Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến mà hầu như trẻ nào cũng mắc phải ít nhất vài lần trong những năm đầu đời. Rối loạn tiêu hóa nếu như được phát hiện sớm và xử trí kịp thời sẽ ngăn chặn được những ảnh hưởng xấu lên sự phát triển của trẻ nhỏ. Sau đây là 8 triệu chứng điển hình của trẻ rối loạn tiêu hóa mẹ cần đặc biệt chú ý.
Mục lục
1. Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ là lười ăn, biếng ăn
Đây là hai biểu hiện khá rõ ràng phản ánh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường kém ăn, lười ăn do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Kèm theo là các triệu chứng quấy khóc, khó ngủ, thậm chí từ chối ngay cả với những món mà bé yêu thích.
Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa gặp bất ổn khiến cho trẻ luôn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, chán ăn, bỏ bú. Bình thường một ngày trẻ sơ sinh phải bú rất nhiều lần nhưng đột nhiên bé bú rất ít, thậm chí khóc ngặt khi mẹ cho bú.
2. Đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi.
Thông thường, thức ăn sau khi đi vào dạ dày sẽ được cơ thể hấp thu trong vòng 3-5 giờ.
Khi trẻ gặp tình trạng này, khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn hoạt động kém hiệu quả. Khi đó lượng thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ ứ đọng trong đường ruột của bé. Vi khuẩn kị khí sẽ thúc đẩy quá trình lên men và sinh ra nhiều hơi (khí) dẫn đến bé bị đầy hơi.
Các mẹ có thể nhận thấy triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khi bụng bé có dấu hiệu căng to và ợ hơi liên tục. Vì đầy hơi nên trẻ đánh rắm, xì hơi nhiều hơn, ngoài ra còn có biểu hiện miệng hôi, đắng miệng.
3. Nôn trớ, biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ.
Nôn trớ ở trẻ nhỏ là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng một phần hoặc toàn bộ thức ăn cùng dịch dạ dày. Nôn trớ thường xảy ra sau khi trẻ ăn no và có những hoạt động gắng sức của cơ thể như rướn người, thay đổi tư thế đột ngột.
Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ nhỏ là do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, dạ dày còn nhỏ và nằm ngang nên sau khi trẻ bú no, sữa dễ trào ra ngoài miệng nếu mẹ bế bé không đúng tư thế.
➤Tham khảo: Làm sao để giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Khoảng 80% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi đều gặp phải triệu chứng rối loạn tiêu hóa này Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, vài lần mỗi ngày và kéo dài thì sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ.
Để giảm và phòng tránh nôn trớ ở trẻ thì mẹ nên bổ sung lợi khuẩn như là một cách giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
4. Đau bụng
Đau bụng là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đau bụng do rối loạn tiêu hóa khá đa dạng, trẻ có thể bị đau quặn thắt, đau bụng nhói từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài.
Vị trí đau bụng thường không cố định ở mọi trẻ. Đau bụng do rối loạn tiêu hóa sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và hấp thu dinh dưỡng, khiến trẻ ít tăng cân, chậm lớn.
Vì thế, mẹ nên hết sức cẩn trọng khi thấy con hay bị đau bụng vì đây có thể là một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.
5. Tiêu chảy
Tiêu chảy là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Biểu hiện khi trẻ tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày (hơn 3 lần mỗi ngày), mệt lừ, phân nát hoặc chỉ chứa nước và có thể kèm nôn ói.
Tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến trẻ chán ăn, mất nước, rối loạn điện giải, dẫn đến nguy cơ gây suy dinh dưỡng. Các mẹ có thể nhận biết hội chứng mất nước, rối loạn điện giải ở trẻ thông qua các biểu hiện như mắt trũng, da khô lạnh, nhăn nheo, tiểu ít, chuột rút.
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ hãy chú ý theo dõi xem con mình có đi ngoài nhiều hơn bình thường không, chất lượng phân như thế nào để từ đó có cách khắc phục kịp thời.
➤ Tham khảo: Giải pháp giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
6. Đi ngoài phân sống
Phân sống là tình trạng trong phân sống có nhầy, phân lợn cợn hạt, có bọt hoặc có cả những đồ ăn chưa tiêu hóa. Đây là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
.Phân sống là hậu quả của tổn thương hệ tiêu hóa, thiếu hụt enzym phân cắt dinh dưỡng có trong thức ăn. Chính vì vậy thức ăn được đảo thải dưới dạng chưa tiêu hóa triệt để, số lần đi trong ngày tăng lên, trẻ tăng cân chậm và có thể trạng kém hơn so với bạn bè cùng chang lứa. Phân sống thường xảy ra sau 1 đợt sử dụng kháng sinh, sau một lần tiêu chảy nhiễm khuẩn hoặc đơn giản khi trẻ bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm.
7. Táo bón
Táo bón với biểu hiện trẻ đi ngoài không thường xuyên, có thể 2-3 ngày bé mới đi một lần, bụng căng cứng, có cảm giác đau và muốn đi ngoài nhưng không đi được. Hoặc trẻ đi tiêu phân kích thước lớn hoặc từng viên nhỏ, khô, cứng như phân dê, phải rặn nhiều.
Trẻ bị táo bón do rối loạn tiêu hóa thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác như biếng ăn, nôn trớ, quấy khóc nhiều, cáu bẳn, sốt, đau bụng, ít tăng cân, chậm lớn…
Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường gặp khi bé có khẩu phần ăn ít chất xơ, nhiều chất béo, đạm, uống nhiều sữa bò, sữa công thức và không được bú sữa mẹ.
➤ Tham khảo: Táo bón ở trẻ sơ sinh làm thế nào để trị dứt điểm.
8. Sốt
Nhiều mẹ băn khoăn rằng, trẻ bị rối loạn tiêu hóa có bị sốt không.
Bé bị rối loạn tiêu hóa thì các các biểu hiện như: đau bụng; đầy hơi; đi ngoài; táo bón; nôn trớ… sẽ thường gặp hơn.
Trong một vài trường hợp, rối loạn tiêu hóa có thể kèm theo sốt. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi cộng với mất nước do đi ngoài phân lỏng sẽ khiến cơ thể người bệnh trở nên xanh xao, gầy yếu.
Mặc dù, sốt không phải triệu chứng đặc hiệu của rối loạn tiêu hóa nhưng nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt cao, thì rất có thể trẻ gặp phải 1 số nhiễm khuẩn khác kèm theo. Tốt nhất cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám và thực hiện theo giải pháp điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
Liên hệ tư vấn và đặt hàng qua hotline : 1900 9482 HOẶC 0967 629 482.
➤ Xem thêm: 8 lưu ý quan trọng khi chăm sóc bé rối loạn tiêu hóa