Cách trị biếng ăn cho trẻ 1 tuổi cần xuất phát từ căn nguyên biếng ăn. Tùy tình trạng biếng ăn của trẻ do tâm lý, bệnh lý hay sinh lý mà mẹ có cách xử trí phù hợp, tránh để trẻ biếng ăn kéo dài gây ra các hậu quả nghiêm trọng như: suy dinh dưỡng, thiếu chất, chậm phát triển… Bài viết dưới đây, Imiale sẽ bật mí cho mẹ cách trị biếng ăn cho trẻ dưới 1 tuổi chuẩn khoa học từ chuyên gia dinh dưỡng.
Mục lục
1. Tại sao trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn?
Trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn có thể do nguyên nhân sinh lý, bệnh lý và một tỉ lệ nhỏ do tâm lý. Cụ thể:
1.1. Do biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý xuất hiện khi cơ thể trẻ có những biến đổi về mặt thể chất, trí tuệ, hành vi và cảm xúc. Đây là nguyên nhân hay gặp đối với trẻ biếng ăn dưới 1 tuổi.
- Do trẻ bắt đầu thay đổi chế độ ăn hàng ngày: Dưới 1 tuổi thường là giai đoạn trẻ mới bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm. Một phần do trẻ lười nhai, một phần do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Khi thức ăn thay đổi từ sữa sang cháo hoặc bột nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, trẻ khó chịu, không muốn ăn dẫn đến lười ăn. Phải mất một thời gian trẻ mới làm quen được với chế độ này.
- Do trẻ đam mê khám phá hơn việc ngồi một chỗ ăn: Giai đoạn gần 1 tuổi, con bắt đầu tập đứng, tập ngồi, tập bò, mọc răng, khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn và có thể xảy ra tình trạng trẻ ham chơi đến nỗi quên ăn uống.
- Do trẻ dưới 1 tuổi đang mọc răng sữa: Khi mọc răng, con có biểu hiện sốt, người mệt mỏi và gặp khó khăn trong nhai, ăn. Đây là một trong các lý do chính khiến trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn trong một thời gian. Qua giai đoạn này, trẻ sẽ ăn ngoan trở lại bình thường.
1.2. Do biếng ăn tâm lý
Nguyên nhân chủ yếu của việc biếng ăn tâm lý ở trẻ em chính là nỗi ám ảnh đối với việc ăn uống của trẻ. Vậy, vì sao một bữa ăn bỗng trở thành nỗi ám ảnh sợ hãi của trẻ đến vậy?
- Cha mẹ thường xuyên ép con ăn: Bố mẹ ép con uống sữa nhiều và ép con ăn hết phần ăn của mình dù bé không muốn ăn nữa. Điều này sẽ làm bé lo sợ dẫn đến không muốn ăn ở bữa sau.
- Cha mẹ mắng và mách lỗi trẻ trong bữa ăn: Việc này làm cho trẻ sợ và không khí bữa ăn trở nên căng thẳng nghiêm trọng dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý.
- Bố mẹ bỏ thuốc vào sữa và thức ăn: Những trẻ khó uống thuốc, bố mẹ hay bỏ thuốc vào sữa và thức ăn nhằm “đánh lừa” trẻ uống thuốc. Trẻ ngửi thấy có mùi thuốc trong thức ăn sẽ dẫn đến bỏ ăn dẫn đến biếng ăn.
- Do sự cố trong bữa ăn: Do tia sữa của mẹ chảy mạnh bé không bú kịp, sặc sữa hoặc do bé ăn phải thứ gì đó không thích dẫn đến quấy khóc và nôn trớ, sẽ dẫn đến trẻ biếng ăn những bữa sau.
1.3. Do biếng ăn bệnh lý
Giai đoạn này, trẻ mắc một số chứng bệnh sau sẽ gây nên tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân:
- Trẻ biếng ăn ngay cả khi trong bụng mẹ: Khi mẹ mang thai ăn kém dẫn đến thiếu nhiều chất như: kẽm, canxi, thiếu máu, thiếu các vitamin,… khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thể chất yếu dẫn đến bú kém, biếng ăn.
- Trẻ gặp khó khăn khi nhai và nuốt: Khi mắc viêm họng, mọc răng, loét miệng, áp xe lợi hay viêm tuyến nước bọt thì trẻ rất ngại nhai, nuốt dẫn đến biếng ăn.
