Bồ công anh thường được biết như một loại hoa dại. Tuy nhiên trong y học,đây lại là một loại cây thuốc quý mang nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Để biết thêm thông tin cũng như cách sử dụng bồ công anh trong điều trị bệnh, mời bạn đọc theo dõi bài biết dưới đây:
Phân loại và đặc điểm của cây
Có 3 loại bồ công anh được gọi là: bồ công anh Việt Nam và bồ công anh Trung Quốc và chỉ thiêm (cây này ở miền Nam nước ta cũng được gọi là bồ công anh)
- Bồ công anh (Lactuca indica L.), họ Cúc (Asteraceae) – Bồ công anh Việt Nam
- Bồ công anh (Taraxacum officinale Wigg.), họ Cúc (Asteraceae) – Bồ công anh Trung Quốc.
- Cây chỉ thiên: Loại cây này cũng được gọi là cây bồ công anh có tên khoa học là Elephantopus scarber L, thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Đặc điểm của loại dược liệu này được phân loại qua đặc điểm thực vật của chúng. Biết thêm được những loại đặc điểm này giúp phân biệt được từng loại mà không bị nhầm lẫn. Sau đây là bảng để phân biệt 3 loại này:
Tuy nhiên có 2 loại sử dụng có tác dụng được sử dụng nhiều nhất là bồ công anh Việt Nam và bồ công anh Trung Quốc. Hai loại này có nhiều tác dụng sử dụng trong nhân dân và có những tác dụng chú ý, chỉ thiêm được sử dụng giống với bồ công anh Trung Quốc.
Phân bố
Sự phân bố của từng loại cây ảnh hưởng đến thành phần hóa học có chứa trong cây, do vậy cũng một phần ảnh hưởng đến tác dụng của dược liệu.
- Bồ công anh Việt Nam: thường mọc hoang tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta ; ít thấy trồng. Được mọc ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
- Bồ công anh Trung Quốc: Phân bố, thu hái và chế biến Cây này mọc hoang tại những vùng núi cao ở nước ta như Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt không rõ mọc tự nhiên hay do Pháp trước kia đưa vào trồng để lấy lá ăn. Cây mọc ở đồng bằng cũng như miền núi rất tốt nên đồng bằng hay miền núi đều có thể trồng loại cây này.
- Bồ công anh Trung Quốc:Được trồng tại Châu Âu (làm thuốc và lấy lá làm rau ăn) tại Trung Quốc mọc hoang, không ai trồng, chỉ sử dụng với tính chất tự cung cấp.
Thu hái và chế biến và bảo quản
- Bồ công anh Việt Nam: Thu hái vào khoảng tháng 5 đến 7, lúc cây chưa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa, loại bỏ lá già, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
- Bồ công anh Trung Quốc: Rễ thu vào giữa mùa hè là thời kỳ có nhiều vị đắng nhất, tác dụng của cây được cho là ở chất lượng đắng vì vậy thu hoạch lúc này được cho là thu được lượng chất lớn nhất. Ít hái vào thu đông, vì lúc này rễ chứa nhiều inulin ít tác dụng. Rễ hái về sử dụng hoặc phơi sáng hoặc sấy khô. Có thể hái toàn bộ cây trồng khô mà sử dụng.
- Bảo quản bằng cách: Để nơi khô. thường xuyên phơi lại, tránh mốc, mục.
Bộ phận dùng
- Bồ công anh Việt Nam: Cả cây bồ công anh thu hái vào tháng 5-7 lúc này chưa có hoa, sử dụng bộ phận trên mặt đất của cây dùng tươi phơi hoặc sấy khô đều được.
- Bồ công anh Trang Quốc: được dùng toàn cây cả rễ, hoa, lá mỗi bộ phận được chế biến bằng cách khác nhau tùy mục đích sử dụng.Nhưng thường được phơi và sấy khô.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học được nghiên cứu tìm ra bởi một số nghiên cứu, thì thấy trong bồ công anh có các thành phần hóa học chính như:
Bồ công anh Việt Nam:
- Protid, glucid, xơ, tro và carotene,…
- Ngoài ra còn chứa: lactuxerin là một ete axetic ngoài ra còn 3 chất đắng có tên acid lacturic, lactucopicrin và lactuxin.
Bồ công anh Trung Quốc lại có những thành phần hóa học khác: inozitola, asparagin, đường khử, chất nhựa, chất đắng, saponozit,…
- Trong hoa có xanthophyl, trong cây có inulin (tới 40% đối với người khô), saccaroza, glucoza, chất đắng…
- Ngoài ra rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B và C.
>>> Xem thêm: Cây Đinh lăng – Vị thuốc quý ngay trong vườn nhà bạn.
Tác dụng và công dụng
Theo Y học cổ truyền bồ công anh có vị ngọt đắng tính hàn quy vào 2 kinh can, tỳ (gan và dạ dày). Dựa vào tính vị quy kinh bồ công anh có những tác dụng chú ý có cả 2 loại:
- Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết, thường trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thanh can nhiệt, dùng đối với bệnh đau mắt đỏ, phối hợp với hạ khô thảo, thảo quyết minh.
