻ trong ít nhất 2 tuần. Bữa phụ nên được tiếp tục cho để giúp trẻ khỏe mạnh và đạt được cân nặng, chiều cao như mức bình thường.
Các loại thức ăn cho trẻ thì vẫn tương tự như chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy.
Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn là xu hướng hiện đại giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi tiêu chảy do nhiễm khuẩn ở trẻ. Loại vi khuẩn thuần chủng, có nguồn gốc rõ ràng khi tồn tại với số lượng đủ lớn trong đường tiêu hóa sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó, giúp giảm thời gian và mức độ tiêu chảy của trẻ.
5.2 Bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa
Bifidobacterium BB-12 là là lợi khuẩn chiếm số lượng lớn nhất (90% tổng lượng lợi khuẩn). Chúng bám dính tại đại tràng và là nhân tố chính phát huy vai trò của hệ lợi khuẩn như:
- Cạnh tranh vị trí bám với các vi khuẩn gây hại và ức chế sự phát triển của chúng
- Tạo lớp màng nhầy sinh học giúp bảo vệ niêm mạc ruột trước các tác động của tác nhân gây tiêu chảy
- Điều tiết lượng nước trong phân giúp cải thiện tình trạng phân lỏng.
- Tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể mau chóng phục hồi và có khả năng chống chọi với các tác nhân gây hại
- Tăng tiết các enzym tiêu hóa giúp phục hồi chức năng tiêu hóa thức ăn
Do đó, khi bổ sung lợi khuẩn, mẹ nên Bifidobacterium- BB12 sẽ giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng tiêu chảy hơn.
Tham khảo:
Imiale – Lợi khuẩn sống từ Đan Mạch là sản phẩm độc quyền bổ sung chủng lợi khuẩn Bifidobacterium- BB12.
6. Phòng tiêu chảy nhiễm khuẩn do E.coli
Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát các loại thức ăn sử dụng cho trẻ
- Cho trẻ sử dụng những thực phẩm đã được chế biến kĩ, đảm bảo, uống nước đun sôi để nguội.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Cải thiện hệ thống cấp thoát nước.
- Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của bé.
6. Các địa chỉ khám nhi khoa uy tín
- Viện đa khoa quốc tế Vinmec với 5 cơ sở lớn tại: Hà Nội, TP.HCM, Khánh Hòa, Kiên Giang, Quảng Ninh,
- Phòng khám Quốc tế Vinmec Royal City (Hà Nội, Sài Gòn)
- Bệnh viện đa khoa quốc Tế Thu Cúc: Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
- Bệnh viện nhi đồng thành phố HCM: tại các cơ sở 1,2
- 5.Viện nhi Trung Ương: Địa chỉ: 18/879 đường La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482
Xem thêm:
- Nguyên tắc điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh
- Hướng dẫn điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em
- Xử trí tiêu chảy kéo dài sao cho đúng