Đầy bụng buồn nôn là triệu chứng đường tiêu hóa thường có thể gặp ở mọi đối tượng không chỉ riêng ở trẻ nhỏ. Đó là dấu hiệu bất thường của quá trình tiêu hóa thức ăn, cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý tiềm ẩn. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách xử trí kịp thời các triệu chứng.
Mục lục
1. Triệu chứng của đầy bụng buồn nôn?
Đầy bụng buồn nôn là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, cảm giác no, đau râm ran ở ở phần bụng trên, tạo cho bạn có cảm giác buồn nôn sau khi ăn.
Nếu con trẻ bạn bị đầy bụng buồn nôn, trẻ có thể có các dấu hiệu sau:
- Trẻ bị đầy bụng buồn nôn thường chán ăn, ăn nhanh no, sau ăn 3 đến 5h vẫn có cảm giác no và buồn nôn sau khi ăn.
- Cơn đau bụng dữ dội hoặc đau từng cơn ở vùng bụng trên (từ vùng xương ức đến vùng rốn).
- Buồn nôn và nôn: trẻ dễ nôn sau khi ăn hoặc sau vài giờ ăn.
- Sốt nhẹ do mất nước khi nôn.
Với các triệu chứng đầy bụng buồn nôn trên, ta cần tìm hiểu kĩ các nguyên nhân gây bệnh để có cách xử trí kịp thời tránh tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn.
2. Đầy bụng buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?
Đầy bụng buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân xảy ra, tùy từng tình trạng và mức độ của bệnh để chứng đầy bụng buồn nôn xảy ra và dứt điểm nhanh hay chậm, không đơn thuần là do thói quen của lối sống sinh hoạt mà còn tiềm ẩn các bệnh lý khác nhau gây nên.
2.1. Do thói quen sinh hoạt không khoa học
- Ăn uống thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ- chất béo là chất dinh dưỡng tiêu hóa thức ăn chậm dẫn đến cảm giác đầy hơi, khó tiêu
- Uống nhiều thức uống có cồn,có ga, trong thức uống này chứa nhiều CO2, tích khí trong dạ dày khiến dạ dày bị tổn thương, dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa và hấp thu, gây chứng đầy hơi, buồn nôn.
- Căng thẳng lo lắng dài ngày kích thích dạ dày tiết nhiều acid làm phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn
- Do tác dụng phụ của thuốc: uống thuốc kháng sinh, giảm đau dài ngày gây rối loạn dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn
Thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày không tốt dẫn đến tình trạng cơ thể ngày càng suy yếu do cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng qua quá trình tiêu hóa thức ăn
2.2. Đầy bụng buồn nôn do các bệnh lý sau
Ngoài việc đầy bụng buồn nôn do chế độ sinh hoạt thì các bệnh lý tiềm ẩn sau đây cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh:
- Viêm, loét dạ dày, tá tràng : xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không đều đặn hoặc bệnh di truyền. Bệnh xảy ra làm bệnh nhân thường có hiện tượng đau bụng, đầy bụng và buồn nôn,…Với những người bị viêm loét mãn tính cơ thể ngày càng hao mòn đi do cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng. Thức ăn khi không được hấp thu bị đào thải ngược ra lại cơ thể qua nôn mửa gây ra triệu chứng đầy bụng buồn nôn.
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Hội chứng GERD hay còn có tên khác là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh này xảy ra khi van thực quản bị suy yếu dẫn đến tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng. Biểu hiện đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, đau rát cổ họng, đầy bụng, buồn nôn,….
- Bệnh celiac: Bệnh Celiac là một bệnh qua trung gian miễn dịch di truyền ở người do không dung nạp gluten, dẫn đến chứng viêm niêm mạc và teo nhung mao, gây kém hấp thu.
- Bệnh sỏi mật: sỏi đường mật làm ngăn cản sự bài tiết mật từ túi mật và gan xuống ống tiêu hóa làm giảm hấp thu chất béo trong thức ăn, từ đó dẫn đến hiện tượng đầy bụng buồn nôn.
- Táo bón: Táo bón đặc trưng bởi giảm tần suất đại tiện, khó đi đại tiện, thường kèm theo đau bụng. Nguyên nhân chủ yếu do chế độ sinh hoạt, ăn uống, stress, tác dụng phụ của thuốc, thiếu men tiêu hóa và mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột,…. dẫn đến tình trạng thức ăn khó tiêu hóa, kèm theo các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn.
- Viêm tụy: dịch tụy là dịch tiêu hóa đầy đủ nhất của cơ thể, trong dịch tụy có cả ba nhóm enzyme để tiêu hóa ba thành phần chính của thức ăn: glucid, protid, lipid. Viêm tụy cấp hoặc mãn tính đều dẫn đến tình trạng suy giảm dịch tụy một cách đáng kể, dẫn đến các thành phần thức ăn giảm hấp thu đáng kể. Triệu chứng gây ra do tiêu hóa kém có thể đau bụng, bụng chướng, đầy bụng, buồn nôn và nôn mửa.
