Vitamin D là một trong những vitamin tan trong dầu cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Việc bổ sung vitamin D, đặc biệt là vitamin D3 mang nhiều lợi ích cho sức khỏe (trên xương, răng, các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, đa xơ cứng,…). Để hiểu rõ hơn về vitamin D3, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
- 1. Vitamin D3 là gì?
- 2. Các nguồn bổ sung vitamin D3 cho cơ thể
- 3. Vitamin D3 vai trò và chuyển hóa
- 4. Vai trò của vitamin D3 trẻ sơ sinh
- 5. Với trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên: bổ sung đủ D3 có vai trò gì?
- 6. Tác động của vitamin D3 với người trưởng thành
- 7. Sự cần thiết của vitamin D3 với người già, người cao tuổi
- 8. Nhu cầu vitamin D3 trong từng giai đoạn cuộc đời
- 9. Hướng dẫn cách dùng vitamin D3 qua thực phẩm bổ sung
1. Vitamin D3 là gì?
Trong cơ thể, vitamin D tồn tại ở 2 dạng chính là vitamin D2 (Ergocalciferol) và vitamin D3 (Cholecalciferol).
Vitamin D3 (cholecalciferol) là một dạng của vitamin D, có nồng độ cao trong máu. Nó được tìm thấy chủ yếu trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như dầu gan cá, lòng đỏ trứng,…hay được tổng hợp khi cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
2. Các nguồn bổ sung vitamin D3 cho cơ thể
Mọi người có thể bổ sung vitamin D3 thông qua
Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật
Nguồn cung cấp vitamin D3 tốt nhất là thịt của cá béo như cá hồi, cá hồi, cá ngừ, cá thu và dầu gan cá. Hàm lượng cụ thể như sau:
- Một muỗng canh dầu cá tuyết chứa 1360 IU vitamin D3
- 85g cá hồi nấu chín chứa 447 IU vitamin D3
Ngoài ra, ta cũng có thể tìm thấy vitamin D3 trong gan bò, pho mát, trứng, sữa, phô mai,…Hàm lượng cụ thể như sau:
- 1 cốc sữa chứa 100-140 IU vitamin D3
- 1 quả trứng chưa 44 IU vitamin D3
- 85g gan bò nấu chín chứa 42 IU vitamin D3
- 30g phô mai chứa 12 IU vitamin D3
Ánh sáng mặt trời
Bên cạnh việc bổ sung vitamin D3 từ các loại thực phẩm, mọi người cũng có thể bổ sung vitamin D3 thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Ánh sáng mặt trời có chứa tia cực tím (UVB) ở cường độ vừa phải khi đi xuyên qua vùng da không được che phủ thì sẽ biến đổi 7-dehydrocholesterol trên da thành tiền vitamin D3, vào cơ thể chuyển hóa thành vitamin D3 để đảm nhận các vai trò khác nhau, đảm bảo cho các hoạt động trong cơ thể diễn ra một cách bình thường và khỏe mạnh.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên tắm nắng tối thiểu 10-20 phút mỗi tuần. Thời điểm để hấp thu vitamin D3 tốt nhất là vào lúc ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím ở cường độ vừa phải, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe (đục thủy tinh thể, ung thư da,…). Lưu ý trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không khuyến cáo tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Các loại thực phẩm bổ sung vitamin D3 có trên thị trường
Lưu ý: Khi bổ sung vitamin D3 từ các thực phẩm chức năng, mọi người cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất về liều lượng và chỉ định. Bên cạnh đó, mọi người nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để lựa chọn sản phẩm một cách phù hợp.
Xem thêm: Vitamin D3 – 7 điều mẹ cần biết
3. Vitamin D3 vai trò và chuyển hóa
Vitamin D3 đảm nhận vai trò quan trọng đối với cơ thể. Sự có mặt của nó trong cơ thể giúp các hoạt động chuyển hóa diễn ra một cách bình thường và khỏe mạnh.
3.1. Quá trình chuyển hóa của vitamin D3
Vitamin D3 sau khi hấp thu vào cơ thể (qua da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, từ các loại thực phẩm,…), chúng sẽ vào máu và gắn với protein huyết tương. Sau đó đến gan, thận được chuyển hóa tạo thành dạng có hoạt tính 1-25 (OH)2D3, gây nên tác dụng sinh học trong cơ thể.
- Tăng cường hấp thu canxi ở ruột nhờ vào cơ chế tăng tổng hợp protein gắn với canxi, gây lắng đọng canxi ở các tế bào xương.