- Rối loạn tiêu hóa: là biểu hiện của sự rối loạn co bóp và tiết dịch trong dạ dày hay loạn khuẩn đường tiêu hóa có triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, nôn trớ hay táo bón,… sẽ khiến trẻ lười ăn và biếng ăn.
- Trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Trẻ dưới 1 tuổi hệ miễn dịch còn yếu nên rất dễ bị những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus xâm nhập. Vì vậy, các bé hay bị ho, sốt, sổ mũi, viêm đường hô hấp hoặc hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột,…). Bên cạnh đó, trẻ bị nhiễm khuẩn sẽ phải dùng kháng sinh có thể dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, đầy bụng khó tiêu sẽ dẫn đến trẻ biếng ăn.
2. Trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn gây hậu quả gì?
Khi chưa được 1 tuổi, thói quen ăn uống, mà cụ thể là biếng ăn có thể gây ra những tác hại cho quá trình phát triển toàn diện của bé sau này, bao gồm:
- Tình trạng suy dinh dưỡng và trí não chậm phát triển: Bé biếng ăn dẫn đến không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như kẽm, canxi, vitamin,… Điều này, khiến các bé kém phát triển thể lực và nguy cơ bị suy dinh dưỡng, trí tuệ kém thông minh hơn các bạn cùng tuổi.
- Suy giảm sức đề kháng và gia tăng nguy cơ bệnh tật: Trẻ biếng ăn thường không có đầy đủ vitamin, các khoáng chất khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Sức đề kháng yếu khiến bé hay bị ốm vặt do nhiễm khuẩn và khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh giảm sút.
3. Cách trị biếng ăn cho trẻ dưới 1 tuổi từ chuyên gia dinh dưỡng
Để khắc phục hiệu quả chứng biếng ăn ở các bé dưới 1 tuổi, bố mẹ cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên nhằm đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất. Dưới đây là cách trị biếng ăn cho trẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng bạn nên tham khảo:
3.1. Biếng ăn tâm lý
Khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn tâm lý, bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nên:
Cha mẹ nên để con ăn theo nhu cầu: Bố mẹ nên nhẹ nhàng động viên, kiên nhẫn và cho trẻ ăn dặm theo nhu cầu không nên ép trẻ phải ăn hết thức ăn mỗi bữa, thay đổi các món ăn khác nhau và nấu theo yêu cầu của con để con ăn nhiều hơn mỗi ngày.
Bố mẹ nên tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn cho con: Theo chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng việc tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái cho trẻ sẽ giúp kích thích các tuyến tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ hơn.
Đối với các sự cố trong bữa ăn: Các mẹ có tia sữa chảy mạnh nên dùng tay giữ và ấn ở đầu ti để hãm các tia sữa chảy về cùng một lúc giúp bé bú kịp sẽ không bị sặc và nôn trớ.
Tách biệt việc uống thuốc và uống sữa: Bố mẹ nên dỗ dành cho trẻ uống thuốc sau việc uống sữa và bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ để bé có thể nhận biết được bữa nào là bữa ăn, bữa nào là uống thuốc. Tránh tình trạng uống thuốc cùng với bữa ăn bé sẽ sợ và bỏ cả uống thuốc lẫn bữa ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Trang trí các bữa ăn hấp dẫn cho bé: Việc chọn mua chén dĩa, ly tách hay muỗng có hình dạng ngộ nghĩnh, thức ăn được bày hấp dẫn cũng giúp bữa ăn trở nên thu hút hơn đối với con – một cách cải thiện tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ.
3.2. Biếng ăn sinh lý
Các triệu chứng biếng ăn sinh lý của trẻ dưới 1 tuổi hầu như không nguy hiểm, đây chỉ là một giai đoạn nhất định. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ ăn ngon trở lại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của con. Vì vậy, cha mẹ nên bỏ túi những cách xử lý tình trạng biếng ăn sinh lý dưới đây cho con “mau ăn chóng lớn “:
Trẻ bị biếng ăn ngay từ khi chào đời: Thời kỳ mang thai mẹ nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như: sắt, kẽm, canxi,…giúp thai nhi phát triển toàn diện đến khi chào đời. Trẻ có thể chất khỏe mạnh sẽ ăn tốt hơn.