- Ung thư dạ dày: đây là một tình trạng ít gặp, nhưng đầy bụng buồn nôn có thể là một trong các triệu chứng của bệnh.
- Tắc nghẽn đường tiêu hóa: sự chuyển động của thức ăn trong lòng ruột giảm hoặc ngừng đưa đến buồn nôn, nôn, đầy bụng.
- Thai kỳ: Trong thai kỳ, nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi, tử cung chứa thai giãn lớn đè ép làm thức ăn được đẩy đi chậm hơn và áp lực trong ổ bụng tăng lên đầy dịch vị dạ dày trào ngược do đó thai phụ thường thấy đầy bụng. Vì vậy bạn sẽ có cảm giác đầy bụng buồn nôn thai kỳ trong giai đoạn đầu.
Với sự ảnh hưởng của một số bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của các chất khiến thức ăn khi đưa vào cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thu, dần đến cơn đầy bụng buồn nôn
3. Có nguy hiểm không khi bị đầy bụng buồn nôn?
Nếu đầy bụng, buồn nôn là những dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa thì bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị không những làm giảm, hết triệu chứng khó chịu mà còn giúp ngăn ngừa hình thành biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
Viêm loét dạ dày tá tràng: thường có tổn thương ở cùng niêm mạc ở dạ dày và tá tràng. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
Trào ngược dạ dày thực quản: khi axit dạ dày trào lên thực quản liên tục và kéo dài có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc thực quản, viêm loét thực quản. Tình trạng này khó điều trị và có thể để lại hậu quả nặng nề.
Dựa trên triệu chứng và nguyên nhân gây ra, nếu việc thay đổi lối sống sinh hoạt không làm giảm chứng đầy bụng buồn nôn ta nên đến thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.
4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị đầy bụng buồn nôn
Chế độ ăn uống và sinh hoạt là một nhóm nguyên nhân gây ra triệu chứng đầy bụng buồn nôn rất phổ biến. Vậy ăn uống như thế nào để có thể mang lại cho ta một sức khỏe tốt
- Trẻ cần có một chế độ ăn uống đều đặn, đầy đủ chất dinh dưỡng
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối, không quá thiên lệch về chất đạm, chất béo, bổ sung đầy đủ rau xanh, hoa quả, sinh tố mỗi ngày
- Cung cấp chất lỏng và đủ nước cho trẻ
- Nên cho trẻ có triệu chứng đau bụng, đầy hơi cần ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để giảm tải cho hệ tiêu hóa làm việc quá sức: như các loại cháo cá, các sản phẩm chế biến từ đậu nành, rau củ quả xanh (củ cải xanh, khoa tây, cà chua,..), trái cây (chuối, táo,..), nấm sữa Kefir, phô mai,…
- Những sản phẩm chứa nhiều Probiotics, Prebiotics cho trẻ
Lưu ý: Một số thực phẩm sau không cho trẻ nhỏ ăn dưới một tuổi:
- Mật ong, tưởng chừng là một thực phẩm vô hại chứa nhiều nguồn dinh dưỡng tuy nhiên trong mật ong chứa vi sinh vật Clostridium botulinum có thể gây bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong cho trẻ sơ sinh
- Sữa bò và sữa đậu nành vì nó không chứa chất dinh dưỡng mà trẻ sơ sinh cần, đồng thời có thể gây ra các dị ứng cho trẻ sơ sinh khi sử dụng. Chỉ sử dụng khi trẻ trên 12 tháng tuổi.
- Sữa chua, pho mát hoặc đồ uống chưa tiệt trùng vì chúng có thể có chứa vi khuẩn E.coli gây hại làm trầm trọng tình trạng tiêu chay.
>> Xem thêm: Đầy hơi khó tiêu – 12 cách cải thiện nhanh chóng và phòng ngừa
5. Khi nào cần đi khám?
Thông thường, đầy bụng buồn nôn không phải là tình trạng đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu như các triệu chứng này kéo dài trên 2 tuần, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ để sớm phát hiện ra những bất thường.
Phải liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bệnh nhân đầy bụng buồn nôn dữ dội hoặc kèm theo các triệu chứng sau:
- Sụt cân không có nguyên nhân hoặc chán ăn
- Nôn mửa nhiều lần hoặc nôn ra máu.
- Đi cầu phân đen, sệt, thối khắm.
- Khó nuốt ngày càng tăng dần lên.
- Mệt mỏi hoặc suy nhược, có thể cho thấy thiếu máu.
Cần đến các cơ sở y tế để được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có:
- Khó thở, đổ mồ hôi, hoặc đau ngực lan đến hàm, cổ hoặc cánh tay.
- Đau ngực khi gắng sức hoặc căng thẳng.
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482
Tài liệu tham khảo:
1.https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/symptoms-causes/syc-20352211
2.https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-nausea-vomiting