Cách bỏ đói trẻ biếng ăn hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào cách thực hiện của cha mẹ. Tuy nhiên, không ít cha mẹ mắc phải sai lầm, gây ra những hậu quả khó lường, ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự tăng trưởng của bé. Vậy để áp dụng cách bỏ đói trẻ biếng ăn thế nào cho hiệu quả, hãy cùng Imiale tìm hiểu qua bài dưới đây.
Mục lục
1. Hậu quả nếu bỏ đói trẻ biếng ăn sai cách?
Bỏ đói trẻ biếng ăn sai cách phần lớn là do cha mẹ chưa tìm hiểu kỹ, hiểu nhầm hoặc áp dụng sai cách. Những hiểu nhầm này gây nên hậu quả là:
1.1. Trẻ bị bỏ đói đến khi hết sạch năng lượng
Việc bỏ đói chắc chắn sẽ khiến trẻ đói. Tuy nhiên, khi có đồ chơi, con có thể quên mất và qua cơn đói, không muốn ăn nữa. Đồng thời, mẹ cũng chủ quan nghĩ rằng con chưa muốn ăn nên chưa cho ăn và bỏ qua bữa ăn luôn. Tình trạng này lâu dài khiến trẻ thiếu năng lượng để hoạt động, ủ rũ, kém linh hoạt, thậm chí ngất xỉu do quá đói, lâu dầu ảnh hưởng đến phát triển thể lực và trí tuệ trẻ.
1.2. Trẻ bỏ bữa chính
Một số mẹ bỉm đang bỏ đói con bằng việc cắt giảm bữa chính. Tuy nhiên, sau đó mẹ thương con đói và bổ sung các bữa phụ. Điều này đã khiến cho bé cảm giác bữa chính không cần thiết. Vì dẫu sao chúng cũng được ăn bổ sung vào những bữa phụ. Kết quả là mẹ càng khó khăn trong việc kiểm soát bữa ăn cho con.
1.3. Trẻ bị mệt mỏi, hạ đường huyết
Mẹ nghĩ rằng “con đói sẽ tự đòi ăn” nên không thúc giục con. Tuy nhiên một số trường hợp bỏ đói có thể khiến con mệt mỏi, hạ đường huyết, thậm chí có biểu hiện co giật. Bố mẹ nên theo dõi trẻ nếu có biểu hiện trên cần cho con ăn đường (kẹo ngọt) ngay để sớm hồi phục.
1.4. Rối loạn tiêu hóa
Một số cha mẹ khi mới bắt đầu áp dụng ‘bỏ đói trẻ’ thường cảm thấy thương trẻ, sợ trẻ không chịu được đói nên cho trẻ ăn khi trẻ chưa thực sự đói dẫn đến trẻ ăn ít, bữa sau trẻ lại tiếp tục không muốn ăn, khó rèn trẻ ăn đúng bữa… Không những vậy, việc nhịn đói kéo sẽ khiến trẻ cảm thấy “quen dạ”. Khi đó, sự tiết dịch của dạ dày bị đảo lộn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con.
2. Nguyên tắc bỏ đói trẻ biếng ăn đúng chuẩn
Bỏ đói là một cách giúp bé thèm ăn uống. Tuy nhiên việc này chỉ đạt hiệu quả khi mẹ làm theo nguyên tắc dưới đây:
2.1. Giãn khoảng cách bữa ăn thêm 1.2 – 2 giờ
Giãn khoảng cách giữa 2 thời điểm ăn giúp thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn, tạo cho con cảm giác đói và muốn ăn hơn. Thời gian đầu có thể mẹ sẽ thấy sốt ruột, nhưng hãy kiên trì đợi và quan sát trẻ vì rất nhanh bé sẽ cảm thấy đói và muốn ăn.
Ngoài ra, mẹ cần phải chú ý tạo cho bé thói quen ăn uống đúng giờ và giãn khoảng cách bữa ăn phù hợp. Vì nếu mẹ giãn bữa ăn ít hơn, trẻ chưa thực sự đói sẽ không mang lại hiệu quả. Còn nếu giãn bữa ăn nhiều hơn, trẻ đã qua cơn đói cũng không mang lại hiệu quả
2.2. Chờ đến khi con sẵn sàng ăn
Thực tế ghi nhận rất nhiều em bé chưa chuẩn bị tinh thần cho việc ăn uống như đang chơi đùa, coi tivi hoặc cảm thấy khó chịu khi được đưa vào bàn ăn. Để đối phó với tình trạng này, mẹ nên chờ đến khi trẻ sẵn sàng.
Nếu trẻ phản đối bữa ăn với những hành động ở trên hoặc có ý định vui đùa thì ngừng và thu dọn đồ ăn chờ đến lượt sau. Chuyên gia khuyến cáo mẹ hãy chờ khoảng 40 phút kể từ khi mẹ bày đồ ăn, lúc đó trẻ sẽ đói và sẵn sàng ăn.
