Vì sao trẻ nôn trớ nhiều lần? Trẻ nôn trớ nhiều lần có thể là do biểu hiện sinh lý bình thường nếu trẻ vẫn ăn uống khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, tình trạng nôn trớ cũng có thể là do bệnh lý nếu trẻ nôn nhiều liên tục trong ngày kèm theo các biểu hiện sốt, nôn ra máu,… Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi trên, mẹ cần phải tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây nên nôn trớ nhiều lần ở trẻ để xử lý kịp thời. Dưới đây, Imaile sẽ tổng hợp các kiến thức cần thiết cho các mẹ tham khảo.
Mục lục
1. Nguyên nhân gây nên trẻ nôn trớ nhiều lần
Các nguyên nhân thường gặp khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ.
1.1. Nguyên nhân sinh lý
Trẻ dưới 12 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện mà dạ dày bé trong tình trạng nằm ngang chưa có độ cong như người trưởng thành nên khi trẻ bú hoặc ăn thức ăn vào, mẹ cho trẻ nằm ngay sẽ rất dễ gây nên tình trạng nôn trớ.
Các cơ chưa hoàn thiện, bao gồm cơ tâm vị ( đầu trên của dạ dày) đóng lỏng lẻo và môn vị (đầu dưới dạ dày) đóng chặt, cơ thắt tâm vị hoạt động kém nên khi mẹ cho con ăn hoặc bú xong dễ bị nôn trớ. Giai đoạn này sẽ không nguy hiểm và sẽ tự động hết khi trẻ được 12 – 18 tháng tuổi nên bố mẹ không cần lo lắng quá.
1.2. Do thói quen ăn uống chưa phù hợp
Trẻ nôn trớ nhiều lần chủ yếu là do mẹ bỡ ngỡ, chưa quen hoặc chưa chăm sóc trẻ đúng cách như:
- Cho trẻ ăn nhiều, bú quá no: Dạ dày của trẻ có kích thước nhỏ, nếu trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức, nếu mẹ cho con bú quá no, con khó chịu, mẹ cho nằm luôn nên trẻ sẽ dễ bị ói, nôn trớ. Đối với trẻ ăn dặm, mẹ ép con ăn hết khẩu phần ăn, con sẽ có cảm giác ngán đồ ăn không muốn ăn nên sẽ dẫn đến tình trạng nôn trớ.
- Cho trẻ ăn không đúng tư thế: Đối với trẻ ăn dặm, là khi con ngồi ăn không ngay thẳng hoặc ngồi ăn trên ghế sofa, nằm hoặc ngồi xổm. Việc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn dẫn đến tình trạng trào ngược thức ăn, gây nên nôn trớ ở trẻ.
- Trẻ bú bình và ngậm ti sai cách: Do mẹ cho trẻ uống sữa công thức bằng bú bình hoặc ngậm ti giả không đúng cách như: mẹ vừa cho con bú bình vừa cho con chơi hoặc mẹ ngồi không ngay ngắn khi cho con bú đã vô tình làm lọt khí vào dạ dày của bé nên sẽ xảy ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
- Trẻ ăn phải thức ăn đầy hơi, chướng bụng: Khi trẻ vào giai đoạn ăn dặm, do mẹ cho con ăn những thực phẩm lạ như: đồ ăn lạ… hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dẫn đến trẻ dễ bị đầy bụng.
- Do thức ăn chưa được xay, nghiền kĩ: Trẻ nhỏ chưa có thói quen nhai trước khi ăn. Một số trẻ nếu nuốt luôn thức ăn không nhai dễ bị nghẹn, hóc thức ăn dẫn đến nôn trớ.
1.3. Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ nôn trớ kèm với một số triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiêu hóa. Cụ thể:
- Trẻ không dung nạp Lactose: Một số trẻ, cơ thể khi sinh ra thiếu hụt enzym cần thiết để phân hủy đường có trong sữa. Vì vậy, khi uống sữa hoặc bất cứ thức uống nào có chứa lactose, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, cảm thấy buồn nôn và nôn.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Do chế độ dinh dưỡng không cân đối, nên những lợi khuẩn có lợi trong đường ruột bị thiếu hụt trầm trọng, tạo cơ hội cho những vi khuẩn có hại phát triển và chiếm ưu thế hơn. Chúng sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, nên sẽ xảy ra tình trạng bé bị đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, nôn trớ.