Trẻ bắt đầu thay đổi chế độ ăn hàng ngày: Thời điểm này, trẻ đang uống sữa chuyển sang ăn dặm, ăn cháo. Bố mẹ nên cho con ăn ít một trong ngày để bé thích nghi dần với thức ăn dặm rồi tăng lượng bữa trong ngày cho con phù hợp.
Trẻ dưới 1 tuổi mê chơi hơn ăn: Giai đoạn từ 6 – 10 tháng trẻ đang ham tập bò, lẫy, tập đi nên bé không thấy đói. Bố mẹ nên tạo thói quen ăn uống cho bé, với bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức nên chia làm nhiều bữa nhỏ phù hợp, khoảng cách giữa 2 cữ bú hợp lý là 2.5 tiếng sẽ cải thiện được biếng ăn. Sau một thời gian quen dần trẻ sẽ ổn định ăn trở lại bình thường.
Hướng sự tập trung của trẻ vào bữa ăn: không để trẻ sử dụng tivi, điện thoại di động, ipad,… trong lúc ăn để giúp trẻ tập trung ăn uống và kết thúc bữa ăn trong 30 – 40 phút.
3.3. Biếng ăn bệnh lý
Khi trẻ biếng ăn do bệnh lý, bố mẹ phải làm thế nào để giúp con hết biếng ăn? Để khắc phục hiệu quả vấn đề biếng ăn ở trẻ cần có sự quan tâm chăm sóc tỉ mỉ và chu đáo của bố mẹ như:
Trẻ bị các bệnh về rối loạn tiêu hóa: Khi trẻ bị đầy bụng, tiêu chảy, nôn trớ,… mẹ nên bổ sung cho bé men vi sinh giúp cải thiện hệ tiêu hóa tốt và giúp bé ăn ngon hơn.
Trẻ khó khăn về việc nhai và nuốt: Khi trẻ mắc các bệnh về viêm họng, viêm amidan, mọc răng,… mẹ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh dứt điểm cho con trước. Khỏi bệnh trẻ sẽ ăn trở lại bình thường. Thời gian này, mẹ nên cho con ăn cháo loãng hoặc thức ăn mềm cho trẻ dễ nuốt.
Trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Khi trẻ bị ho, sốt, sổ mũi, bệnh đường hô hấp,…phải dùng đến kháng sinh sẽ làm loạn khuẩn đường ruột. Bố mẹ nên cho con dùng các lợi khuẩn để giúp đường ruột ổn định trở lại bình thường. Bên cạnh đó, trẻ điều trị bệnh khỏi sẽ hết tình trạng biếng ăn.
Bổ sung dinh dưỡng từ bữa ăn cho trẻ: Bổ sung các chất: sắt, kẽm, Canxi,… có trong các thức ăn: thịt bò, thịt heo, cá,… giúp trẻ có thêm sức đề kháng để chống lại virus gây bệnh. Bố mẹ nên điều chỉnh thực đơn thường xuyên và dùng đa dạng về nguồn thức ăn tùy theo nhu cầu của trẻ.
3.4. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Hiện nay, để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ cha mẹ có thể dùng men vi sinh giúp tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Đồng thời, giúp hấp thu thức ăn tốt hơn, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, trẻ sẽ có cảm giác đói và bữa sau sẽ ăn được nhiều.
Bên cạnh đó, sản phẩm cũng hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột hiệu quả. Từ đó tạo cảm giác đói bằng cách cải thiện hiệu quả quá trình tiêu hoá thức ăn và hấp thu dưỡng chất giúp trẻ muốn ăn một cách thường xuyên.
4. Thực đơn ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn
Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng Quốc gia, mỗi một độ tuổi trẻ sẽ có lượng thức ăn khác nhau. Do đó, mẹ cần lưu ý và cung cấp đủ để bé không cảm thấy đói hay quá no. Sau đây là lượng thực phẩm của bé theo từng tháng.
Trên đây là những thông tin về cách trị biếng ăn cho trẻ dưới 1 tuổi. Imiale hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các mẹ. Giúp mẹ giải quyết vấn đề biếng ăn ở con dễ dàng hơn. Mẹ có thể tham khảo thêm những bài viết trên website để trang bị những kiến thức bổ ích cho mình nhé.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia sức khỏe của Imiale hỗ trợ tận tình.