- Cùng với hormon tuyến cận giáp PTH (Parathyroid hormone) điều hòa nồng độ canxi trong máu.
- Tham gia quá trình phân chia tế bào, bài tiết và chuyển hoá các hormon, bao gồm hormon tuyến cận giáp (PTH) và insulin theo cơ chế feedback ngược.
- Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng vitamin D cũng có khả năng ảnh hưởng đến sự biệt hoá của một số tế bào ung thư như ung thư da, ung thư xương và các tế bào ung thư vú.
3.2. Vai trò của vitamin D3
Hình thành nên cấu trúc xương răng
Thông qua quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể, tăng cường hấp thu canxi và phốt pho (yếu tố cấu trúc nên khung xương và răng).
Chống lại bệnh tật
- Phòng và điều trị các bệnh lý về xương (loãng xương, còi xương,…): Nồng độ canxi và phốt pho trong máu được bão hòa giúp làm giảm quá trình phân hủy xương. Nhờ đó mà ngăn ngừa bệnh còi xương, nhuyễn xương và hạ calci huyết.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Bằng cách duy trì nồng độ canxi trong máu, điều hòa hormon cận giáp do đó giảm tình trạng tăng huyết áp. Bên cạnh đó vitamin D3 còn tham gia vào việc kiểm soát đường huyết trong bệnh đái tháo đường thông qua điều tiết hormon insulin, làm giảm các biến chứng lên mạch máu. Nhờ vậy mà giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng (MS): Bệnh đa xơ cứng là một trong những bệnh thần kinh phổ biến ở giới trẻ được đặc trưng bởi các dấu hiệu như: tê, ngứa, yếu cơ, chóng mặt, mất thăng bằng, thị lực suy giảm,…
- Bệnh đa xơ cứng là thuộc loại rối loạn tự miễn, gây viêm cho cơ thể thông qua trung gian tế bào T, làm giảm tổng hợp myelin (chất bao quanh sợi trục của tế bào thần kinh). Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc bổ sung vitamin D3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng (MS) thông qua việc
- Kích thích cơ thể tăng cường tổng hợp myelin ở tế bào thần kinh.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng.
4. Vai trò của vitamin D3 trẻ sơ sinh
Nhiều nghiên cứu gần đã cho thấy rằng có nhiều mối tương quan giữa vitamin D3 đối với sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh chẳng hạn như liên quan đến tới việc hình thành cấu trúc xương, quá trình hấp thu canxi của trẻ,…
Việc trong chế độ ăn hằng ngày của người mẹ mang thai thiếu hụt vitamin D3 ảnh hưởng đến sự phát triển của tử cung (tử cung hẹp khó sinh) hoặc dễ chuyển dạ sớm khiến trẻ sinh non. Trẻ sinh non tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc bệnh tật, điển hình là thiếu hụt men răng.
Chính vì vậy, đối với và trẻ sơ sinh, vitamin D3 thể hiện vai trò của nó thông qua:
- Tham gia hình thành nên cấu trúc xương và răng.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương: biến dạng xương, còi xương,…
- Giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng, gây yếu cơ.
- Tăng cường hấp thu canxi ở trẻ.
Xem thêm: 7 dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu canxi mà mẹ không thể bỏ qua
5. Với trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên: bổ sung đủ D3 có vai trò gì?
Với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên: Đây là giai đoạn để cơ thể phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Do đó việc bổ sung vitamin D3 là vô cùng quan trọng. Nó giúp cho quá trình chuyển hóa của cơ thể diễn ra một cách nhịp nhàng và khỏe mạnh. Bên cạnh đó còn giúp phòng ngừa một số bệnh về xương, răng, ung thư,… ở trẻ. Cụ thể vitamin D3 giúp
- Tăng cường hấp thu canxi, thúc đẩy phát triển chiều cao ở trẻ. Bên cạnh đó còn giúp cấu trúc xương và răng chắc khỏe.
- Giảm thiểu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư (ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột,…)
- Giảm tình trạng đau nhức xương, nhuyễn xương (mềm xương do thiếu hụt phốt pho, canxi và vitamin D3).
6. Tác động của vitamin D3 với người trưởng thành
Ở những người trưởng thành, nếu không cung cấp đủ vitamin D3 rất dễ dẫn đến tình trạng loãng xương. Chính vì vậy việc bổ sung vitamin D3 giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương, phòng ngừa nguy cơ loãng xương.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đa chỉ ra việc bổ sung vitamin D3 ở người trưởng thành giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột (hội chứng ruột kích thích, viêm ruột,…), ung thư xương, ung thư vú, ung thư ruột,… kết nhờ vào việc
- Tăng cường hấp thu canxi ở ruột.
