Biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh xuất phát từ nỗi sợ tâm lý, bé sợ không dám ăn, hoặc bị thúc ép ăn nhiều, ăn khi trẻ không thích. Do đó, cách chữa biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh phần lớn phụ thuộc vào cách giao tiếp với bé cũng như cần sự kiên nhẫn nhất định của người lớn trong quá trình cho trẻ ăn. Vậy chữa biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh như thế nào hiệu quả? Cùng Imiale đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Tổng quan về biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh
1.1. Biếng ăn tâm lý là gì?
Biếng ăn tâm lý là một trong ba dạng biếng ăn phổ biến ở trẻ sơ sinh: Biếng ăn tâm lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý. Tình trạng này xuất phát từ sự cố trong bữa ăn ở quá khứ, tạo rào cản tâm lý đối với bé, khiến việc ăn uống trở thành một hoạt động bắt buộc và đáng sợ mỗi ngày.
Có thể kể đến một số nguyên nhân có thể dẫn đến biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh:
- Trẻ đột ngột thay đổi môi trường sống: thay người giúp việc (trẻ còn nhỏ, cần hơi ấm của mẹ, người giúp việc mới sẽ làm con sợ dẫn đến biếng ăn.
- Do trẻ ăn quá nhiều bữa, bị ép bú nhiều hoặc uống sữa công thức nhiều. Ngoài ra bú nhiều lần, trẻ không có cảm giác đói dẫn đến càng chán ăn, lười ăn. Với trẻ ăn dặm, việc thay đổi chế độ ăn với ép ăn có thể khiến tình trạng biếng ăn tâm lý nặng hơn.
- Ảnh hưởng tâm trạng của mẹ: Trẻ không ăn dẫn đến mẹ sẽ cáu gắt, quát mắng con, hoặc có thể tâm trạng của mẹ bị ảnh hưởng từ bệnh trầm cảm sau sinh.
- Do sự cố trong bữa ăn: Có thể tia sữa của mẹ chảy mạnh con không bú kịp hoặc trẻ ăn phải thứ gì đó nên sẽ bị nôn trớ và quấy khóc dẫn đến bé sợ không muốn ăn.
1.2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh biếng ăn tâm lý
Mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh biếng ăn tâm lý qua một số dấu hiệu sau:
- Trẻ bú ít hơn mọi ngày
- Trẻ hay ngậm ti, không nuốt và khóc khi bị mẹ ép
- Trẻ khóc khi mẹ cho ăn
- Trẻ không quấy khóc đòi ăn
- Trẻ không bú đủ cữ sữa trong ngày
Những dấu hiệu trên sẽ làm cho bé bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến chậm tăng cân nếu không có biện pháp kịp thời.
Biếng ăn tâm lý có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào. Đặc biệt, biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và có giải pháp sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu biếng ăn sinh lý, mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và giải pháp tâm lý cho trẻ.
Dưới đây là sự khác biệt giữa biếng ăn tâm lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý cho các mẹ tham khảo:
>>Mẹ có thể đọc thêm về:
5 mốc biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ & lưu ý khi chăm trẻ
Biếng ăn sinh lý, bệnh lý – Cách phân biệt và xử lý hiệu quả.
2. Top 7 cách chữa biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Cách chữa biếng ăn tâm lý của trẻ sơ sinh chủ yếu tác động vào tâm lý của trẻ trong bữa ăn, giúp trẻ hứng thú với bữa ăn và ăn ngon miệng hơn.
2.1. Không gò ép bắt trẻ phải ăn
Gò ép phải ăn khiến tâm lý sợ ăn của trẻ càng nên nghiêm trọng. Ngoài ra, khi ép buộc, trẻ vừa ti vừa khóc, hoặc vừa ăn vừa khóc dễ gây sặc sữa, sặc cháo dẫn đến hậu quả khó lường. Trường hợp nhẹ trẻ có thể viêm đường hô hấp, trường hợp nặng thức ăn sặc chèn vào đường thở, cần cấp cứu kịp thời để đảm bảo tính mạng cho trẻ.
Do đó, mẹ không gò ép trẻ ăn. Điều mẹ nên làm là:
- Lên lịch chế độ ăn hàng ngày cho bé, bao gồm số bữa mỗi ngày, thời gian các bữa trong ngày và lượng thức ăn mỗi bữa. Để lên lịch phù hợp, mẹ tham khảo EASY – Phương pháp chăm con dễ dàng.
- Tập cho trẻ ăn theo lịch có sẵn.
Thời gian đầu, trẻ có thể không quen với lịch trình này, nên chán ăn, bỏ bữa. Lúc này, mẹ cũng không cho trẻ ăn thêm bữa phụ ngoài lịch trình, kể cả khi trẻ có biểu hiện đói. Khi trẻ quấy khóc đòi ăn, mẹ có thể linh động bữa ăn tiếp theo. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo thời gian giữa hai bữa liên tiếp là hợp lý để trẻ có cảm giác đói trước bữa ăn và ăn ngon miệng hơn.
