Trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh được và chỉ ra rằng: Kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chiều cao và trí tuệ của trẻ. Tình trạng thiếu kẽm thường gặp ở những trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mà Việt Nam hiện đang là một trong 36 nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi rất cao theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Mục lục
I – Kẽm là gì?
Kẽm là một khoáng chất vi lượng thiết yếu và quan trọng để duy trì sức khỏe, tức là cơ thể cần được nạp đủ và đều đặn mặc dù chỉ là một lượng rất nhỏ. Kẽm chủ yếu trong thức ăn và tồn tại chủ yếu dưới dạng Zn2+, sau khi được hấp thu vào cơ thế, nó phân bố khắp cơ thể. Tuy nhiên cơ thể không thể tự sản sinh và không có cơ quan riêng biệt lưu trữ kẽm. Vì vậy chúng ta phải bổ sung kẽm cho trẻ thông qua chế độ ăn uống đa dạng, khoa học với các nguồn cung cấp kẽm dồi dào.
Kẽm được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm từ thực vật và động vật. Thực phẩm chứa nhiều kẽm nhất bao gồm:
- Động vật có vỏ: hàu, cua, vẹm, tôm hùm, trai,..
- Thịt: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà,..
- Cá: cá bơn, cá mòi, cá hồi,…
- Các loại đậu: đậu cô ve, đậu lăng, đậu đen, đậu xanh,…
- Các loại hạt: hạt bí ngô, hạt điều, hạt cây gai dầu,…
- Các sản phẩm từ sữa: sữa chua, bánh kẹo, bơ, pho mát
- Trứng
- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, quinoa, gạo lứt,…
- Một số loại rau: nấm, cải xoăn, đậu Hà Lan, măng tây, củ cải đường,..
- Socola đen
II – Vai trò của kẽm đối với sức khỏe
Kẽm là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể chúng ta sử dụng theo nhiều cách. Trên thực tế, kẽm là khoáng chất vi lượng dồi dào thứ hai trong cơ thể (sau sắt) và có trong mọi tế bào.
- Kẽm cần thiết cho sự vận hành của hơn 300 enzym hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tiêu hóa, thần kinh và nhiều quá trình khác.
- Ngoài ra, nó rất quan trọng đối với sự phát triển và chức năng của các tế bào miễn dịch.
- Khoáng chất này cũng là chất cần thiết để có một làn da khỏe mạnh, tổng hợp ADN và sản xuất protein.
- Hơn nữa, sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể phụ thuộc vào kẽm vì vai trò của nó trong sự phát triển và phân chia tế bào.
- Kẽm cũng cần thiết để duy trì cho khứu giác và vị giác. Bởi một trong những enzym quan trọng để tạo ra mùi và vị thích hợp phụ thuộc vào nguyên tố vi lượng này, sự thiếu hụt kẽm có thể làm giảm khả năng nếm hoặc ngửi.
Các triệu chứng của thiếu kẽm nhẹ gồm có: tiêu chảy, giảm khả năng miễn dịch, tóc mỏng, giảm cảm giác thèm ăn, rối loạn tâm trạng, da khô…
Các triệu chứng của thiếu kẽm nghiêm trọng bao gồm: suy giảm tăng trưởng và phát triển, chậm phát triển giới tính, phát ban trên da, tiêu chảy, vết thương lâu lành và các vấn đề về hành vi.
Các dạng thiếu kẽm nhẹ thường phổ biến hơn, đặc biệt ở trẻ em ở các nước đang phát triển, nơi chế độ ăn thường thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng Việt Nam tiến hành năm 2014-2015 cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.
Vì thiếu kẽm khiến giảm hệ thống miễn dịch – tăng nguy cơ nhiễm trùng – thiếu kẽm được cho là nguyên nhân gây ra hơn 450.000 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm.
Theo Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng kẽm mà cơ thể cần theo độ tuổi như sau:
Nhu cầu kẽm bình thường ở trẻ khỏe mạnh
III – Có nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn?
Do cơ thể có khả năng kiểm soát chặt chẽ mức kẽm nên rất khó để phát hiện tình trạng thiếu kẽm bằng các xét nghiệm. Bên cạnh đó, trẻ vẫn có thể bị thiếu ngay cả khi các xét nghiệm cho thấy lượng kẽm ở mức độ bình thường.
Dựa vào Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về lượng kẽm cần bổ sung cho trẻ và liều tối đa cơ thể có thể dung nạp được, có thể thấy sự chênh nhau là rất nhỏ (ở trẻ sơ sinh là 2mg/ngày).
Nếu không bổ sung đúng lượng cho trẻ có thể gây thừa kẽm. Chúng ta đều biết rằng, sự thiếu hụt kẽm có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ, tuy nhiên cung cấp quá nhiều kẽm gây thừa cũng có thể dẫn đến ngộ độc kẽm, gặp các triệu chứng cấp tính và mãn tính.
Các triệu chứng nhiễm độc thường thấy như: buồn nôn, nôn, ăn mất ngon, nhức đầu, tiêu chảy, đau quặn bụng, giảm chức năng miễn dịch,…Bên cạnh đó, ăn quá nhiều kẽm cũng có thể gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác. Ví dụ, thừa kẽm mãn tính có thể gây cản trợ sự hấp thụ đồng và sắt của trẻ, nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Để đưa ra quyết định có nên bổ sung kẽm cho trẻ hay không, các bác sỹ cần phải phối hợp xem xét các yếu tố nguy cơ khác – chẳng hạn như chế độ ăn uống không đủ chất, hấp thu kém, đột biến gen và di truyền – cùng với kết quả máu. Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc, các loại thực phẩm chức năng mà không có sự tư vấn của chuyên gia.
IV – Giải pháp mới (Bổ sung lợi khuẩn) hỗ trợ tích cực tình trạng biếng ăn ở trẻ
Ngoài việc nghĩ tới bổ sung kẽm khi trẻ biếng ăn thì một trong những biện pháp hữu hiệu nhất và được nhiều chuyên gia dinh dưỡng tư vấn nhất là bổ sung lợi khuẩn cho trẻ thường xuyên – giúp giảm tình trạng lười ăn, biếng ăn. Hệ tiêu hóa hoạt động chưa hiệu quả là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ thường xuyên biếng ăn, còi cọc.
Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại. Nhờ đó, trẻ tiêu hóa khỏe và hấp thụ các chất khoáng, chất dinh dưỡng tốt hơn, một cách tự nhiên nhất thông qua chế độ ăn hợp lý, tránh tình trạng cung cấp quá thiếu hoặc quá thừa một chất nào đó.
Tham khảo sản phẩm lợi khuẩn Imiale với sức khỏe của bé
Tình trạng biếng ăn của trẻ luôn là vấn đề khiến cha mẹ lo lắng, băn khoăn và có thể dẫn đến sự lựa chọn sai lầm về thực phẩm, thực phẩm chức năng cũng như thuốc để bổ sung cho con. Cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân khiến cho trẻ xuất hiện tình trạng này để từ đó có biện pháp thích hợp nhất. Bảo vệ con bằng phương pháp tự nhiên như bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp con thoải mái vui chơi, hoạt động và học tập.
Để được tư vấn thêm về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.