- Bệnh trào ngược dạ dày: Do cơ thắt tâm vị ở trẻ còn yếu mà cơ môn vị rất phát triển. Vì vậy, sữa hoặc thức ăn dễ bị trào ngược lên trên nên sẽ xảy ra tình trạng nôn trớ.
- Nôn do bị bệnh đường hô hấp: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm họng, viêm phổi, … thường kèm theo sốt, chảy nước mũi, ho nhiều, cơ thể trẻ mệt mỏi, chán ăn, ghê cổ nên sẽ dẫn đến nôn trớ.
- Do trẻ bị dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa: Thực quản bị hẹp, giãn to hoặc quá ngắn. Thực quản ngắn sẽ làm cho dạ dày bị kéo lên phía ngực mà trẻ ở trong tư thế nằm nên sữa hoặc thức ăn dễ trào ngược qua tâm vị và gây nên viêm niêm mạc thực quản, trẻ nôn có thể ra máu lẫn chất nhầy.
- Trẻ bị hẹp phì đại môn vị: Khi cơ môn vị bị co thắt gây hẹp và tắc môn vị làm cản trở thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa kịp nên sẽ xảy ra tình trạng nôn trớ.
Trong các trường hợp kể trên, trẻ nôn trớ nhiều ngày liên tục sẽ được cải thiện khi loại bỏ được nguyên nhân. Ngoài ra, có 1 số trường hợp trẻ nôn trớ nhiều lần do sự cố:
1.4. Do ngộ độc thức ăn
Khi trẻ ăn dặm, thức ăn có thể chưa đảm bảo an toàn thực phẩm dẫn đến trẻ bị ngộ độc. Đối với trẻ uống sữa, cũng có thể do sữa không được bảo quản đúng hoặc do sữa bị quá hạn.
Trẻ không sốt, bệnh khởi phát sau khi ăn 2 – 12 giờ, có thể sẽ bị đau bụng, tiêu chảy kèm theo. Trường hợp này nôn trớ sẽ không kéo dài, nhưng nếu không xử trí kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.
>>> Tham khảo thêm: Nôn trớ ở trẻ em – Nguyên nhân và cách xử trí tại nhà
2. Các biện pháp ngăn ngừa trẻ nôn trớ nhiều lần
Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, những trẻ nôn trớ nhiều đều có thể cải thiện được khi trẻ thay đổi các thói quen. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ có thể tham khảo các biện pháp ngăn ngừa sau:
2.1. Tạo thói quen cho trẻ phù hợp
Không nên cho trẻ ăn và bú quá no
Theo chuyên gia dinh dưỡng, dạ dày của trẻ mới sinh ra chỉ chứa được 7 – 13ml/lần, trẻ 3 – 6 ngày chứa được 30 – 60ml/lần, trẻ 1 tháng tuổi chứa 80 – 150ml/lần và trẻ 6 – 12 tháng chứa được 200 – 250ml/lần. Vì vậy, mẹ có thể cho con bú vừa đủ theo nhiều cữ trong ngày để con hấp thu thức ăn một cách tốt nhất sẽ giảm được nôn trớ cho trẻ.
Đối với trẻ ăn dặm, trẻ sẽ uống sữa ít đi, khi trẻ mới ăn cho trẻ ăn ít một từ loãng đến đặc từ 1 – 2 thìa cà phê thức ăn. Cha mẹ có thể tăng thêm lượng thức ăn nếu con thích ăn cho đến khi trẻ ăn được 50 – 100ml/ lần. Khi con không muốn ăn mẹ không nên ép con, càng ép con càng khó chịu và chống đối.