2.2. Để cho trẻ ăn theo nhu cầu
Mẹ hãy lắng nghe cơ thể trẻ, vì chính mẹ cũng không biết lượng thức ăn thế nào cho bé là đủ. Điều quan trọng nhất là mẹ cho bé ăn đủ bữa, ăn nhiều hay ít trong một bữa hãy để bé ăn quyết định, không ép bé ăn quá sức, cũng không kìm lại để bé ăn ít đi.
Thay vì ép buộc trẻ ăn, mẹ cho trẻ ăn theo nhu cầu, và ngừng khi trẻ có biểu hiện không thích nữa như:
- Trẻ đang ăn ngon lành tự dưng ngậm ti/ ngậm cháo trong miệng chứ không nhai.
- Trẻ đang tập trung ăn lại vừa ăn vừa chơi, vừa xem hoạt hình.
- Trẻ muốn đổi tư thế, đang được mẹ bế lại giày đòi nằm, đang ngồi ghế ăn lại muốn ra ngoài chơi.
2.3. Thay đổi thực đơn phù hợp với khẩu vị của con
Vị giác của trẻ em lại vô cùng nhạy cảm, nếu trẻ không thích sẽ thể hiện bằng hành động cho mẹ hiểu. Ví như, có nhiều loại sữa công thức với thành phần, tá dược khác nhau dẫn đến mùi vị khác nhau. Khi uống sữa công thức không hợp, bé sẽ không chịu nuốt mà phun, nôn trớ. Lúc này, mẹ cân nhắc để đổi sữa cho trẻ nhé.
Với trẻ ăn dặm, trẻ cũng không thích ăn 1 món trong thời gian lâu. Do đó, mẹ nên thường xuyên thay đổi món mới nhằm kích thích vị giác cho con. Ví dụ như: ngày đầu cho bé ăn bột bí đỏ, đậu xanh, ngày 2 cho bé ăn bột thịt gà, khoai lang, ngày 3 cho cho bé ăn bột thịt lợn, rau ngót,…
- Tìm hiểu về khẩu vị ăn uống của con: Mẹ quan sát sự thích thú của con với từng món ăn mới để biết con thích ăn gì, không thích ăn gì. Đó là cơ sở để mẹ thiết kế thực đơn phù hợp với bé nhất.
- Trang trí món ăn, bàn ăn thu hút với nhiều sắc màu. Hình thù ngộ nghĩnh cũng tạo ra tâm lý thích thú và giúp các bé ăn nhiều hơn.
2.4. Khuyến khích trẻ ăn dặm cùng cha mẹ
Với trẻ ăn dặm, chuyên gia khuyên nên để trẻ ngồi trên bàn ăn cùng cha mẹ để quen dần với không khí bữa ăn, và cho trẻ ăn đến khi cha mẹ đã ăn hết. Khi có người đồng hành trong bữa ăn, trẻ có xu hướng ngồi ăn lâu hơn, ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, cần đảm bảo không khí bữa ăn gia đình vui vẻ, đầm ấm để kết nối mọi người với nhau, xua tan rào cản tâm lý.
Lưu ý:
- Thời gian đầu có thể bé quấy khóc do chưa quen. Lúc này mẹ nên kiên nhẫn để bé làm quen dần dần. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng quy tắc tăng dần lượng thức ăn theo từng ngày, sau đó cha mẹ khích lệ, động viên bé mỗi lần bé ăn hết để bé vui vẻ, phấn khởi trong mỗi lần ăn.
- Việc ăn với gia đình tạo cảm giác thoải mái cho bé. Để bé cảm thấy như có người đồng hành với mình. Đồng thời những tương tác trong bữa ăn sẽ giúp kết nối cảm xúc của bé với mọi người xung quanh.
2.5. Tránh phân tâm trẻ trong lúc ăn
Trong khi trẻ ăn, bố mẹ không cho trẻ ăn gần các đồ vật gây chú ý (tivi, máy tính, sách,…). Những đồ vật này làm bé mất tập trung, không chịu ăn. Đôi khi sự không tập trung ăn của bé cũng khiến mẹ khó chịu, dẫn đến quát mắng khiến trẻ sợ không dám ăn nữa.
Với trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng không nên mua chuộc trẻ bằng việc hứa hẹn cho trẻ một thứ gì đó nếu trẻ ăn xong. Điều này khiến trẻ chỉ nghĩ đến phần thưởng mà không tập trung ăn, nhai không kỹ, dễ dẫn đến nôn trớ.
2.6. Quan tâm đến trẻ nhiều hơn
Giải pháp cho trẻ biếng ăn tâm lý bao giờ cũng đòi hỏi tính kiên trì, nhẫn nại và nhiều thời gian hơn cả. Cha mẹ cần thời gian quan sát, và nếu có thể nên trò chuyện, chia sẻ với trẻ bé nhiều hơn để tìm hiểu nguyên nhân tâm lý dẫn đến việc bé biếng ăn.
