Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng hàng đầu với trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bất dung nạp lactose là bệnh lý cản trở quá trình trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng có trong sữa và gây nhiều khó chịu cho bé. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những dấu hiệu nhận biết trẻ bất dung nạp lactose, các xét nghiệm chẩn đoán và lời khuyên cho cha mẹ để cải thiện vấn đề này.
Mục lục
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bất dung nạp Lactose
Bất dung nạp Lactose là tình trạng cơ thể không thể tiêu hóa hết đường (lactose) có trong sữa. Kết quả, sau khi ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa, người bệnh thường bị tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng. Nguyên nhân của kết quả này là do cơ thể không có khả năng sản xuất đầy đủ men lactase. Men này có tác dụng thủy phân lactose thành 2 phân tử đường đơn là glucose và galactose, dễ hấp thu vào máu. Như vậy, khi thiếu lactase, lactose không được tiêu hóa sẽ vận chuyển xuống đại tràng. Tại đây, lactose được vi khuẩn lên men, sinh khí và acid gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Các triệu chứng bất dung nạp Lactose xảy ra khi trẻ uống sữa hoặc ăn thực phẩm chứa lactose. Các triệu chứng phổ biến giúp nhận biết trẻ bất dung nạp đường lactose là:
- Trẻ tiêu chảy sau mỗi lần ti mẹ hoặc sau khi uống sữa công thức chứa Lactose: Lactose làm tăng áp suất thẩm thấu tại lòng ruột, kéo theo nước, dẫn đến triệu chứng tiêu chảy, đi phân lỏng.
- Phân lỏng, có bọt, mùi chua: Vi khuẩn lên men lactose tại đại tràng sinh khí và acid, nên phân có bọt và mùi chua đặc trưng.
- Trẻ có thể sôi bụng, chướng bụng:Lactose không được tiêu hóa, đồng thời khí sinh ra trong lòng ruột gây khó chịu vùng bụng, khiến trẻ quấy khóc nhiều.
- Một số trẻ nôn trớ, hoặc ọc sữa
- Trẻ hăm đỏ quanh hậu môn do đi ngoài nhiều lần, tính chất phân chua càng làm hăm lâu khỏi, dẫn đến loét.
>>> Xem thêm: Không dung nạp lactose – Hiểu đúng và phục hồi hiệu quả
2. Chẩn đoán xác định trẻ bất dung nạp Lactose
Chẩn đoán bất dung nạp Lactose bao gồm thăm khám các triệu chứng của trẻ, đồng thời trẻ có thể được chỉ định một trong các xét nghiệm sau:
2.1. Xét nghiệm hydro trong hơi thở nhận biết trẻ bất dung nạp Lactose
Lactose không được chuyển hóa sẽ được vi khuẩn lên men và sinh ra khí hydro. Đó là lý do vì sao nồng độ hydro cao trong hơi thở là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bất dung nạp lactose.
Cách thực hiện:
Trẻ cần nhịn ăn qua đêm trước khi thực hiện xét nghiệm này.
- Bước 1: Đo nồng độ hydro trong hơi thở trước khi uống dung dịch chứa lactose
- Bước 2: Trẻ được cho uống dung dịch chứa lactose liều 2g/kg cân nặng
- Bước 3: Đo lại nồng độ hydro trong hơi thở sau khi uống dung dịch chứa lactose sau mỗi 30 phút, liên tục trong 3 giờ.
Kết quả: Nếu nồng độ hydro trong hơi thở sau khi uống dung dịch chứa lactose tăng 20 ppm, trẻ được chẩn đoán bất dung nạp lactose.
2.2. Xét nghiệm dung nạp lactose
Khả năng dung nạp lactose của cơ thể dựa trên khả năng chuyển hóa của lactose thành glucose. Vì vậy, xét nghiệm đường máu (glucose máu) là một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán bất dung nạp lactose. Trẻ được chẩn đoán bất dung nạp lactose khi kết quả cho thấy lượng đường máu (glucose máu) tăng chậm hoặc hầu như không thay đổi sau khi bé tiêu thụ sữa.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trẻ được uống một dung dịch chứa lactose liều 2g/kg cân nặng
- Bước 2: Lấy máu để đo nồng độ glucose tại 3 thời điểm là ngay sau uống lactose, 1 tiếng và 2 tiếng sau khi uống lactose.
Kết quả: Sau 2h, nếu glucose máu của trẻ không tăng trên 920 mg/dL và xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình thì trẻ được chẩn đoán bất dung nạp lactose.
