Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có biểu hiện đầu tiên là ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ có thể kèm theo nôn trớ, bỏ bú thở khò khè. Nếu trẻ không điều trị kịp thời bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn dẫn tới khó điều trị và nhanh tái phát. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu các biện pháp xử trí và dấu hiệu viêm phế quản thường gặp ở trẻ.
Mục lục
1. Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm niêm mạc đường dẫn khí, thường xảy ra ở đường hô hấp dưới (thường gọi là bệnh sưng cuống phổi). Viêm phế quản chưa xuống phổi mà chỉ dừng lại ở mức độ viêm cấp tính ở niêm mạc phế quản. Với biểu hiện đầu tiên là ho.
Viêm phế quản được chia làm 2 dạng:
- Viêm phế quản cấp tính: thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và nguyên nhân chủ yếu là do virus, có thể kéo dài từ 10-14 ngày và gây ra các triệu chứng trong 3 tuần. Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, thời điểm giao mùa,…
- Viêm phế quản mạn tính: là tình trạng ho có đờm, kéo dài ít nhất 3 tháng trong năm và kéo dài trong 2 năm liên tiếp. Ho có thể do nhiễm trùng hoặc bệnh tật, tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các chất kích thích khác trong không khí.
2. Triệu chứng bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhất là thời điểm giao mùa. Bệnh này rất dễ nhầm lẫn với hen phế quản, viêm họng do đó nên mẹ cần nắm rõ triệu chứng của viêm phế quản để nhầm lẫn với các bệnh khác.
Dưới đây là 11 dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, mẹ không được bỏ qua:
2.1. Ho là dấu hiệu đầu tiên của viêm phế quản
Ho khan
Ho khan là triệu chứng đặc trưng của viêm phế quản cấp ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng ho không có đờm và chất nhầy kèm theo nhưng rất khó kiểm soát.
- Trẻ ho khan do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản khi thay đổi nhiệt độ về chiều tối và ban đêm, đôi khi kèm theo triệu chứng thở khò khè.
- Trẻ thường ho theo cơn, ho dữ dội và liên tục, đôi khi thở mệt và thiếu hơi.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho khan là: trẻ bị cảm lạnh, dị ứng, hít phải khói thuốc lá,…
Ho có đờm
Trẻ ho có đờm đây là biểu hiện dịch tiết của đường hô hấp, là sản phẩm của phản ứng viêm. Đờm có thể có màu trắng, màu xanh, màu vàng hoặc đục như mủ.
Qua dịch đờm của trẻ, mẹ có thể phân biệt được trẻ bị viêm phế quản do virus hay vi khuẩn. Nếu do virus thì đờm có màu trắng trong, còn đờm có màu vàng, xanh hoặc đục như mủ đây là dấu hiệu trẻ đang nhiễm khuẩn và cần được điều trị bằng kháng sinh.
Ho dai dẳng kéo dài
Trẻ ho dai dẳng mãi không khỏi có thể do viêm phế quản mạn tính gây khó thở, sung huyết, tăng tiết dịch hô hấp,…
Ho dai dẳng kéo dài liên tục trên 4 tuần, mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.
2.2. Cổ họng đau rát
Khi trẻ ho kéo dài sẽ kèm theo cổ họng đau rát dẫn tới trẻ sơ sinh khó nuốt khi uống sữa, uống nước và hay chảy nước bọt.
Nguyên do chủ yếu là trẻ bị viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh hoặc do trẻ ho quá nhiều.
2.3. Nôn trớ sau khi bú mẹ
Viêm phế quản gây nên tình trạng sưng, viêm gây khó chịu, đau rát họng, trẻ hay ho,…Vì vậy, khi trẻ bú mẹ sẽ khiến cho trẻ nôn trớ ra ngay.
2.4. Sổ mũi, nghẹt mũi
Do bên trong khoang mũi của trẻ sơ sinh chứa quá nhiều dịch đặc làm cho đường thở của trẻ bị tắc nghẽn dẫn tới sổ mũi và nghẹt mũi. Thường gặp ở trẻ sơ sinh bị viêm phế quản do cảm lạnh, cảm cúm.
2.5. Cơ thể mệt mỏi, đau nhức
Trẻ có thể mệt mỏi, đau nhức dẫn tới trẻ hay bỏ bú, chán ăn, không muốn chơi,…Nguyên nhân là do trẻ ho nhiều, sốt cao và khó thở.
Cơ ngực và cơ bụng đau: Khi trẻ ho thì cơ ngực và cơ bụng cũng co lại để đẩy khí trong phổi ra ngoài. Nếu trẻ ho quá nhiều và quá lâu dẫn tới hiện tượng co thắt xảy ra nhiều hơn. Hậu quả là trẻ sơ sinh sẽ bị đau cơ ngực và cơ bụng đau.
2.6. Sốt cao
Trẻ có thể sốt rất cao, có thể lên tới 40 độ C, sốt li bì, có thể kèm theo co giật, lúc này thuốc hạ sốt không có tác dụng. Trong trường hợp này, mẹ nên trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
2.7. Khó thở, tím tái
Trẻ sẽ cảm thấy khó thở do dịch đờm tắc lại cổ họng hay viêm phế quản có thể làm đường phế quản bị hẹp lại gây ra tình trạng khó thở.
Mẹ có thể tự kiểm tra độ khó thở của trẻ sơ sinh bằng cách đếm nhịp thở của trẻ khi nằm yên hoặc khi ngủ trong 1 phút, nên đếm 2-3 lần, mức thở nhanh của trẻ như sau:
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở từ 60 lần/phút
- Trẻ 2- 12 tháng tuổi: nhịp thở trên 50 lần/phút
Nhịp thở của trẻ càng nhanh thì trẻ càng khó thở, càng nguy hiểm cho trẻ và kèm theo đó là da mặt tím tái, chân tay lạnh,….khi đó mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.
