Biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật cũng như thực hành tốt chức danh người thầy thuốc theo Thông tư 09 – BYT/TT. Việc này sẽ giúp tăng thêm độ uy tín và chuyên nghiệp của chủ nhà thuốc hoặc dược sĩ bán thuốc. Vậy những quy định của biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP là gì? Hãy cùng Imiale tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP là gì?
- 2. Quy định của biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP
- 3. Biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP gồm đầy đủ nội dung và sắp xếp theo trình tự hợp lý
- 4. Lưu ý khi làm bảng hiệu thuốc đạt chuẩn GPP
- 5. Các loại biển hiệu nhà thuốc đang phổ biến hiện nay
- 6. Cách đặt tên hay đúng quy định cho bảng hiệu nhà thuốc
1. Biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP là gì?
GPP là tên viết tắt của từ Good Pharmacy Practice, đây là tiêu chuẩn làm việc cũng như thực hành tốt nhà thuốc. Biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP là loại biển quảng cáo được thiết kế đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định Bộ Y tế về kinh doanh thuốc.
Những thông tin trên biển quảng cáo được ghi một cách rõ nét, dễ hiểu giúp cho người đi đường nhận biết được bạn đang kinh doanh về ngành dược, cung cấp thuốc, các đồ dùng y tế. Biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP mang lại lợi ích:
- Tạo độ uy tín và trung thực, sẽ giúp cho khách hàng ghi nhớ đến quầy thuốc.
- Thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo sự tin tưởng hơn về chất lượng sản phẩm của hiệu thuốc
- Tạo dấu ấn riêng đến cho khách hàng, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và phiên biệt giữa các nhà thuốc với nhau.
Trước khi đến với các quy định bảng hiệu nhà thuốc GPP, bạn cần hiểu được các yêu cầu tiêu chuẩn của một nhà thuốc GPP như:
1.1. Yêu cầu về nhân sự
- Người kinh doanh hoặc bán thuốc phải có bằng dược sĩ và có chứng chỉ hành nghề của Bộ Y tế.
- Dược sĩ hoặc bác sĩ bán thuốc phải có trình độ chuyên môn của ngành dược, buôn bán thuốc theo đúng các quy định đã đề ra.
1.2. Yêu cầu về hoạt động
- Đảm bảo tuân thủ theo 3 hoạt động chính đã quy định như: Bán thuốc, mua thuốc, bảo quản thuốc.
- Nghiêm cấm người bán thuốc không được thực hiện các hành vi quảng cáo, lôi kéo khách hàng đến mua hàng.
- Đảm bảo thực hiện tốt các công việc: Kiểm soát chất lượng đầu vào của thuốc và bảo quản thuốc, giải quyết các vấn đề về thu hồi hay khiếu nại về chất lượng thuốc.
- Thực hiện ghi chép, lưu trữ hồ sơ cẩn thận và bảo quản tốt các loại thuốc.
1.3. Yêu cầu về cơ sở vật chất
- Diện tích tối thiểu của khu vực để thuốc là 10m2, có khu vực trưng bày gọn gàng, đẹp mắt.
- Có đầy đủ các thiết bị để bảo quản thuốc để tránh ảnh hưởng từ nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,… như: Tủ thuốc, giá, kệ chắc chắn, nhiệt kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm,…
- Yêu cầu đáp ứng đủ về cách sắp xếp và cách bảo quản thuốc
- Yêu cầu đáp ứng tốt về hồ sơ, sổ sách và tài liệu của nhà thuốc.
Trên là các nội dung cần có để đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất đạt chuẩn GPP của hiệu thuốc. Tiếp theo, Imiale sẽ đi tìm hiểu các quy định đối với biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP cho bạn tham khảo.
>>> Xem thêm bài viết: Hệ thống nhà thuốc Long Châu – Hành trình cán mốc 1000 nhà thuốc
2. Quy định của biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Khác với các bảng hiệu thông thường các ngành khác, biển hiệu của ngành y dược được nhà nước quy định rất nghiêm ngặt. Các cửa hàng thuốc tây trên thị trường đều phải tuân thủ theo quy định hiện hành. Thông tư 09 của Bộ Y tế quy định:
2.1. Về kích thước
Bảng hiệu có hình chữ nhật, chiều dài gấp đôi chiều rộng và chiều rộng tối thiểu 40cm.
2.2. Tên của nhà thuốc
Tên nhà thuốc trên biển nhà thuốc nên viết gấp 4 lần so với các chữ khác để gây ấn tượng giúp khách hàng nhớ đến nhà thuốc dễ hơn.
2.3. Không được để dấu thập đỏ trên bảng hiệu
Dấu thập đỏ chỉ được sử dụng trong lĩnh vực và hoạt động của hội chữ thập đỏ như: Các bệnh viện dân sự và trạm y tế, các đơn vị cứu thương, các cơ quan cứu trợ tình nguyện,… được Chính phủ công nhận. Việc sử dụng sai biểu tượng sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng khi có trường hợp khẩn cấp hoặc xấu nhất là nguy hiểm đến tính mạng.
2.4. Không lấy tên đơn vị, cơ quan làm tên nhà thuốc
Bởi một cơ quan, đơn vị nhà thuốc sẽ phân phối thuốc đến cho các đại lý, hiệu thuốc nhỏ lẻ nên nếu lấy tên cơ quan, đơn vị làm tên nhà thuốc sẽ bị trùng tên, khách hàng khó phân biệt.