- Giải độc tiêu viêm dùng trong các trường hợp mụn nhọt, đặc biệt là nhọt vú, nhọt trong ruột, dùng để trị bệnh viêm ruột thừa cấp tính.
- Bồ công anh còn được dùng để tiêu viêm trừ mủ trong các trường hợp viêm tai, viêm đường tiết niệu, viêm gan virus, viêm dạ dày cấp. Trong những trường hợp tiêu viêm, có thể phối hợp với ké đầu ngựa, cỏ mần trầu, kinh giới, kim ngân, nhân trần, hạ khô thảo.
- Ngoài ra còn dùng giải độc khi rắn cắn. Lợi sữa, giảm đau: dùng đối với phụ nữ sau khi đẻ bị tắc tia sữa, dần đến sưng tuyến vú, đau đớn. Dùng lá bổ công anh tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp.
- Tác dụng trong trường hợp buồn nôn và đầy trướng bụng: dùng để kích thích tiêu hoá trong các trường hợp ăn không ngon miệng, đầy trướng bụng do khí tích ở vị tràng.
- Ở bồ công anh Việt Nam: Nhựa cây có chứa ‘lactucarium’, được sử dụng trong y học vì đặc tính an thần, chống co thắt, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, thôi miên, gây ngủ và an thần. Nó được dùng bên trong để điều trị chứng mất ngủ, lo lắng, loạn thần kinh, tăng động ở trẻ em, ho khan, ho gà, đau thấp khớp,…
Bài thuốc
Bồ công anh được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc quý được sử dụng và lưu truyền lại có tác dụng tốt đối với các bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc đã được sử dụng là bồ công anh Việt Nam, bồ công anh Trung Quốc bài thuốc vẫn chưa được nghiên cứu mà chỉ được dùng như một loại rau, trà hoặc sử dụng đơn độc:
Bài thuốc chữa sưng vú, tắc tia sữa:
Hái 20 đến 40g lá bồ công anh, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt nước uống, đắp lên nơi vú sưng đau . Thường chỉ sử dụng 2-3 lần là đỡ (kinh nghiệm dân gian).
Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt:
Lá bồ công anh khô từ 10 đến 15g; nước 600ml (3 bát), sắc còn 200ml (1 bát) (có thể đun kỹ và giữ nước trong vòng 15 phút). Liên tục trong 3-5 ngày, có thể kéo dài hơn.
Bài thuốc chữa đau dạ dày:
- Nguyên liệu: Lá bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g.
- Cách sắc: Thêm 300ml nước, sắc nóng sôi trong vòng 15 phút, thêm ít đường vào mà uống
- Cách dùng: Chia 3 lần uống trong ngày. Liên tục trong vòng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục cho đến khi khỏi.
Bài thuốc điều trị dị ứng, tróc lở toàn thân ở trẻ em
- Nguyên liệu: Sài đất 300g, Cam thảo đất 6g, Cỏ Mần trầu 10g, Kim ngân hoa 20g, Kinh giới 4g, Bồ công anh 10g, Thổ phục linh 2g, Thương nhĩ tử 10g.
- Cách dùng, liều lượng: Các vị cho nước, nấu kỹ lấy 300ml nước cao lỏng. Trẻ em tuỳ tuổi mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần từ 10 – 30 ml pha loãng với nước chín.
Tác dụng không mong muốn
Rễ cây bồ công anh thường được coi là an toàn và dung nạp tốt ở người lớn nếu dùng điều độ. Một số người có thể gặp các tác dụng phụ, bao gồm:
- Ợ nóng
- Bệnh tiêu chảy
- Bụng khó chịu
- Da bị kích ứng
Những người bị dị ứng với rễ cây bồ công anh có thể bị phát ban, chảy nước mắt và các triệu chứng dị ứng khác. Bồ công anh cũng chứa iod và nhựa mủ, vì vậy hãy tránh dùng nếu bị dị ứng với một trong hai chất này.
Tương tác có thể xảy ra nếu dùng bồ công anh
Bồ công anh có thể tương tác với một số loại thuốc. Nó có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ khi đang dùng bồ công anh cùng với bất kỳ loại thuốc nào sau đây:
- Thuốc kháng axit: Bồ công anh có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, vì vậy có thể làm giảm tác dụng của các thuốc này.
- Thuốc chống đông máu và chống kết tập tiểu cầu: Có thể bồ công anh có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt nếu đã dùng thuốc như aspirin, warfarin (Coumadin) hoặc clopidogrel (Plavix) thì cần hết sức chú ý
- Thuốc lợi tiểu: Bồ công anh có thể hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu, khiến cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn để loại bỏ chất lỏng dư thừa. Nếu cũng dùng thuốc lợi tiểu theo toa, hoặc các loại thảo mộc khác hoạt động như thuốc lợi tiểu, có thể có nguy cơ mất cân bằng điện giải.
- Lithi: Lithi được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy bồ công anh có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của lithium.