Bố mẹ nên để trẻ vừa ăn vừa chơi, thức ăn có thể làm ướt quần áo cũng không sao, thức ăn có hơi dư một chút cũng không sao. Như vậy mới sớm mong bé yêu của mẹ lấy lại hứng thú trong chuyện ăn uống.
2.7. Bổ sung men vi sinh
Các nhà khoa học đã chỉ ra, biếng ăn có liên quan đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nếu trẻ biếng ăn tâm lý trong thời gian dài, hệ vi sinh đường ruột cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là sự thiếu hụt lợi khuẩn.
Vì vâỵ, trẻ biếng ăn tâm lý cần được bổ sung lợi khuẩn, thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời, lợi khuẩn kích thích tiết enzyme tiêu hóa và vitamin nhóm B, giúp trẻ ngon miệng hơn, hấp thu tốt và cải thiện rõ rệt biếng ăn.
Tuy nhiên, không phải lợi khuẩn nào cũng có tác dụng giống nhau. Mẹ nên lựa chọn men vi sinh bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium, là lợi khuẩn thủ lĩnh, chiếm 90% lợi khuẩn đường ruột, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru.
>>> Mẹ có thể tham khảo thêm: Con lười ăn phải làm sao? 9 mẹo đánh bay biếng ăn ở trẻ
3. Chế độ ăn uống cho trẻ sơ sinh biếng ăn tâm lý?
Để trẻ không bị thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khoẻ, các chuyên gia khuyên chế độ ăn cho trẻ biếng ăn, bao gồm cả trẻ biếng ăn tâm lý cần cân đối 4 nhóm dưỡng chất chính: chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Tùy từng giai đoạn, mẹ có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng thích hợp. Mẹ có thể tham khảo thực đơn dưới đây và điều chỉnh phù hợp với bé nhà mình nhé:
3.1. Bé sơ sinh biếng ăn (từ 0 – 6 tháng tuổi)
Sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng, cần thiết nhất đối với sự tăng trưởng của bé trong giai đoạn này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, mẹ hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
3.2. Bé biếng ăn từ 6 – 10 tháng tuổi
Đây là thời điểm bé đã bắt đầu ăn dặm, tuy nhiên mẹ vẫn có thể cho bú sữa mẹ hoặc uống thêm sữa công thức. Trong quá trình ăn dặm của bé, mẹ cần bổ sung thêm:
- Các loại rau củ và trái cây: Súp lơ xanh, bắp cải trắng, quả lê, cam, kiwi, nho,… giúp cung cấp nhiều vitamin C, canxi, chất xơ và protein tăng cường sức đề kháng và sự phát triển của bé
- Thực phẩm nhiều chất sắt: Bé sẽ giảm dần nguồn sắt dự trữ từ 6 tháng tuổi, vì vậy mẹ có thể tăng cường bổ sung những thực phẩm nhiều sắt như thịt bò, thịt heo,…
- Thực phẩm nhiều chất đạm: giúp nâng cao sức khoẻ và sự tăng trưởng của não bộ. Chất đạm có nhiều trong thịt gà, cá, phomai, thịt bò nạc, thịt bê non, đậu phụ, một số loại trứng,…
Lưu ý: khi nấu thức ăn cho trẻ ở giai đoạn này mẹ cần lựa chọn phương pháp hấp, luộc, nướng nhằm đảm bảo vệ sinh tránh những ảnh hưởng không tốt có thể gây rối loạn tiêu hoá ở bé.
3.3. Bé 10 – 12 tháng tuổi biếng ăn
Thời điểm này mẹ cần giữ thói quen cho trẻ uống sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức hàng ngày, kết hợp với ăn dặm. Mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng dành cho bé như sau:
- Mẹ cần cho con bú sữa mẹ ít nhất là 3 – 4 lần trong ngày.
- Bổ sung chất dinh dưỡng, các vitamin khoáng chất từ rau củ và hoa quả rất có ích đối với sự tăng trưởng của bé. Một số loại rau xanh, củ quả phù hợp với bé: Khoai lang, bí xanh, cải trắng, súp lơ xanh, cà rốt, rau chân vịt, cải ngọt,…
- Giai đoạn này, bé đã bắt đầu tập cầm nắm, mẹ nên cắt phần rau củ quả cho bé cầm để tập ăn và nhai. Một số loại thực phẩm mẹ nên cho bé tập ăn: táo, khoai lang, cà rốt,…
- Tuy bé đã lớn hơn nhiều so với lúc mới chào đời, nhưng mẹ không được cho bé ăn mật ong, mứt, bơ. Đây là những thức ăn có chứa đường cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây dị ứng ở bé.
Như vậy, với các thông tin Imiale đã nêu ở trên, bạn đã có thể hiểu được cách chữa biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh thế nào cho hiệu quả. Quan trọng nhất là cha mẹ cần chuẩn bị tinh thần thật tốt, đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé, đồng thời quan tâm và động viên khích lệ trẻ sau mỗi bữa ăn.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.