Trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa thường có cảm giác khó chịu, đau đớn. Đa số trẻ thường biếng ăn, chán ăn trong giai đoạn này. Nắm những bí kíp xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa – biếng ăn giúp mẹ xua tan nỗi lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những chú ý khi chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa – biếng ăn.
Mục lục
1.Cung cấp thực phẩm đảm bảo vệ sinh
Những thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh là nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Việc chọn lựa những nguồn nguyên liệu chế biến món ăn cho trẻ thực sự quan trọng. Chọn được thực phẩm tươi ngon không những an toàn cho trẻ mà còn giữ được giá trị dinh dưỡng cao. Một số bí kíp cho mẹ khi chọn thực phẩm an toàn:
1.1. Với thực phẩm đóng gói sẵn:
Trên bao bì sản phẩm cần có đầy đủ các thông tin cần thiết như:
- Tên thực phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc công ty sản xuất
- Thành phần, chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng của thực phẩm
- Hướng dẫn sử dụng, bảo quản
1.2. Lựa chọn thực phẩm tươi sống – bí kíp cho mẹ đi chợ:
Chọn gạo như nào cho ngon?
Gạo là thực phẩm chính đối với người Việt Nam. Đặc biệt với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn các món ăn từ gạo như cháo được các mẹ ưu tiên. Gạo mới sẽ giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng. Gạo mới ngon là những hạt gạo khô, không bị ẩm mốc, các hạt gạo đều nhau, trong, không có mạt cám và màu sắc không bị biến đổi. Khi ngửi có mùi thơm đặc trưng của gạo, cắn thấy giòn, không vỡ vụn.
Cách chọn thịt, cá tươi ngon
Thịt tươi là thịt động vật vừa mới giết mổ, có thể còn ấm. Miếng thịt có mùi đặc trưng mà không có mùi hôi, mùi lạ. Khi ấn miếng thịt sẽ thấy độ đàn hồi mà không bị vón lại.
Cá tươi là những con cá có mang cá khép chặt, màu đỏ hồng tươi, mắt cá to, trong và hơi lồi ra ngoài. Chất nhờn trên cá phải trong và không có mùi kỳ lạ. Thịt cá đàn hồi, rắn chắc.
Cách chọn rau củ quả tươi
Rau củ được bổ sung nhiều hơn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Vì vậy cần chọn những loại rau củ đảm bảo vệ sinh thực phẩm để bổ sung cho trẻ. Lựa chọn những loại rau có màu xanh hoặc màu đặc trưng, không bị biến dạng. Khi sờ rau còn cứng cáp, không bị nhớt, không héo. Chọn quả tươi thì chọn quả không dập nát, không thủng, nứt.
1.3. Đảm bảo an toàn vệ sinh khi chế biến món ăn
Để tránh ngộ độc cho trẻ, trước khi nấu ăn cần rửa tay sạch sẽ, rửa sạch dụng cụ. Đặc biệt rửa sạch thực phẩm dưới vòi nước sạch. Các thực phẩm thịt, cá cần được nấu chín kỹ. Hạn chế ăn lại các thức ăn cũ, cần thiết phải đun lại với các loại thực phẩm để quá 4 giờ hoặc để qua đêm. Không để chung các loại thực phẩm sống và chín lẫn nhau.
2. Chú ý nguồn sữa cung cấp cho trẻ
Nguồn sữa cung cấp cho trẻ là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Sữa mẹ chính là nguồn thức ăn tốt nhất của trẻ nhỏ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ và chứa nhiều kháng thể làm tăng sức đề kháng cho trẻ.
Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng đến độ đặc và độ thơm mát trong sữa. Để tạo ra nguồn sữa đặc đầy dinh dưỡng cho trẻ mẹ nên bổ sung nhóm thực phẩm: rau xanh, trái cây, bổ sung protein qua thịt cá, tăng cường canxi và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Một số thực phẩm tăng độ thơm, mát của sữa, kích thích trẻ bú nhiều và dễ tiêu hóa: cà rốt, rau ngót, bí ngô.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường do nguyên nhân vi khuẩn virus, việc cung cấp sữa cho trẻ là vẫn cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này khó hấp thu đường, chất béo nên chọn các loại sữa ít đường. Một số trẻ do không dung nạp đường lactose mẹ nên đổi loại sữa cho trẻ sang các loại sữa freelactose.
