Hệ tiêu hóa quyết định đến sự hấp thu dinh dưỡng, tạo ra năng lượng giúp trẻ lớn khôn. Khi tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em kéo dài rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện sau này. Cùng tìm hiểu và áp dụng ngay những cách đơn giản xử trí tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nhanh nhất.
Mục lục
- I. Biểu hiện giúp mẹ nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ :
- II. Nguyên nhân quan trọng dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
- III. Cách chữa nhanh chóng giúp trẻ hết rối loạn tiêu hóa:
- IV. 5 Nguên tắc lựa chọn lợi khuẩn an toàn hỗ trợ rối loạn tiêu hóa ở trẻ
- 1. Lợi khuẩn Bifidobacterium – Chiến binh quan trọng quyết định sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa
- 2. Lựa chọn lợi khuẩn sống thay vì lợi khuẩn bào tử
- 3. Lợi khuẩn bám dính tốt và gắn đích hiệu quả
- 4. Thỏa mãn tiêu chí bền vững để sống sót trong đường ruột
- 5. Lợi khuẩn an toàn – được kiểm duyệt bởi tổ chức uy tín
I. Biểu hiện giúp mẹ nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ :
Các vấn đề về tiêu hóa có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời. Một số dấu hiệu quan trọng của rối loạn tiêu hóa mẹ tuyệt đối không được bỏ qua. Quan sát hình thái phân, màu sắc, mùi sẽ biết được trẻ đang gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa nào.
Biểu hiện giúp mẹ nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
1. Táo bón
Táo bón là tình trạng trẻ em giảm số lần đi vệ sinh. Trẻ chỉ đi vệ sinh 1 – 2 lần/ tuần, phân có tính chất khô cứng. Mỗi lần đi vệ sinh trẻ thường quấy khóc, căng thẳng do bị tổn thương miêm mạc hậu môn.
2. Tiêu chảy
Tiêu chảy được đặc trưng bởi phân lỏng, nhiều nước hoặc thường xuyên phải đi tiêu. Khi trẻ em bị tiêu chảy sẽ đi tiêu nhiều hơn 3 lần/ ngày.
Tiêu chảy cấp tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới mạn tính và khó chữa trị.
3. Nôn trớ
Nôn trớ là tình trạng trẻ nôn ói, thức ăn trong dạ dày trào ngược lên hầu họng và đôi khi tống ra khỏi miệng.
Mẹ nên quan sát sau mỗi khi trẻ ăn hoặc bú sữa để dễ phát hiện. Nếu nôn trớ thì có thức ăn trào ngược ra miệng sau mỗi lần trẻ rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
4. Phân sống
Đây là tình trạng thức ăn không được tiêu hóa và bị thải ra ngoài. Phân thường có lẫn nước, lợn cợn hạt vì lẫn thức ăn. Màu sắc của phân ngả sang màu dưa cải muối.
➤Xem chi tiết : 8 dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa
II. Nguyên nhân quan trọng dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
1. Trẻ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột:
Hệ vi sinh đường ruột là hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Vai trò này thể hiện tốt nhất khi tỷ lệ lợi khuẩn 85% và hại khuẩn 15%. Nhưng vì một lý do nào đó, số lượng lợi khuẩn giảm xuống còn hại khuẩn tăng lên. Khi đó, hàng rào bảo vệ ruột mất đi, hệ tiêu hóa bị tổn thương.
2. Trẻ bị nhiễm khuẩn và ký sinh trùng:
Trẻ em thường có thói quen mút tay, ngậm đồ chơi vào miệng. Nếu những dụng cụ này không được vệ sinh thường xuyên sẽ là trung gian truyền bệnh gây nguy hiểm cho trẻ.
Ngoài ra thức ăn nhiễm bẩn, không đạt vệ sinh cũng là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng. Ăn phải thức ăn ôi thiu, không được nấu chín sẽ mang mầm bệnh nguy hại gây rối loạn tiêu hóa
3. Sử dụng kháng sinh kéo dài:
Kháng sinh thường được sử dụng để điều trị một bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên với khả năng tiêu diệt không chọn lọc, kháng sinh tiêu diệt luôn lợi khuẩn. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt lợi khuẩn làm mất cân bằng vi sinh. Vì thế tạo vòng xoắn rối loạn tiêu hóa kéo dài.