2.3. Xét nghiệm pH phân
2 xét nghiệm trên không thích hợp trẻ sơ sinh. Xét nghiệm phân sẽ là xét nghiệm thích hợp dành cho lứa tuổi này. Khi lactose không được hấp thu bình thường, chúng bị vi khuẩn lên men, ngoài tạo ra khí hydro, lactose được chuyển hóa thành axetat và các axit béo. Đây là yếu tố khiến phân có mùi chua. pH phân thấp hoặc hàm lượng cao các chất trên trong phân sẽ là dấu hiệu cho thấy trẻ bất dung nạp lactose.
Để thực hiện các xét nghiệm trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm dinh dưỡng. Ngoài đưa ra kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ giúp bố mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng và đưa ra một số lời khuyên hữu ích để cải thiện tình trạng bất dung nạp lactose ở trẻ.
>>>Xem thêm: Các xét nghiệm chẩn đoán bé bất dung nạp Lactose chính xác nhất
3. Mẹ cần làm gì khi trẻ bất dung nạp Lactose
Đối với mỗi độ tuổi của trẻ, mẹ cần có cách xử lý tình trạng bất dung nạp lactose khác nhau. Dưới đây là các lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc trẻ:
3.1. Đối với trẻ bú mẹ bất dung nạp Lactose
- Không bắt buộc giảm hoặc loại bỏ sữa mẹ khỏi chế độ dinh dưỡng của trẻ: Do sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất với trẻ lúc này. Việc giảm hoặc loại bỏ sữa không có lợi cho sự phát triển của trẻ. Mức độ lactose trong sữa mẹ thường ở mức mà trẻ có thể dung nạp được.
- Loại bỏ sữa đầu: Mẹ cần lưu ý rằng, thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ có sự thay đổi trong quá trình cho trẻ bú. Trong đó, sữa đầu có chứa lượng lactose khá cao nhưng chất béo thấp, ngược lại với sữa sau. Như vậy, trẻ phải tiêu thụ nhiều lactose một lúc. Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo thấp khiến quá trình vận chuyển lactose qua ruột non diễn ra nhanh chóng, ít thời gian để chuyển hóa và hấp thu. 2 lý do trên khiến trẻ dễ tiêu chảy khi bú sữa đầu. Vì vậy, lời khuyên dành cho mẹ là nên vắt bỏ sữa đầu trước khi cho trẻ bú
- Thay đổi chế độ ăn của mẹ: Chế độ ăn giàu Lactose của mẹ có thể khiến các triệu chứng bất dụng nạp của trẻ nặng hơn. Vì thế, mẹ cần điều chỉnh một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh, hạn chế thực phẩm nhiều đường, tăng cường omega-3, axit béo để tối ưu dinh dưỡng trong sữa mẹ.
>>> Xem thêm: Bé bị bất dung nạp Lactose mẹ kiêng gì, ăn gì?
3.2. Đối với trẻ bất dung nạp Lactose dùng sữa công thức
Một số sữa công thức chứa hàm lượng lactose khá cao dẫn đến các triệu chứng của bất dung nạp lactose. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên lựa chọn các loại sữa không chứa lactose, thường được ghi nhãn lactofree hoặc free lactose trên bao bì.
>> Tham khảo: Top 7 sữa free lactose cho trẻ tốt nhất hiện nay
Tuy nhiên, không phải trẻ bất dung nạp lactose sẽ phải duy trì sữa free lactose suốt, Tùy tình trạng của trẻ mà mẹ cân nhắc chuyển cho về dùng sữa lactose thông thường. Phần lớn trẻ bất dung nạp lactose thứ phát sau đợt nhiễm khuẩn đường ruột. Lúc này, niêm mạc ruột bị tổn thương dẫn đến giảm khả năng tiết enzyme lactase, gây ra các triệu chứng bất dung nạp. Vì vậy, khi niêm mạc tiêu hóa của trẻ được phục hồi, đủ khả năng tiết enzyme lactase để tiêu hóa đường lactose, mẹ có thể cho trẻ quay về chế độ ăn thông thường như trước.
Mẹ cũng lưu ý, quá trình chuyển sữa cần được thực hiện từ từ, không đột ngột chuyển từ sữa free lactose sang sữa chứa lactose. Mẹ nên kết hơp theo dõi triệu chứng của trẻ để giảm dần cữ sữa free lactose, tăng dần cữ sữa chứa lactose, giúp hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi dần.