2.3. Cho trẻ ăn vào giờ cố định
Chỉ cho trẻ ăn trong 1 khoảng thời gian cố định, nếu trẻ không ăn thì dọn đi và đợi đến bữa tiếp theo (Cho con tự ăn theo khả năng, không ép buộc hoặc nịnh nọt. Trong vòng 30 phút nếu con không ăn nữa hoặc không chịu ăn thì mẹ dọn đồ ăn đi).
2.4. Mẹ cần quan sát trẻ thường xuyên
Nhiều khi bé ham chơi quên cảm giác đói nên bố mẹ cần để ý con nếu có biểu hiện đói lả cần bổ sung đồ ăn ngay.
2.5. Cắt hoàn toàn bữa phụ, chỉ cho trẻ ăn bữa chính
Trẻ ăn nhiều vào bữa phụ khiến bé no, thức ăn chưa tiêu hóa hết đã đến bữa chính. Vì vậy, bố mẹ nên cắt hết bữa phụ chỉ cho ăn bữa chính để tạo thói quen cho bé (bình thường cứ cách 4 tiếng bố mẹ cho bé ăn 1 lần).
3. Cách bỏ đói trẻ biếng ăn bố mẹ nên bỏ túi
Để tránh áp dụng sai phương pháp bỏ đói trẻ biếng ăn, cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây để đạt được hiệu quả tối đa:
3.1. Ngày thứ 1
Mẹ cắt toàn bộ bữa phụ và tiếp tục cho bé ăn các bữa chính (cách nhau ít nhất 4 tiếng). Mỗi bữa chỉ kéo dài 20-30 phút sau đó dọn đồ ăn không dây dưa thêm nữa. Vào bữa tiếp theo nếu trẻ không ăn thì bố mẹ nên cho bé ba cơ hội:
- Mẹ hỏi lần 1: con có ăn nữa hay không? Trẻ không hợp tác mẹ hỏi lần 2 trẻ vẫn không hợp tác mẹ hỏi lần 3. Cuối cùng bé vẫn không hợp tác thì mẹ nên dọn đồ ăn. (Tuyệt đối không cắt tất cả các bữa ăn của trẻ bởi trẻ có thể đói trở lại vào bữa sau, mẹ cắt hết các bữa ăn của trẻ dẫn đến tình trạng lúc đói lại không có đồ ăn).
- Mẹ để ý nếu trong ngày trẻ ăn kém và có dấu hiệu đói lả thì mẹ nên cung cấp sữa công thức hay đồ ăn cho con.
3.2. Ngày thứ 2
Mẹ tiếp tục áp dụng như ngày đầu tiên. Khi trẻ bắt đầu ăn trở lại với số lượng ít, mẹ nên áp dụng quy tắc 3 cơ hội, sau 3 cơ hội con không hợp tác thì phải dọn dẹp sạch rồi cho trẻ ăn thêm ở bữa kế tiếp. Thời gian này, mẹ cần tiếp tục theo dõi sức khoẻ của trẻ.
3.3. Ngày thứ 3
Mẹ tiếp tục sử dụng phương pháp cho bé 3 cơ hội như ngày thứ 1 và ngày thứ 2. Thông thường con đã tiêu hao bớt năng lượng dự trữ nên sẽ ăn tăng dần lên theo các bữa. Lúc này bố mẹ nên bắt đầu thêm một chút sữa vào bữa ăn cho con và tăng dần cho đến khi trở lại bình thường.
Phương pháp “bỏ đói” này áp dụng theo nguyên lý tự nhiên là trẻ sẽ ăn khi đói. Tuy nhiên, muốn thành công, bố mẹ cần áp dụng phương pháp trên đúng cách và luôn theo dõi con thường xuyên, liên tục như trên.
Tránh tình trạng, nhiều ông bố, bà mẹ vì lo sợ con đói mà ép bé ăn nhiều trong bữa phụ với sữa chua, bánh mì, trái cây,… dẫn đến trẻ chưa tiêu hóa hết đã đến bữa chính. Như vậy trẻ sẽ lười ăn, cho dù bố mẹ có sử dụng bất kỳ biện pháp nào thì vấn đề mất cân bằng dinh dưỡng của con cũng sẽ không được khắc phục hoàn toàn.
4. Lưu ý khi thực hiện bỏ đói trẻ biếng ăn
Để thực hiện tốt phương pháp bỏ đói trẻ biếng ăn, bố mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
4.1. Lượng thức ăn trong một bữa phù hợp
Đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ cho uống tối đa 500-700ml sữa/ngày, tương đương 150-200 ml/lần uống, 3 lần/ngày. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, khi đã ăn dặm mẹ cho uống bổ sung 300 500ml sữa/ngày, và không ăn khi con đòi thêm.
4.2. Chỉ áp dụng phương pháp này khi mẹ đã tìm hiểu chi tiết
Phương pháp bỏ đói chỉ áp dụng khi mẹ đã tìm hiểu kỹ về cách thực hiện, các hậu quả nên tránh hoặc được học lại từ những mẹ đã có kinh nghiệm.
