Hệ tiêu hóa của bé thường non nớt, chưa hoàn thiện. Khi gặp bất kì một tổn thương nào cũng có thể khiến bé gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa. 5 bí quyết dưới đây giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho bé an toàn tại nhà
Mục lục
1. Lựa chọn lợi khuẩn cải thiện hệ tiêu hóa cho bé
Bổ sung lợi khuẩn vào chế độ ăn để cải thiện hệ tiêu hóa cho bé. Lợi khuẩn giúp cải thiện đường tiêu hóa bằng cách phá vỡ chất xơ khó tiêu có thể gây đầy hơi chướng bụng. Ngoài ra, lợi khuẩn còn giúp tăng cường hấp thu dinh dưỡng. Chúng còn giúp phá vỡ cấu trúc đường lactose, ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng cường hệ thống miễn dịch. Lợi khuẩn được tìm thấy trong các loại thực phẩm lên men như dưa cải muối, sữa chua. Có thể bổ sung nhiều lợi khuẩn hơn bằng đường uống. Chủng lợi khuẩn phổ biến thường được bổ sung là Lactobacillus và Bifidobacterium. Trong đó chủng Bifidobacterium chiếm đa số lợi khuẩn trong đường ruột của bé. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm có chứa chủng lợi khuẩn này bổ sung cho bé để cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột của trẻ.
>>>Xem thêm:: PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Vân Hồng nhận định vai trò của lợi khuẩn Bifidobacterium
2. Lựa chọn thực phẩm tươi ngon giàu dưỡng chất cho bé
Để bé có một cơ thể khỏe mạnh, chất lượng nguồn thực phẩm cung cấp cho bé vô cùng quan trọng. Độc tố dư thừa có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề như tiêu chảy, táo bón hoặc phân sống. Hạn chế những thực phẩm này trong chế độ ăn của trẻ, thay vào đó là thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn là cách tốt nhất để hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính là điều cần thiết:
Cacbohydrat
Chất đường xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn hằng ngày của bé. Khi lựa chọn các thực phẩm có đường mẹ nên chọn tinh bột, đường tự nhiên từ những loại rau củ tự nhiên.
- Có thể bổ sung tinh bột cho bé từ các loại thực phẩm: gạo và các sản phẩm từ gạo, khoai tây, bắp, các loại ngũ cốc, bí ngô. Khi lựa chọn các loại thực phẩm này nên chọn thực phẩm rõ nguồn gốc. Có thể nhận biết qua quan sát chất lượng bên ngoài. Gạo ngon thường đều, không vỡ vụn, màu sắc, mùi đặc trưng của gạo. Các loại rau củ tươi không dập nát, héo mà còn cứng cáp, màu sắc tươi. Đặc biệt khoai tây, khoai lang không nên ăn khi đã mọc mầm
- Tránh các đường tinh chế, chất tạo ngọt nhân tạo. Một số thực phẩm nên hạn chế cho bé: các loại bánh ngọt, nước ngọt
Chất đạm:
Protein là một phần thiết yếu trong chế độ ăn cho bé. Chọn những loại thịt nạc, hạn chế những phần thịt nhiều mỡ. Ăn nhiều mỡ khiến bé khó tiêu hóa. Chọn những phần thịt lợn, thịt bò thăn. Thịt bò, lợn còn tươi khi cúng vừa mới được mổ, màu sắc đỏ tự nhiên, không đen, không có mùi lạ, khi sờ thịt có độ đàn hồi. Với các loại gia cầm không nên cho trẻ ăn quá nhiều da. Thịt tươi sẽ ngon hơn các loại thịt đóng hộp. Khi mua thịt đóng hộp cần lưu ý tới một số thông tin quan trọng như hạn sử dụng, nhà sản xuất,…
Chất béo:
Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ vì chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa của trẻ. Chất béo nên được bổ sung là chất béo không bão hòa. Chúng có trong các loại thực phẩm như: dầu thực vật, quả bơ, cá hồi, cá mòi. Đặc biệt acid béo omega – 3 có tác dụng làm giảm viêm, có thể ngăn ngừa các bệnh viêm ruột.
