Loạn khuẩn ruột được định nghĩa là rối loạn hoạt động chức năng của đường ruột do mất cân bằng hệ vi sinh. Những bất ổn này cần được theo dõi và xử trí dứt điểm, tránh vòng xoắn bệnh lý gây tái đi tái lại tốn kém cho điều trị sau này. Sau đây là những cách xử trí dứt điểm loạn khuẩn đường ruột dai dẳng ở trẻ nhỏ mẹ cần biết.
1. Biểu hiện của loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ mẹ cần biết
Loạn khuẩn ruột được định nghĩa là rối loạn hoạt động chức năng của đường ruột do mất cân bằng hệ vi sinh. Khi đó tỷ lệ vàng 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn bị phá vỡ. Số lượng hại khuẩn tăng lên, sinh nhiều độc tố gây viêm, tổn thương niêm mạc ruột. Dẫn đến mất đi tính ổn định trong hoạt động tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và thải trừ chất cặn bã.
Trẻ có thể gặp một trong các biểu hiện dưới đây:
– Phân trẻ lúc rắn, lúc lỏng, lúc sền sệt, phân không thành khuôn
– Có các hạt, thức ăn chưa được tiêu hóa hết trong phân. Đặc biệt, có nhiều nhầy hoặc bọt xuất hiện trong phân.
-Phân có màu xanh, nâu đen, …
– Trẻ thường kèm theo các biểu hiện sốt, bú kém, biếng ăn, mệt mỏi, buồn nôn, quấy khóc
2. Các nguyên nhân chính gây loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ dùng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột:
Kháng sinh được coi như con dao hai lưỡi với cơ thể trẻ nhỏ. Khi hệ miễn dịch yếu ớt được kháng sinh hỗ trợ, mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt. Nhưng ở một khía cạnh ngược lại, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời gian trẻ dùng kháng sinh. Đặc biệt là khi phải sử dụng kháng sinh dài ngày.
Hàng rào lợi khuẩn bám dính trên niêm mạc đường tiêu hóa.đồng thời bị tiêu diệt với số lượng lớn trong thời gian trẻ dùng kháng sinh. Lúc này đường ruột như mất đi lớp áo khoác bảo vệ, dễ dàng bị một tác nhân bất kỳ gây tổn thương. Các phản ứng viêm của tế bào ống tiêu hóa kích thích nhu động ruột tăng sinh,.nhanh chóng tống đẩy phân ra ngoài. Tạo các bệnh lý như tiêu chảy, phân sống, phân có hạt, nhầy lợn cợn, …
Trẻ nhỏ nhiễm khuẩn, nhiễm virus, ký sinh trùng gây loạn khuẩn ruột:
Khi hệ sinh thái đang trong trạng thái cân bằng, mọi chu kỳ diễn ra theo đúng chu trình được thiết lập. Và đột nhiên có những người khách không mời mà đến cùng muốn chiếm dinh dưỡng,.chiếm vị trí bám, và gây tổn thương lên vùng đất đai mà hại khuẩn đang bám dính,.ắt hẳn đường ruột sẽ rối loạn. Và những vị khách đó là vi khuẩn gây bệnh, virus, ký sinh trùng, …
Nguồn lây bệnh trung gian đôi khi rất gần gũi với trẻ nhỏ như:
+ Thức ăn có nguồn gốc không đảm bảo vệ sinh, thức ăn ôi thiu, nấm mốc
+ Nguồn nước dùng cho trẻ không được làm sạch, chưa được đun sôi
+ Các món ăn của trẻ chưa được nấu chín
+ Bình bú, núm bú của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ
+ Đồ chơi, bát, thìa dùng xung quanh trẻ không được tráng rửa, phơi khô sạch sẽ
+ Mẹ và người thân không có thói quen rửa tay thường xuyên trước khi tiếp xúc và làm đồ ăn cho trẻ
+ …
Chế độ dinh dưỡng của trẻ không hợp lý gây tình trạng loạn khuẩn ruột:
Thức ăn của lợi khuẩn trong đường ruột là những loại chất xơ hòa tan, đường, carbohydrat loại đặc biệt. Chính vì vậy, chế độ ăn của trẻ cần được đa dạng và phong phú, cần có nhiều chất xơ có trong các loại rau củ.
Đôi khi, trong loại sữa công thức hoặc chế độ dinh dưỡng của con bổ sung quá nhiều đạm và chất béo khó tiêu. Nhưng lại thiếu hụt các loại đường và chất xơ cần thiết nuôi dưỡng hệ khuẩn chí. Đây cũng là lý do có thể khiến đường tiêu hóa của con trục trặc do loạn khuẩn ruột.
Loạn khuẩn ruột do một số bệnh lý trong đường tiêu hóa của trẻ nhỏ
- Bệnh celiac. Khi Cơ thể thiếu hụt khả năng phân hủy các chất chứa gluten , một loại protein có trong lúa mì và nhiều loại ngũ cốc khác nhau
- Bệnh Crohn. Bệnh viêm ruột mãn tính từng phần của ống tiêu hóa
- Suy tuyến tụy. Tuyến tụy không tạo và tiết ra đủ enzym (chất phân cắt thức ăn). Nhóm thức ăn không được phân cắt luôn được đào thải nguyên vẹn qua phân.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS). Khi đại tràng quá nhạy cảm.