➤Xem thêm: Tại sao trẻ nhỏ dùng kháng sinh lâu ngày thường dễ mắc tiêu chảy
4. Trẻ thiếu hụt enzym tiêu hóa:
Enzym tiêu hóa (men tiêu hóa) là những protein có vai trò phân cắt thức ăn. Qúa trình tiêu hóa của trẻ diễn ra bình thường khi không bị thiếu hụt enzym. Nhưng một số trẻ do thiếu hụt một số loại enzym mà dẫn đến tiêu hóa trì trệ, hay gặp tình trạng rối loạn. Một số loại enzym trẻ nhỏ thường thiếu hụt như: Lactase, Protease, Lipase, …
III. Cách chữa nhanh chóng giúp trẻ hết rối loạn tiêu hóa:
Hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm tháng đầu đời vô cùng quan trọng. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ lớn khôn. Dưới đây là một số cách chữa cơ bản giúp mẹ nhanh chóng thoát khỏi nỗi lo rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
1. Giải quyết nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Sau khi nắm rõ nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ phải giải quyết nó một cách nhanh chóng. Loại trừ được nguyên nhân sẽ giúp bé tránh khỏi những mầm bệnh gây rối loạn tiêu hóa
Sử dụng kháng sinh nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Đặc biệt tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Mặt khác, kháng sinh luôn có 2 mặt, nó diệt được vi khuẩn song nó cũng tiêu diệt luôn lợi khuẩn. Điều này có thể cho phép vi khuẩn phát triển quá mức hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn tạo ra độc tố.
Vệ sinh dụng cụ, đồ chơi của trẻ thường xuyên, không cho trẻ ngậm mút tay. Việc làm này tránh trẻ tiếp xúc với vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Chế độ ăn của trẻ phải được cân bằng lượng chất xơ cần thiết. Chất xơ có sẵn trong các loại thực phẩm như: rau quả, đậu, ngũ cốc,… Chúng giống như nhân tố không thể thiếu cho hệ tiêu hoa khỏe mạnh.
Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ. Khi ăn một bữa lớn, hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải và nó có thể không thể xử lý thức ăn tốt như bình thường. Điều này có thể gây ra tình trạng táo bón, phân sống, nôn trớ, … Việc chia nhỏ bữa ăn đảm bảo hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Khi đó trẻ được hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Thức ăn phải được nấu chín và đảm bảo hợp vệ sinh. Trẻ sẽ hạn chế mang những mầm bệnh, ký sinh trùng qua đường thức ăn.
➤Xem thêm: 10 Món ăn giúp trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhanh hồi phục
3. Bổ sung lợi khuẩn – nhanh chóng dứt điểm rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Mọi nguyên nhân đều dẫn tới hậu quả mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi đó, hại khuẩn có cơ hội để phát triển và tiết độc tố gây bệnh. Bổ sung lợi khuẩn là cách nhanh nhất để giải quyết tình trạng thiếu hụt lợi khuẩn.
Ngày nay khoa học đã chứng minh được lợi ích quan trọng của lợi khuẩn đối với sức khỏe đường tiêu hóa của trẻ. Chúng giúp hàn gắn tổn thường niêm mạc ruột, tránh bị tổn thương gây hậu quả nghiêm trọng
- Lợi khuẩn tạo ra hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột, ngăn không cho hại khuẩn xâm nhập và phát triển. Hàng rào chất nhầy do lợi khuẩn tiết ra sẽ giúp phân được di chuyển trơn tru, tránh táo bón.
- Một hệ vi sinh khỏe mạnh sẽ kiểm soát tốt sức khỏe đường ruột. Chúng giúp tăng tiết enzym tiêu hóa, giải quyết tình trạng thiếu enzym gây rối loạn tiêu hóa.
- Bổ sung lợi khuẩn còn góp phần tăng cường miễn dịch cho trẻ. Có khoảng hơn 70% hệ miễn dịch của trẻ nằm ở đường ruột. Khi đường tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh sẽ tăng cường đề kháng, nâng cao thể lực.
IV. 5 Nguên tắc lựa chọn lợi khuẩn an toàn hỗ trợ rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Sử dụng lợi khuẩn đang trở nên rất phổ biến, vì thế trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm lợi khuẩn cho trẻ. Mẹ nên cập nhật những kiến thức cốt lõi để lựa chọn lợi khuẩn một cách đúng đắn cho trẻ.