- Ciprofloxacin (Cipro): Một loài bồ công anh, Taraxacum mongolicum , còn được gọi là bồ công anh Trung Quốc, có thể làm giảm lượng kháng sinh ciprofloxacin mà cơ thể bạn hấp thụ. Các nhà nghiên cứu không biết liệu cây bồ công anh thông thường có làm điều tương tự hay không.
- Thuốc chữa bệnh tiểu đường: Về mặt lý thuyết, bồ công anh có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nếu dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, dùng bồ công anh có thể làm tăng nguy cơ lượng đường trong máu thấp.
- Bồ công anh có thể tương tác với một số loại thuốc. Để an toàn, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bồ công anh nếu dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Các biện pháp phòng ngừa
Sử dụng các loại dược liệu là một cách tiếp cận lâu dài để bồi bổ cơ thể và điều trị bệnh. Tuy nhiên, các loại dược liệu có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với các loại dược liệu khác, chất bổ sung hoặc thuốc khác. Vì những lý do này, nên dùng các loại dược liệu dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu xảy ra các bất thường cần thông báo ngay với họ để có những giải pháp kịp thời.
Một số các đối tượng có thể xảy ra dị ứng hoặc các tác dụng có hại khác. Khi sử dụng bồ công anh cần lưu ý với những đối tượng sau:
- Một số người có thể có phản ứng dị ứng khi chạm vào cây bồ công anh. Những người khác có thể bị lở miệng.
- Nếu bị dị ứng với cỏ phấn hương, hoa cúc, cúc vạn thọ, hoa cúc la mã, cỏ thi, hoa cúc, hoặc iốt, bạn nên tránh bồ công anh.
- Ở một số người, bồ công anh có thể gây tăng axit dạ dày và chứng ợ nóng. Nó cũng có thể gây kích ứng da. Những đối tượng này cần lưu ý khi có ý định sử dụng.
- Những người có vấn đề về thận, túi mật hoặc sỏi mật nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn bồ công anh.
Sử dụng trên các đối tượng đặc biệt
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em nên tránh các biện pháp điều trị bằng bồ công anh do thiếu nghiên cứu về tính an toàn lâu dài của chúng.
- Tiêu thụ quá nhiều bồ công anh có thể làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ và nồng độ testosterone ở nam giới. Điều này có thể xảy ra do một chất trong thực vật được gọi là phytoestrogen , bắt chước estrogen. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng bồ công anh trên các đối tượng trong độ tuổi sinh sản ý định có con.
Lưu ý khi sử dụng
Cần có những lưu ý khi sử dụng bồ công anh, để sử dụng thật hiệu quả mà không gây ra hậu quả xấu trên người dùng:
- Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng không nên sử dụng bồ công anh vì chưa có nghiên cứu an toàn nào khi sử dụng trên đối tượng này vì vậy không nên dùng bồ công anh trên đối tượng này.
- Không cho phụ nữ mang thai sử dụng
- Khi sử dụng cần hết sức chú ý sử dụng đúng liều dùng được khuyến cáo, không sử dụng quá liệu cho phép vì có thể gây ra các hậu quả khó lường
- Người cao huyết áp, suy tim không nên sử dụng vì những tác dụng phụ có thể mang lại của bồ công anh trên các đối tượng này.
- Những người dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với bất thành phần nào của bồ công anh cần báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng loại cây này để có cân nhắc thật kĩ lưỡng trước khi sử dụng.
Các cách có thể sử dụng bồ công anh ngay tại nhà ( thường được sử dụng với bồ công anh Trung Quốc)
- Tất cả các bộ phận của cây bồ công anh đều có thể ăn được và bổ dưỡng. Thường được ăn là lá. Rau bồ công anh rất giàu vitamin A, B, C, E và K. Chúng cũng có sắt, kali, magiê và canxi. Polyphenol trong lá chống lại chứng viêm trong cơ thể. Nấu lá bất kỳ loại rau xanh nào khác, hoặc thưởng thức lá non, ăn sống trong món salad.
- Rễ của cây bồ công anh là một nguồn chất xơ đặc biệt tốt. Có thể ăn tươi, dùng để pha trà hoặc sấy khô để sử dụng trong tương lai. Nếu sấy khô, hãy chặt chúng thành những miếng nhỏ hơn khi còn tươi và sau đó sấy khô.
- Dùng những bông hoa màu vàng của bồ công anh để làm rượu, ngâm giấm, dầu và mật ong hoặc pha trà. Có thể tách các cánh hoa ra – phần màu xanh lá cây quá đắng – và sử dụng chúng trong các món tráng miệng, như bánh quy, bánh ngọt và kem phủ.
>>> Xem thêm bài viết: Cỏ cà ri- 11 tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe
Trên đây là những điều có thể bạn chưa biết về bồ công anh, để có thể sử dụng loại dược liệu và để chúng phát huy tác dụng tốt nhất cần tìm hiểu thật kĩ về chúng. Hãy tham khảo thật kĩ ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này như một thuốc chữa bệnh hay chỉ là một thực phẩm. Gọi ngay tới Hotline 1900 9482 để được chuyên gia tư vấn các vấn đề về sức khỏe mẹ và bé tốt nhất nhé.