- Bất dung nạp lactose. Khi trong cơ thể trẻ thiếu hụt khả năng sinh men lactase. Đường sữa lactose không có khả năng phân cắt sẽ không thể hấp thu, tạo lực thẩm thấu hút nước vào lòng ống gây tình trạng tiêu chảy kéo dài mỗi khi trẻ nhỏ uống sữa.
3. Xử trí loạn khuẩn đường ruột cần dựa trên những thông tin khoa học
Xử trí nguyên nhân & triệu chứng:
Nguyên nhân:
Thông thường nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ là do virus gây nên. Khi đó không cần sử dụng kháng sinh, chỉ cần điều trị triệu chứng như mất nước, rối loạn điện giải.
Khi biểu hiện của tiêu chảy ở trẻ diễn tiến nặng, tần suất đi tăng lên trên 5 lần một ngày và lượng nước trong mỗi lần nhiều, có máu trong phân và trẻ quấy khóc nhiều, … Cần đưa trẻ đi khám ngay tại bệnh viện. Xác định rõ nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột bằng phương pháp cấy phân. Với từng trường hợp nhiễm khuẩn khác nhau, trẻ sẽ được chỉ định một loại kháng sinh khác nhau.
+ Khi trẻ nhiễm khuẩn Shigella (trực khuẩn lỵ), kháng sinh được sử dụng thường bao gồm azithromycin/ ceftriaxone. Nếu đang trong giai đoạn nghi ngờ có thể được kê amoxicillin và trimethoprim – sulfamethoxazole.
+ Trong trường hợp tiêu chảy do Campylobacter, chỉ cần điều trị bằng azithromycin nếu trẻ có triệu chứng nặng.
+ Với các trường hợp nhiễm khuẩn do Salmonella hoặc E. coli thường nhẹ hơn, có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh.
+ Ở một trường hợp ngược lại, khi trẻ được sử dụng kháng sinh lâu ngày dễ nhiễm khuẩn do Clostridium dificile. Đây là một vi khuẩn cơ hội gây tiêu chảy nặng và thường được điều trị bằng metronidazole.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng:
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp rất quan trọng trong thời gian trẻ mắc loạn khuẩn ruột kéo dài. Thiếu hụt chất dinh dưỡng và năng lượng là tình trạng trẻ gặp phải. Cần bổ sung đủ chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, …) cũng như đủ chất xơ và nước cho trẻ. Một chế độ hài hòa, giàu dinh dưỡng nhưng cân đối giúp trẻ mau chóng phục hồi sau những ngày tháng kéo dài rối loạn.
Bên cạnh đó, cần nghiêm túc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Cần ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh và vật dụng của trẻ.
Bổ sung đủ nước, tránh tình trạng mất nước, mất điện giải:
Có thể cho trẻ bổ sung oresol, chú ý pha đúng tỉ lệ theo hướng dẫn. Bổ sung cho trẻ khi lượng nước mất quá nhiều, trẻ có dấu hiệu mệt mỏi và suy kiệt.
Ngoài ra, mẹ có thể tăng số lần cho bé bú để bù lượng nước mất đi.
Lựa chọn đúng chủng lợi khuẩn phù hợp:
Bổ sung lợi khuẩn là phương pháp tốt nhất khi trẻ gặp tình trạng loạn khuẩn ruột. Giúp đưa vào một lượng lớn những vi khuẩn có lợi đang thiếu hụt trong lòng ống, tạo hàng rào tức thì bảo vệ và hỗ trợ tối đa hệ tiêu hóa đang tổn thương.
Cần bổ sung đúng chủng lợi khuẩn, cho hiệu quả tối đa và tác dụng nhanh nhất để xử lý tình trạng loạn khuẩn ruột trước mắt. Và bổ sung kéo dài 2-3 tháng để duy trì, tạo nền tảng hồi phục nhanh chóng hệ vi sinh của trẻ.
Các vấn đề rối loạn trẻ gặp phải hầu hết diễn ra ở vùng đại tràng. Nơi với cấu tạo hang hốc là địa chỉ quen thuộc cho lợi khuẩn tới trú ngụ. Và tốt nhất, lúc này nên bổ sung cho trẻ chủng lợi khuẩn Biffidobacterium. Một thủ lĩnh kiên cường có trong hệ tiêu hóa, giúp tạo hàng rào kiên cố bảo vệ tức thì đại tràng. Bới lẽ, Bifidobacterium là chủng có mặt từ rất sớm trong hệ khuẩn chí đường ruột, nhanh chóng phát triển và chiếm tới 90% tổng lợi khuẩn tại đại tràng.
Lợi khuẩn sống Imiale nhập khẩu nguyên lọ từ Đan Mạch