Nguyên tắc lựa chọn lợi khuẩn cho trẻ nhỏ
1. Lợi khuẩn Bifidobacterium – Chiến binh quan trọng quyết định sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa
Bifidobacterium là lợi khuẩn chiếm đến 90% hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Với số lượng đông đảo, chúng đã trở thành cư dân quen thuộc của hệ tiêu hóa và đóng vai trò quan trọng.
Lợi khuẩn Bifidobacterium giải quyết nhanh rối loạn tiêu hóa nhờ vào khả năng vượt trội:
- Giúp tăng tiết hơn 3000 enzym tiêu hóa, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Qúa trình tiêu hóa được diễn ra trơn tru, không còn táo bón, phân sống, …
- Tăng cường miễn dich ở trẻ. Lợi khuẩn Bifidobacterium tiết ra các kháng thể tự nhiên IgA, IgG,… Đây là các yếu tố bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây bệnh.
- Tăng tiết chất nhầy mucin – Lớp áo bảo vệ niêm mạc ruột. Lớp chất nhầy này sẽ ngăn chặn sự bám dính của hại khuẩn, ngăn chúng tiết độc tố gây hại. Ngoài ra chúng còn giúp phân di chuyển dễ dàng, không ùn ứ gây rối loạn.
2. Lựa chọn lợi khuẩn sống thay vì lợi khuẩn bào tử
Lợi khuẩn sống và lợi khuẩn bào tử là 2 loại lợi khuẩn phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên chúng cực kì khác nhau.
Lợi khuẩn bào tử là dạng chưa có tác dụng. Khi vào cơ thể sẽ xảy ra quá trình nảy mầm để trở thành lợi khuẩn sống. Tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm của lợi khuẩn bào tử chỉ đạt 20 – 30 %. Ngoài ra chúng còn dễ bị trào thải ra ngoài theo phân do khả năng bám dính và cạnh tranh dinh dưỡng kém.
Lựa chọn lợi khuẩn sống sẽ giúp phát huy hiệu quả nhanh chóng tối ưu. Khoảng trên 98 % hệ vi sinh trong đường ruột đều tồn tại ở dạng này.
➤Có thể mẹ quan tâm : 5 Tiêu chí chọn lợi khuẩn lý tưởng theo WHO
3. Lợi khuẩn bám dính tốt và gắn đích hiệu quả
Hiệu quả của lợi khuẩn được thể hiện qua khả năng bám dính của chúng vào niêm mạc ruột. Qúa trình bám dính diễn ra sẽ tạo nên hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột, nhanh chóng thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn có khả năng bám dính và cạnh tranh dinh dưỡng tốt nhất. Lợi khuẩn sống Bifidobacterium được bổ sung vào sẽ bám dính và gắn đích hiệu quả để mang lại hiệu quả tối ưu.
4. Thỏa mãn tiêu chí bền vững để sống sót trong đường ruột
Môi trường dịch vị, dịch mật vô cùng khắc nghiệt và có thể tiêu diệt một số vi sinh vật. Khi được bổ sung từ đường tiêu hóa lợi khuẩn phải sống sót được với môi trường đó thì mới tới được vị trí tác dụng.
Trong suốt lịch sử phát triển lợi khuẩn các nhà khoa học luôn sáng tạo để đảm bảo lợi khuẩn được bảo vệ. Ngày nay, lợi khuẩn Imiale ứng dụng thành công công nghệ bao kép Cryoprotectant trong việc sản xuất. Với công nghệ này đã giúp đưa lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12 vào vị trí đích.mà không bị tiêu diệt bởi acid dạ dày hay dịch mật ở ruột.
5. Lợi khuẩn an toàn – được kiểm duyệt bởi tổ chức uy tín
Lợi khuẩn bổ sung vào cơ thể trẻ phải tuyệt đối an toàn, không làm thay đổi chức năng sinh lý bình thường của trẻ. Lợi khuẩn sống chủng Bifidobacterium với hơn 307 nghiên cứa khoa học và 180 thử nghiệm lâm sàng đã được chứng minh an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mẹ nên chọn những lợi khuẩn đã được kiểm duyệt bởi các tổ chức uy tín như FDA, EFSA, … Lựa chọn lợi khuẩn thông minh, đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho trẻ.
Tìm hiểu thêm về lợi khuẩn giải quyết danh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em tại đây
Qua bài viết này, hi vọng mẹ đã nắm được cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất ở trẻ. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Bổ sung ngay lợi khuẩn để giúp mẹ chấm dứt nỗi lo con bị rối loạn tiêu hóa