➤ Giải đáp thắc mắc : Bé bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?
3. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Bên cạnh cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ, mẹ cần bổ sung lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacteria – là vi khuẩn đặc biệt quan trọng với giai đoạn đầu đời của trẻ. Lợi khuẩn cũng giúp kiểm soát miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng ở trẻ.
Thực tế, trẻ bú sữa mẹ có tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột cao hơn so với trẻ bú bình. Vì vậy, đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa tỷ lệ lợi khuẩn bị mất cân bằng và nên được bổ sung từ ngoài để trẻ chóng phục hồi.
➤ Xem chi tiết: Lợi khuẩn Bifidobacterium phục hồi chức năng tiêu hóa cho trẻ
4. Xử lý sau mỗi lần đi tiêu của trẻ
Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm vi khuẩn virus nên việc xử lý vệ sinh sau mỗi lần trẻ đi tiêu là rất quan trọng. Nhà tiêu cần vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ đi tiêu bừa bãi. Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ hoặc hướng dẫn cho những trẻ lớn cách vệ sinh và rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi tiêu.
5. Bù nước và điện giải đúng cách
Khi trẻ rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến nguy cơ mất nước và điện giải ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Có nhiều cách để bù nước và điện giải cho trẻ. Cách phổ biến và đơn giản nhất là cho trẻ uống oresol. Cần pha oresol với nước đã đun sôi và pha đúng tỷ lệ trên bao bì đã hướng dẫn. Với loại gói nhỏ pha với 200ml nước và loại gói to pha với 1 lít nước sôi để nguội.
Việc thay đổi tỷ lệ pha sẽ dẫn đến một số tác dụng không mong muốn đối với trẻ, có thể làm tình trạng của trẻ trầm trọng hơn. Cho trẻ uống từ từ, uống chậm và uống thay nước. Chỉ dùng dung dịch đã pha trong 24 tiếng. Cần theo dõi tình trạng mất nước của trẻ thường xuyên, khi có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất.
6. Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn nhưng vẫn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
- Bốn nhóm dưỡng chất cần bổ sung gồm: chất đường( gạo, khoai), đạm( thịt gà, bò), béo(quả bơ, dầu thực vật), vitamin và khoáng chất( rau củ xanh, hoa quả chín).
- Tỷ lệ mỗi nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn cần hợp lý. Hạn chế đạm và chất béo, bổ sung vitamin và khoáng chất.
➤ Mẹ cần biết : Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì ? kiêng gì ?
7. Cách phòng ngừa tái phát
- Với trẻ sơ sinh: nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
- Cung cấp chế độ ăn đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Vệ sinh môi trường xung quanh, giữ cho cơ thể trẻ sạch sẽ, tránh tiếp xúc nguồn bệnh
- Không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ
- Bổ sung lợi khuẩn – tăng sức đề kháng
8. Tránh biếng ăn ở trẻ nhỏ khi rối loạn tiêu hóa
Biếng ăn có thể dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Vì vậy, để tránh trẻ rối loạn tiêu hóa – biếng ăn, chán ăn mẹ nên biết một số lưu ý. Đa dạng thực đơn hằng ngày của trẻ là cần thiết. Điều này mang lại cho trẻ cảm giác hứng thú, mới mẻ. Mẹ nên tìm các món ăn lành mạnh phù hợp với khẩu vị của trẻ. Thời gian này trẻ thường ăn ít nên chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa ăn cách nhau 2 – 3 giờ.
Đặc biệt không ép trẻ phải ăn tránh gây ra tâm lý sợ hãi cho trẻ. Mẹ không nên cho trẻ ăn vặt trước mỗi bữa ăn sẽ khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482
➤ Xem thêm: Trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài có nguy hiểm không?