Ví dụ: Tên cơ quan phân phối thuốc là Công ty dược phẩm An Tâm, thì bạn cần đặt tên hiệu thuốc của bạn khác với tên ở trên như: Hiệu thuốc Bình An, hiệu thuốc Tâm Bình,…
3. Biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP gồm đầy đủ nội dung và sắp xếp theo trình tự hợp lý
3.1. Những nội dung cần có trong biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Để tạo ấn tượng sâu sắc đến cho khách hàng thì vấn đề nội dung cũng rất quan trọng, không nên tùy tiện. Theo quy định của Bộ y tế, nội dung bảng hiệu cần đảm bảo đầy đủ các vấn đề sau:
- Biểu tượng của ngành dược: Biểu tượng hình con rắn quấn quanh chiếc gậy hoặc con rắn quấn xung quanh cái ly
- Phải có số giấy phép kinh doanh theo quy định của bộ Y tế trên biển
- Tên dược sĩ hoặc tên bác sĩ kinh doanh
- Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi đúng giấy tờ đăng ký
- Địa chỉ, số điện thoại liên lạc của nhà thuốc
- Ghi rõ chữ bằng tiếng Việt, dễ đọc, chọn màu sắc phù hợp
3.2. Bảng hiệu nhà thuốc nên sắp xếp theo một trình tự
Theo thông tư 09 – BYT/TT nên sắp xếp trình tự bảng hiệu thuốc như sau:
*Ví dụ: Trình tự bảng hiệu thuốc tư nhân
Trên là bảng trình tự sắp xếp các nội dung cần thiết để ghi trên bảng hiệu nhà thuốc đạt chuẩn GPP cho các bạn tham khảo. Sắp xếp theo trình tự như trên sẽ tạo điều kiện cho nhà thuốc phát triển một cách thuận lợi và sẽ tăng độ uy tín đến cho hiệu thuốc.
4. Lưu ý khi làm bảng hiệu thuốc đạt chuẩn GPP
Để tạo một biển hiệu nhà thuốc đạt chuẩn GPP, bạn có thể lưu ý những điều sau:
4.1. Lựa chọn màu sắc phù hợp
Thông thường, có 3 tông màu hay được ưu tiên khi làm bảng hiệu thuốc là xanh lá, xanh biển và màu trắng. Mỗi màu mang một ý nghĩa riêng, vì vậy, bạn có thể tham khảo và lựa chọn sao cho phù hợp:
- Màu trắng là tượng trưng cho sự tinh khiết, sạch sẽ, đức hạnh và phúc hậu. Là màu được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn.
- Màu xanh biển mang ý nghĩa thể hiện sự trung thực, tin cậy, khiến người nhìn có cảm giác yên tĩnh, thanh bình trong cuộc sống.
- Màu xanh lá là màu tượng trưng cho niềm tin và hy vọng, tạo cảm giác an toàn, yên bình cho người nhìn.
Màu sắc đóng vai trò rất quan trọng, nhờ vào màu sắc mà khách hàng có thể nhớ chính xác được tên tuổi của hiệu thuốc của bạn.
4.2. Phông chữ dễ nhìn
Các chữ trên bảng hiệu là cách thức để nhà thuốc giao tiếp với khách hàng. Vì vậy, nhà thuốc cần chọn các font chữ dễ đọc, đơn giản và gây ấn tượng.
4.3. Thiết kế đẹp, đơn giản thu hút khách hàng
Bảng hiệu nhà thuốc phải đảm bảo mỹ quan, đẹp mắt. Quan trọng là về màu sắc và chữ trên biển phải được kết hợp hài hòa với nhau, nên tránh các màu đỏ, đen bởi dễ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người mua.
4.4. Tuân thủ về kích thước
Về kích thước bảng hiệu nên tuân thủ theo đúng quy định GPP đã nêu ở phần trên.
4.5. Chọn địa chỉ làm biển hiệu thuốc đẹp và chuyên nghiệp
Để làm được một biển hiệu thuốc đẹp và đạt chuẩn GPP, đầu tiên bạn cần phải làm là tìm một địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề để không phải mất nhiều thời gian sửa lại và không tốn nhiều chi phí hơn.
5. Các loại biển hiệu nhà thuốc đang phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều biển hiệu thuốc được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Bạn có thể dựa vào quy mô và điều kiện để lựa chọn cho mình loại biển có chất liệu phù hợp nhất.
Dựa vào các đặc điểm trên, bạn có thể lựa chọn một loại chất liệu biển quảng cáo nhà thuốc phù hợp với nhu cầu của mình.
6. Cách đặt tên hay đúng quy định cho bảng hiệu nhà thuốc
Việc đặt một cái tên hay sẽ thu hút được khách hàng và giúp cho việc buôn bán được thuận lợi hơn. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số cách đặt tên hay dưới đây:
- Đặt tên theo chủ nhà thuốc: Việc đặt tên theo chủ nhà thuốc hay dược sĩ sẽ khẳng định được độ uy tín và chuyên nghiệp của chủ hiệu thuốc hoặc dược sĩ bán thuốc.
- Đặt tên theo đường hoặc địa danh: Bạn có thể đặt tên hiệu thuốc theo số nhà, tên đường hoặc địa danh của nhà thuốc sẽ giúp khách hàng nhớ đến hiệu thuốc của bạn lâu hơn.
- Đặt tên nhà thuốc theo các chức danh mang đến sức khỏe tốt: Nhà thuốc An Tâm, Nhà thuốc Tâm An, Nhà thuốc Bình An,… những tên nhà thuốc này sẽ mang lại cho khách hàng cảm giác tin tưởng và tâm lý thoải mái khi đến mua thuốc.
Như vậy, qua bài viết trên của Imiale bạn đã có thể hiểu được những quy định của biển nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Hy vọng rằng, với những mục được nêu ở bài trên, các bạn dược sĩ, bác sĩ có thể quyết định được về việc làm thế nào để có một biển hiệu đẹp mắt và ấn tượng cho nhà thuốc của mình.