3.3. Đối với trẻ không dung nạp đường lactose đang ăn dặm
Trẻ bất dung nạp Lactose cần hạn chế các thực phẩm hoặc đồ uống chứa lactose, bao gồm:
- Các sản phẩm từ sữa chứa lactose: Váng sữa, phô mai, bơ, sữa bột ít béo,…
- Bánh kẹo chứa đường lactose
Ngoài ra, thay vì loại bỏ hoàn toàn sữa lactose, mẹ vẫn có thể duy trì cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa free lactose để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé. Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung nguồn thực phẩm thay thế sữa động vật để đảm bảo dinh dưỡng (canxi, protein, vitamin A, B12, D…) Ví dụ:
- Canxi: Tảo biển, đậu hũ, đậu phộng, quả đỗ, quả sung, cam, rau dền, đậu bắp, cải xanh, sữa thực vật, cá hồi…
- Vitamin A: cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, dầu gan cá, gan, bí đỏ, rau bina, trứng, đu đủ, đậu Hà Lan, xoài,…
- Vitamin D: lòng đỏ trứng, dầu gan cá, sữa thực vật, ngũ cốc ăn sáng,…
- Sữa không chứa lactose (lactofree): Khi mua sữa, mẹ nên ưu tiên các loại sữa có ghi nhãn lactofree dành cho trẻ. Trong đó, hầu hết sữa thực vật là không chứa lactose như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân,… Tuy nhiên, những loại sữa hạt này thường chứa ít protein hơn các loại sữa động vật chứa lactose
3.4. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bất dung nạp Lactose
Lợi khuẩn là lựa chọn thích hợp để cải thiện trẻ bất dung nạp lactose vì những lợi ích như sau:
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa tiết một enzym lactase thủy phân lactose
- Phục hồi niêm mạc ruột
- Tạo ra lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc ruột
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Điều tiết sự hấp thu nước tại niêm mạc ruột và nhu động ruột, từ đó cải thiện tiêu chảy do bất dung nạp lactose
- Tăng cường sức đề kháng
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn chuyên biệt dành cho bé bị bất dung nạp lactose. Trong đó, lợi khuẩn sống, gắn đích là dạng lợi khuẩn hiệu năng cao, bám đúng đích tác dụng cho hiệu quả tối ưu trong điều trị. Bên cạnh đó, nên lựa chọn chủng lợi khuẩn thủ lĩnh Bifidobacterium, chiếm đến 90% lợi khuẩn đường ruột, giúp cải thiện các rối loạn tiêu hóa, bảo vệ và phục hồi niêm mạc ruột, hỗ trợ cải thiện tình trạng bất dung nạp lactose ở trẻ.
Lần đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, IMIALE chứa lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB-12, là chủng lợi khuẩn thiết yếu tại đường ruột, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng các triệu chứng bất dung nạp Lactose ở trẻ nhỏ. Hiệu quả của IMIALE được chứng minh qua hơn 300 nghiên cứu lâm sàng, được các tổ chức uy tín thế giới chứng chận và khuyên dùng.
4. Một số thắc mắc của mẹ khi trẻ bất dung nạp lactose
4.1. Trẻ bất dung nạp lactose có tăng cân không?
Câu trả lời là không. Vì đường lactose là một trong các dưỡng chất chính giúp cho cơ thể trẻ phát triển và nhanh lớn. Trẻ bất dung nạp lactose không tiêu hóa và hấp thu được đường nên trẻ không tăng cân hoặc chậm tăng cân, có nguy cơ không đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Trẻ sẽ tăng cân bình thường nếu mẹ phát hiện sớm và có các biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách.
4.2. Bé bị bất dung nạp lactose bao lâu thì hết?
Thời gian khỏi bệnh của trẻ phụ thuộc vào tình trạng của trẻ và cách chăm sóc của gia đình.
Trẻ bất dung nạp lactose thứ phát (thường gặp nhất)
Khi trẻ được kiểm soát lactose trong chế độ ăn, trẻ sẽ giảm các triệu chứng. Sau 1-3 tháng mẹ kết hợp các phương pháp phục hồi đường ruột trẻ (bổ sung men vi sinh, kẽm,…), trẻ sẽ khôi phục chức năng tiết lactase, hoạt động ruột trở về bình thường. Khi đó, các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn
Trẻ bất dung nạp lactose nguyên phát
Bệnh thường xảy ra với trẻ lớn, khi trẻ chuyển từ sữa sang chế độ ăn khác. Cơ thể trẻ tiết ít lactase nên khi ăn nhiều các thực phẩm chứa lượng lactase khiến trẻ không dung nạp được. Nếu trẻ chỉ thức ăn thông thường, hạn chế đồ ngọt, sữa chứa lactose thì trẻ sẽ không còn gặp các triệu chứng bất dung nạp lactose.
Trẻ bất dung nạp lactose bẩm sinh
Trường hợp này hiếm gặp nhưng nếu mắc, trẻ sẽ sống chung với tình trạng này. Ngay từ sớm, trẻ không được dùng bất cứ loại thực phẩm nào chứa lactose. Nếu trẻ nhỏ cần dùng sữa thì dùng sữa freelactose hoặc sữa chứa ít lactose và bổ sung kèm men lactase. Khi trẻ lớn, vẫn cần thường xuyên kiểm soát chế độ ăn.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy chat ngay hoặc liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.