2.8. Thở khò khè
Lòng phế quản bị thu hẹp dẫn tới trẻ hay thở khò khè. Nguyên do là thành phế quản phù nề chèn ép đường thở của trẻ, co thắt cơ trơn phế quản, đờm trong lòng phế quản,…Tiếng thở khò khè trong viêm phế quản khác với hen phế quản ở chỗ là trẻ không đáp ứng với khí dung.
2.9. Sưng hạch bạch huyết
Trẻ bị sưng hạch bạch huyết do bị nhiễm virus, vi khuẩn, đau họng, rối loạn miễn dịch,…Những tình trạng này có thể gây viêm, vì thế cơ thể sẽ tạo ra nhiều tế bào miễn dịch. Khi số lượng tế bào này tăng lên sẽ làm sưng hạch bạch huyết.
2.10. Phát ban
Triệu chứng phát ban có thể đến sau các cơn sốt, khi đó da trẻ sẽ xuất hiện các đốm đỏ bằng hoặc sưng lên. Bao quanh các đốm có thể là vòng màu trắng. Phát ban ở trẻ sơ sinh có thể lan rộng ra bắt đầu từ vùng lưng, bụng, ngực, cho tới cổ và cánh tay. Nguyên nhân là do virus rubella, virus sởi.
2.11. Đỏ mắt
Khi trẻ bị viêm phế quản có thể xuất hiện triệu chứng đỏ mắt. Nguyên nhân do virus, vi khuẩn như: liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Thường gặp nhất vào thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, giao mùa, thời tiết ẩm thấp.
Khi trẻ có các dấu hiệu trên mẹ nên chữa ngay cho trẻ vì nếu không chữa kịp thời có thể trở thành mãn tính khó chữa, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: suy hô hấp, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,…
3. Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phải làm sao?
Khi trẻ bị viêm phế quản mẹ có thể áp dụng các biện pháp ngay tại nhà cho trẻ sơ sinh như:
Nhỏ nước muối sinh lí để điều trị nghẹt mũi
Mẹ nên sử dụng nước muối sinh lí natri clorid 0.9% để làm sạch và loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và dịch nhầy một cách nhẹ nhàng. Do vậy, khoang mũi của trẻ sẽ được thông thoáng sẽ làm giảm được tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi, chảy nước mũi, thở khò khè,…
Để sử dụng, mẹ hãy nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi của trẻ, sau đó dùng dụng cụ hút nước mũi để làm sạch mũi.
Làm ẩm không khí
Nếu trong phòng của trẻ sơ sinh khô thì mẹ nên làm ẩm không khí bằng máy làm ẩm hoặc máy dạng phun sương. Điều này giúp giảm tình trạng nghẹt mũi của trẻ và ho. Mẹ luôn đảm bảo máy làm ẩm phải sạch sẽ để tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Cho trẻ uống bú nhiều hơn
Mẹ cho trẻ bú nhiều hơn nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và tăng sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời cho trẻ bú nhiều giúp làm loãng đờm cải thiện được tình trạng khó thở ở trẻ sơ sinh.
Các giải pháp khác
- Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng để trẻ dễ thở hơn
- Lau, rửa tay thường xuyên cho trẻ giúp để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn,… vào cơ thể của trẻ.
- Luôn giữ ấm lồng ngực của trẻ khi trời lạnh hay cho trẻ ra ngoài bằng cách cho trẻ mặc nhiều áo ấm, ôm trẻ hướng ngực trẻ vào ngực của mẹ để giữ ấm.
Bổ sung lợi khuẩn
Một trong các nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản là sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện nên những thời điểm giao mùa trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giảm được tình trạng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh.
Thuốc hạ sốt
Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và thuốc hạ sốt ưu tiên dùng cho trẻ sơ sinh là: paracetamol.
Nếu trẻ sốt trên 39 độ C có thể dẫn tới co giật, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt, mặc quần áo thoáng rồi đưa trẻ tới viện. Nếu trẻ xuất hiện co giật nên dùng khăn ướt để vào miệng trẻ phòng trẻ cắn vào lưỡi, đồng thời cho trẻ uống thuốc hạ sốt, bỏ bớt quần áo, rồi cho trẻ tới viện ngay.
Lưu ý mẹ chỉ dùng thuốc kháng sinh cho trẻ trong các trường hợp:
- Tình trạng cải thiện bệnh chậm mãi không khỏi hoặc không cải thiện
- Ho khạc đờm có mủ, đờm màu vàng hoặc đờm màu xanh
- Trẻ có kèm theo các bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ và suy giảm miễn dịch.
Một số thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ kê cho trẻ sơ sinh như: amoxicillin, vancomycin, streptomycin, …và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cho trẻ
Dự phòng – Ngăn ngừa tái phát viêm phế quản cho trẻ sơ sinh như sau:
- Tiêm vacxin cúm cho trẻ
- Môi trường sống phải sạch sẽ, thông thoáng, không có mùi thuốc lá, mùi sơn,…
- Rửa tay thường xuyên cho trẻ và người chăm trẻ.
- Không cho trẻ tiếp xúc gần với người bị hen phế quản, COPD, viêm phế quản,…
- Nên che miệng, mũi, khi ho hoặc hắt hơi.
Kết luận
Trên đây là 11 dấu hiệu thường gặp khi bị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và các biện pháp xử trí cho trẻ. Đồng thời mẹ nên bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium để tăng cường sức đề kháng cho trẻ giúp trẻ được phát triển toàn diện hơn. Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin bổ ích cho người đọc.
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.