4.3. Phương pháp bỏ đói áp dụng tùy đối tượng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chỉ được áp dụng cho những trẻ có cân nặng bình thường hoặc béo phì mà vẫn lười ăn. Không nên áp dụng với những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi bởi cơ địa của trẻ đã có sẵn nguy cơ hạ đường huyết.
4.4. Trường hợp trẻ có dấu hiệu hạ đường huyết
Trẻ có biểu hiện rét run cả chân và tay, toát mồ hôi,… nên pha sữa nóng, ăn bánh kẹo hoặc nước đường để tránh hạ đường huyết xảy ra nghiêm trọng hơn.
4.5. Khi áp dụng mẹ cần theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ
Đến bữa mẹ vẫn phải cho trẻ ăn hoặc uống sữa dù ít cũng được, tuyệt đối không cho bé nhịn cả ngày. Nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường mẹ cần đưa đến khám bác sĩ để có biện pháp kịp thời.
Vì vậy, phương pháp bỏ đói trẻ biếng ăn không phải cha mẹ nào áp dụng cho con cũng hiệu quả. Phương pháp chủ yếu dựa vào sự kiên trì, nhẹ nhàng chăm sóc con của người mẹ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài phương pháp bỏ đói trẻ biếng ăn trên, mẹ có thể cải thiện việc biếng ăn cho con hiệu quả theo những cách khác ở phần tiếp theo mẹ nên tham khảo.
5. 5 cách cải thiện biếng ăn cho trẻ hiệu quả
Phương pháp bỏ đói trẻ không phải lúc nào cũng hiệu quả. Nó phụ thuộc vào sức khoẻ của bé và cách áp dụng của cha mẹ. Đồng thời, nếu thực hiện sai cách có thể để lại nhiều hậu quả cho bé. Thay vào đó, cha mẹ có thể cải thiện chứng biếng ăn cho trẻ với các phương pháp an toàn và hiệu quả dưới đây:
5.1. Chế biến món ăn đủ chất và trang trí hấp dẫn
Với những trẻ nhỏ, phụ huynh cần đa dạng nguyên liệu thực phẩm và cách chế biến thức ăn cho bé. Như vậy, bé sẽ cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn và hạn chế được tình trạng biếng ăn.
5.2. Không ép trẻ ăn quá nhiều, tạo không khí ăn uống vui vẻ
Một số trẻ còn có cảm giác ngại ăn, kêu đau bụng, nôn trớ,… khi đến bữa ăn. Vì vậy, cha mẹ nên tạo một không khí bữa ăn vui tươi, cởi mở cho trẻ được ăn một cách chủ động.
5.3. Không nên cho trẻ ăn vặt gần bữa chính
Khi bé thích ăn vặt, mọi người sẵn sàng cho con ăn mà không kiểm soát được số lượng hay giờ giấc. Điều này khiến trẻ không hề cảm thấy đói khi đến bữa chính mà sẽ không thèm ăn.
Vì vậy, cha mẹ không nên cho con ăn vặt quá sớm, đặc biệt là trước bữa chính. Nếu muốn cho con ăn vặt thì phụ huynh chỉ nên cho trẻ ăn sau bữa chính.
5.4. Tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ
Các bậc cha mẹ nên đưa con ra ngoài chơi, tập đi xe đạp, đi bộ hoặc vui chơi với bạn tại công viên, sân nhà,… Vận động giúp tiêu hao năng lượng nhanh chóng nên bé sẽ nhanh đói, ăn nhiều hơn và no lâu trong những bữa sau.
5.5. Bổ sung vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho trẻ
Trẻ biếng ăn sẽ khó tăng cân, chậm tăng chiều cao do không nhận được những dưỡng chất thiết yếu cho sự tăng trưởng từ chế độ ăn hằng ngày, đặc biệt là các loại vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin A, canxi, sắt, kẽm, lysine và i-ốt.
Để bé ăn ngon miệng trở lại thì phụ huynh nên cho trẻ dùng những thực phẩm tăng cường vi chất: thịt heo, trứng, thịt bò, cá,… hoặc một số loại thuốc bổ sung dưỡng chất theo khuyến cáo của bác sĩ.
5.6. Bổ sung men vi sinh cho trẻ biếng ăn
Men vi sinh hay còn gọi là probiotic được sản xuất bằng phương pháp sinh học, cung cấp các loại vi khuẩn có lợi cho cơ thể trẻ. Men vi sinh giúp trẻ tăng sức đề kháng, giảm viêm nhiễm đường ruột và giúp hấp thu thức ăn nhanh chóng, hiệu quả hơn. Bạn có thể vào Imiale để tìm hiểu rõ thêm về các thực phẩm bổ sung cho trẻ nhé.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến cách bỏ đói trẻ biếng ăn mà Imiale đã tổng hợp được. Bất cứ phương pháp nào áp dụng bạn phải thực hiện một cách nghiêm túc và theo đúng nguyên tắc thì mới có kết quả. Nếu có bất cứ khó khăn hay vướng mắc gì thì phải tìm ngay sự giúp đỡ từ bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng bạn nhé!
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.
>>> Mẹ có thể tham khảo thêm: 5 mốc biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ & lưu ý khi chăm trẻ