Cho trẻ ăn và bú đúng tư thế
Mẹ cần bế trẻ ở tư thế đầu và người nằm trên một đường thẳng, mũi trẻ hướng vào và đối diện với núm vú. Cho bé nằm sát vào người mẹ, dùng tay đỡ mông trẻ. Khi miệng bé mở rộng thì mẹ đưa núm vú vào miệng trẻ để trẻ ăn. Cần cho trẻ ngậm hết núm vú tránh tình trạng lọt khí vào miệng trẻ.
- Với trẻ bú mẹ: Nếu tia sữa mẹ chảy nhiều, con không ăn kịp, mẹ lấy 2 ngón tay ấn và kẹp đầu vú để tia sữa chảy từ từ, con sẽ không bị sặc và nôn trớ.
- Với trẻ bú bình: Mẹ giữ cho bình nghiêng 45 độ, sao cho luôn ngập cổ bình, tránh để khí đi vào dạ dày bé. Nên cho bé bú 5 – 10 phút rồi ngừng 30 phút rồi bú tiếp.
- Với trẻ ăn dặm: Mẹ tạo thói quen cho bé tư thế ngồi bàn ăn ngay thẳng lưng, không nên cho trẻ ăn nằm hoặc ngồi xổm, để không gây áp lực đè lên các cơ quan tiêu hóa, trẻ sẽ giảm được nôn trớ.
Cho trẻ nằm đúng tư thế sau ăn
Sau khi cho trẻ bú hoặc ăn xong nên bế trẻ và vỗ ợ hơi cho con khoảng 10 – 15 phút rồi mới đặt trẻ nằm. Lúc này, mẹ nên cho trẻ nằm đầu cao hơn một chút và đầu nghiêng sang một bên để tránh tình trạng trào ngược acid dịch vị. Đồng thời, mẹ dỗ cho con vào giấc ngủ để giảm bớt tình trạng buồn nôn.
Nới lỏng quần áo của trẻ sau ăn
Mẹ nên mặc cho con những bộ quần áo có độ co giãn, rộng rãi một chút để con cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Không nên để các đồ vật kích thước nhỏ gần chỗ bé nằm hoặc chơi
Đối với những bé đã có thể cầm nắm đồ vật hoặc thức ăn. Mẹ phải thật cẩn thận không nên để bất cứ một vật gì có kích thước nhỏ hay hạt gì đó gần chỗ bé nằm và chơi.
Massage cho trẻ
Mẹ dùng 3 đầu ngón tay massage xung quanh rốn nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ giúp làm giảm co bóp dạ dày và làm tăng nhu động ruột sẽ giảm tình trạng đầy bụng và hạn chế được nôn trớ.
>>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh trớ cặn sữa phải làm sao? 6 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
2.2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé
Mẹ nên bổ sung những thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng để cho con bú và hấp thụ một cách tốt nhất từ sữa mẹ như: thịt heo, cá, trứng, bí đỏ, rau xanh, hoa quả,…
Còn với trẻ ăn dặm, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn cho con để thức ăn được tiêu hóa một cách từ từ, không nên ép trẻ ăn nhiều, cho trẻ ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa, dễ tiêu như: cháo thịt xay rau ngót, súp, sữa chua,…sẽ ngăn ngừa được tình trạng nôn trớ.
Trường hợp trẻ không dung nạp Lactose sữa bò thì mẹ nên thay thế cho con các loại sữa khác không có chứa lactose (sữa free lactose). Mẹ nên xem kĩ thành phần trong nhãn sữa tránh dùng các sữa chứa nhiều đường lactose như sữa bò, sữa dê cho trẻ.
2.3. Mẹ bổ sung nước và điện giải cho trẻ
Đối với trẻ bú mẹ, trẻ nôn trớ nhiều khiến mất nước nên cho trẻ bú nhiều lần. Đối với trẻ ăn dặm, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, từng thìa một. Hoặc có thể bổ sung cho trẻ uống nước oresol theo chỉ định của bác sĩ để bù nước và điện giải.
>>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh nôn trớ thường xuyên có nguy hiểm không?