Chất xơ, vitamin và khoáng chất:
Khẩu phần ăn của bé nên nhận nhiều chất xơ. Nên bổ sung cả chất xơ hòa tan và không hòa tan cho bé. Chất xơ không hòa tan không được tiêu hóa bởi cơ thể vì thế nó bổ sung lượng lớn vào trong phân. Chất xơ hòa tan hút nước và có thể ngăn ngừa tiêu chảy. Có thể bổ sung chất xơ từ các loại hạt, các loại đậu và rau củ.
Vitamin và khoáng chất được cung cấp chủ yếu là qua các loại rau củ quả, đặc biệt hoa quả tươi. Hoa quả nên bổ sung hằng ngày cho trẻ để cải thiện tiêu hóa như táo, chuối, cam quýt, bơ, lê. Nên chọn mua những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng tránh gây ngộ độc cho bé. Chọn mua các loại rau quả tươi, không dập nát, không có mùi chua, thối
3. Cách chế biến món ăn hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa
Lựa chọn được những thực phẩm tươi ngon và chúng cần được chế biến phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé. Các món ăn giúp dạ dày bé tiêu hóa dễ dàng nên được làm mềm, nhuyễn. Có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
- Các loại cháo dinh dưỡng:
Mẹ có thể chọn nhiều loại thực phẩm nấu thành cháo cho trẻ. Để đảm bảo dinh dưỡng nên kết hợp rau và thịt để nấu cháo cho trẻ. Một số loại cháo mẹ có thể tham khảo: cháo bí đỏ thịt gà, cháo gà, cháo cà rốt thịt bò
>>>Xem thêm: 5 món cháo dễ tiêu khi bé bị rối loạn tiêu hóa
- Các loại nước ép, sinh tố
Đây là cách để cung cấp cho bé nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt các loại vitamin, khoáng chất trong hoa quả. Chỉ cần cho rau củ như: cà rốt, bơ, chuối, táo cho ép trực tiếp lấy nước cho trẻ uống. Hoặc có thể cho thêm sữa tươi, sữa chua xay cùng tạo hương vị hấp dẫn đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.
4. Chế độ sinh hoạt khoa học cho bé
Để trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần một chế độ sinh hoạt khoa học.
- Theo các chuyên gia, việc ăn các bữa chính và bữa ăn nhẹ theo lịch trình thường xuyên giúp giữ cho hệ tiêu hóa tốt nhất.
- Cho bé ăn trong một môi trường thoải mái và tập trung. Hạn chế để trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại. Điều này khiến trẻ không cảm nhận được mùi vị món ăn và tạo thành thói quen không tốt cho trẻ khi ăn.
- Tập cho trẻ nhai kỹ thức ăn giúp thức ăn được cắt nhỏ và nước bọt được tiết ra nhiều hơn. Nước bọt khởi động quá trình tiêu hóa bằng cách cắt một số đường và chất béo.
- Tập thể dục thường xuyên là một cách cải thiện hệ tiêu hóa cho bé. Các nghiên cứu đã cho thấy tập thể dục giúp giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, giúp nhu động ruột hoạt động nhịp nhàng hơn.
5. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhờ biết phòng bệnh đúng cách
Phòng bệnh hơn chữa bệnh – đặc biệt với trẻ em cần được giữ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp bé phát triển tốt nhất.
- Với trẻ sơ sinh, nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh, cần được sự tư vấn của bác sĩ khi cho trẻ uống thuốc
- Cải thiện tình trạng vệ sinh. Đảm bảo vệ sinh cơ thể cho bé, thường xuyên rửa tay. Đảm bảo vệ sinh môi trường sống
- Xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh cho bé, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ
- Bổ sung lợi khuẩn trong chế độ ăn của trẻ
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482