- Điều hòa chuyển hóa canxi trong cơ thể.
- Giảm sự tăng sinh và biệt hóa các tế bào.
- Điều hòa hoạt động của các hormon (PTH, insulin,…).
7. Sự cần thiết của vitamin D3 với người già, người cao tuổi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng hấp thu vitamin D3 từ ánh sáng mặt trời ở người già kém hơn so với người trẻ. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không cung cấp đủ vitamin D3 là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng loãng xương, gãy xương, ung thư,…Hơn nữa quá trình phân hủy xương ở người cao tuổi thường diễn ra nhanh do đó xương rất giòn, dễ gãy.
Vì vậy, việc bổ sung vitamin D3 ở người già là rất cần thiết nhằm làm giảm tình trạng phân hủy xương. Bên cạnh đó vitamin D3 còn giúp tăng cường hấp thu canxi, nhờ đó giúp xương được chắc khỏe hơn.
8. Nhu cầu vitamin D3 trong từng giai đoạn cuộc đời
Bổ sung vitamin D3 mang đến nhiều lợi ích trên sức khỏe. Tuy nhiên làm thế nào để bổ sung nó đúng cách?
Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu về vitamin D3 là khác nhau. Theo khuyến nghị của Viện Y khoa Hoa kỳ, hàm lượng vitamin D3 bổ sung hằng ngày ở mỗi độ tuổi là:
- Dưới 1 tuổi: 400IU/ ngày.
- Từ 1 -18 tuổi: 600 IU/ ngày.
- Từ 19 – 70 tuổi: 600 IU/ ngày.
- Trên 70 tuổi: 800IU/ngày.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: 600 IU/ ngày.
Dựa vào nhu cầu vitamin D3 hằng ngày ở trên, mong rằng mọi người sẽ bổ sung nó đúng cách để mang lại hiệu quả cao.
9. Hướng dẫn cách dùng vitamin D3 qua thực phẩm bổ sung
Vitamin D3 là vitamin thiết yếu đối với cơ thể. Ngoài việc bổ sung vitamin D3 từ ánh nắng mặt trời hay thông qua các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như dầu gan cá, cá thu, cá ngừ, cá hồi, trứng, sữa,…thì ta cũng có thể bổ sung nó thông qua các sản phẩm bổ sung có trên thị trường. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý một số điểm sau để việc bổ sung mang lại hiệu quả cao.
- Lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi, tình trạng bệnh, nhu cầu cần bổ sung. Khuyến khích mọi người nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế khi sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin D3.
- Vì vitamin D3 là một vitamin tan trong dầu, tức là dầu mỡ sẽ giúp vitamin D3 hấp thu tốt hơn. Do đó thời điểm thích hợp dùng các sản phẩm bổ sung vitamin D3 là sau ăn hoặc là dùng trong bữa ăn.
- Cần tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định hoặc liều lượng ghi trên nhãn sản phẩm.
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà thời gian dùng và liều lượng sẽ khác nhau.
Bổ sung hằng ngày: dùng để dự phòng thiếu vitamin D trong trường hợp chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ.
Dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh như loãng xương, còi xương, đa xơ cứng,…
- Khi sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin D3 có thể gặp một số tác dụng phụ như: đau ngực, khó thở, chóng mặt, phát ban…
- Trường hợp sử dụng quá liều sẽ cảm thấy buồn nôn, táo bón, đau nhức cơ xương,… Nên ngưng sử dụng sản phẩm một thời gian và quan sát xem các triệu chứng này có thuyên giảm không? Nếu không thuyên giảm thì cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Nếu sử dụng sản phẩm trong thời gian dài, mọi người cần đến cơ sở y tế kiểm tra nồng độ canxi huyết định kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng/ lần).
- Trường hợp dùng kèm với các thuốc khác thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
KẾT LUẬN: Bài viết trên giúp mọi người hiểu rõ hơn về vitamin D3 và vai trò của nó đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp thêm thông tin về nhu cầu vitamin D3 hằng ngày phù hợp với từng độ tuổi và những lưu ý khi sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin D3 có trên thị trường. Từ đó, giúp mọi người có cách bổ sung hợp lý, mang lại hiệu quả cao.
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE: 1900 9482 hoặc 09 6762 9482.
Tham khảo nguồn:
1. https://altmedrev.com/wp-content/uploads/2019/02/v10-2-94.pdf
2. https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminD-HealthProfessional/