2.4. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng việc bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sẽ giảm được hiện tượng nôn trớ ở trẻ. Đó là bởi hệ vi sinh của trẻ được hình thành từ khi trẻ chào đời, sau đó dần hoàn thiện đến khi trẻ 2 tuổi. Trong giai đoạn này, hệ vi sinh dễ bị tác động từ yếu tố bên ngoài, làm mất cân bằng dẫn đến các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ…. Do đó, bổ sung lợi khuẩn thiết lập cân bằng hệ vi sinh là giải pháp an toàn và được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ.
Mẹ nên bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12, là lợi khuẩn được các nhà khoa học chứng minh chiếm số lượng đông nhất, 90% lợi khuẩn đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa, cải thiện các rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
3. Hướng dẫn mẹ cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ
Dưới đây là các cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ tình trạng chung và do hít phải dị vật, mẹ có thể tham khảo:
3.1. Cách chữa khi trẻ bị hít phải dị vật
Sử dụng phương pháp Heimlich ấn ngực:
- Bước 1: Đặt trẻ nằm sấp, bàn tay trái đỡ đầu và cổ thấp hơn so với thân người.
- Bước 2: Mẹ dùng gót bàn tay phải vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai hai bả vai 5 cái thật mạnh.
- Bước 3: Sau đó mẹ lật ngửa trẻ sang bên tay phải, nếu trẻ có khó thở hay tím tái, lấy 2 ngón tay trái ấn mạnh ở vùng ½ dưới xương ức 5 cái.
- Bước 4: Nếu dị vật chưa ra, mẹ lật người trẻ và tiếp tục vỗ lưng, làm luân phiên vỗ phương và ấn ngực đến khi dị vật rơi ra ngoài, trẻ trở lại bình thường.
- Bước 5: Dùng tay quấn gạc làm sạch hết chất nôn trong miệng trẻ.
3.2. Cách xử lý chung khi trẻ bị nôn
- Bước 1: Mẹ nghiêng đầu bé sang 1 bên để tránh bị sặc. Lấy khăn gạc quấn vào ngón tay làm sạch các chất nôn trong miệng, mũi
- Bước 2: Mẹ khum tay vỗ nhẹ vào sau lưng trẻ để tống hết chất nôn ra ngoài
- Bước 3: Mẹ lau sạch người trẻ bằng nước ấm. thay quần áo cho trẻ khi dính chất nôn.
- Bước 4: Khi trẻ hết nôn, cho bé uống nước ấm hoặc cho bú từ từ
Trường hợp trẻ hết nôn trớ nhưng vẫn cảm thấy mệt, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Chú ý: Tuyệt đối mẹ không nên tự ý dùng thuốc chống nôn khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
>>> Tham khảo thêm: Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
4. Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?
Mẹ cần theo dõi trẻ, nếu có những biểu hiện bất thường hãy cho con đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.
- Trẻ nôn ra máu tươi hoặc màu vàng xanh dịch mật, đau bụng dữ dội
- Tay chân lạnh, mạch nhanh, trẻ khóc nhiều
- Trẻ nôn liên tục trong ngày và kéo dài trong 24h
- Trẻ không bú hoặc ăn trong một hoặc 2 ngày
- Bé có biểu hiện mất nước như: môi khô, không đi tiểu trong 6 giờ đồng hồ
- Trẻ sốt trên 38 độ C trên 3 ngày không khỏi
- Bé mệt mỏi, lừ đừ, ngủ gà ngủ gật
Nếu trẻ có các biểu hiện trên, mẹ không nên chủ quan hãy đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.
>>> Tham khảo thêm: Hành trình vượt qua nỗi lo nôn trớ, đầy bụng khó tiêu ở trẻ
Như vậy, qua bài viết trên của Imiale các mẹ đã có thể biết được vì sao trẻ nôn trớ nhiều lần rồi đúng không nào? Hy vọng, qua bài viết, các mẹ có thể hiểu và áp dụng cho con một cách chính xác và hiệu quả nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.