Hăm da là tình trạng kích ứng da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi trẻ bị hăm, bên cạnh việc tìm ra nguyên nhân, sử dụng kem chống hăm tã được coi là cách an toàn, hiệu quả nhằm giảm bớt tình trạng đỏ rát, sưng tấy, cũng như ngăn ngừa các đợt bùng phát trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho mẹ những kem trị hăm cho bé hàng đầu hiện nay. Cùng đọc ngay mẹ nhé!
Mục lục
- 1. Cơ chế, thành phần của kem trị hăm cho bé
- 2. Lưu ý chọn kem trị hăm cho bé
- 3. Top những loại kem trị hăm cho bé mẹ nên tham khảo
- 3.1. Kem bôi hăm Dizigone Nano Bạc
- 3.2. Kem Dizigone Baby ngừa hăm tã
- 3.3. Kem hăm Aquaphor Baby Diaper Rash Cream
- 3.4. Kem trị hăm Babo Botanicals Soothing Diaper Cream
- 3.5. Kem trị hăm cho bé Bepanthen
- 3.6. Kem bôi hăm Sudocrem
- 3.7. Kem trị hăm Original ointment
- 3.8. Kem trị hăm Chicco 0M+
- 3.9. Kem trị hăm Bubchen Baby Wundschutz Creme
- 3.10. Kem trị hăm Desitin tím
- 4. Lưu ý khi trị hăm cho bé
- TÓM LẠI
1. Cơ chế, thành phần của kem trị hăm cho bé
Hầu hết các loại kem và thuốc mỡ điều trị hăm tã cho bé hoạt động như một hàng rào vật lý bảo vệ vùng kín của trẻ khỏi các enzym gây kích ứng trong phân, đồng thời giảm thiểu sự mát sát giữa da với da và da với tã lót, tạo điều kiện cho làn da được phục hồi nhanh hơn. Các thành phần hoạt động tốt nhất để điều trị hăm tã bao gồm oxit kẽm, lanolin, lô hội và calendula.
Hiện nay trên thị trường có 2 loại kêm bôi hăm tã. Đó là:
- Kem bôi dưỡng ẩm: một số kem bôi có thành phần chất béo bão hòa (classic petroleum jelly) và Aquaphor.
- Kem bôi có thành phần chống viêm: Kem bôi nano bạc, thành phần oxid kẽm (Desitin hoặc Balmex).
- Kem bôi kết hợp cả 2 nhóm thành phần: dưỡng ẩm và chống viêm
2. Lưu ý chọn kem trị hăm cho bé
- Đầu tiên, hãy xem xét loại phát ban mà bé mắc phải. Nếu phát ban nhẹ, một sản phẩm gốc dầu mỏ có thể là đủ. Nhưng nếu bé bị phát ban từ trung bình đến nặng, các sản phẩm có thành phần oxit kẽm (có tác dụng chống viêm, nhanh khô se vết thương) sẽ bảo vệ tốt hơn để tránh bị kích ứng thêm. Bạn cũng nên biết rằng các loại kem có kết cấu đặc là tốt nhất để làm dịu các vết hăm nghiêm trọng, trong khi thuốc mỡ là lý tưởng để ngăn ngừa hăm tã ở mức độ nhẹ.
- Tránh các sản phẩm có mùi thơm bởi chúng có thể gây kích ứng nhiều hơn. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cũng khuyến cáo sử dụng thuốc mỡ không kê đơn có chứa kháng sinh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kích ứng da.
- Mẹ có thể không biết chính xác loại kem chống hăm hoàn hảo cho con mình và nhiều trường hợp không phải cứ kem đắt tiền đã phù hợp với bé. Vì vậy, mẹ cần cho bé thử nghiệm các loại kem khác nhau để xem loại nào phù hợp nhất với trẻ sơ sinh và loại hăm tã.
- Nếu phát ban vẫn còn, hãy đảm bảo rằng bạn đang thoa đúng cách trước khi chuyển sang sản phẩm khác. Phần mông của em bé phải hoàn toàn khô ráo trước khi bạn thoa kem trị hăm. Không cần phải lau sạch kem giữa các lần thay, nhưng phải đảm bảo khô trước khi mặc tã mới cho bé.
3. Top những loại kem trị hăm cho bé mẹ nên tham khảo
3.1. Kem bôi hăm Dizigone Nano Bạc
Xuất xứ: Việt Nam.
Thành phần:
- Phân tử Bạc ở dạng Nano, kết hợp với chiết xuất thảo dược Tràm trà, Cúc la mã có tính năng sát khuẩn kéo dài.
- Bên cạnh đó các thành phần D – Panthenol, Lô hội mang lại khả năng dưỡng ẩm cao, kích thích tăng sinh tế bào da, từ đó giúp da bé mau lành lại.
Ưu điểm:
- Sản phẩm chứa nhiều thành phần có nguồn gốc thiên nhiên như: lô hội, cúc La Mã… an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.
- Kem Dizigone Nano Bạc vừa có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, vừa có khả năng dưỡng ẩm, làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Do đó, sản phẩm rất thích hợp để phòng và xử lý hăm tã. Bạn nên sử dụng kết hợp với dung dịch kháng khuẩn Dizigone để phát huy tối đa hiệu quả.
- Sản phẩm phù hợp với mọi tình trạng hăm tã, từ hăm đỏ, nổi mụn mẩn hay trợt loét da.
Giá bán tham khảo: 140.000đ/tuýp.
3.2. Kem Dizigone Baby ngừa hăm tã
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Kem hăm Dizigone Baby chứa thành phần từ tự nhiên, an toàn với da bé:
- Nano bạc: Có tính kháng khuẩn mạnh
- Chiết xuất thảo dược: Dầu mầm gạo, chiết xuất yến mạch, bơ Shea và vitamin E, có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da.
- Chiết xuất hoa Cúc tâm tư: tạo mùi hương dễ chịu.
- Kẽm Oxit: bảo vệ da, ngăn ngừa tác nhân lạ tấn công.
Ưu điểm:
- Thành phần tự nhiên an toàn, lành tính, phù hợp với làn da trẻ, đặc biệt vùng da hăm đang tổn thương.
- Có khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da vượt trội, giúp vùng da hăm nhanh tái tạo và phục hồi.
- Phù hợp với mọi tình trạng hăm tã, nhất là với các bé da khô.
Giá tham khảo: 185.000 đ/tuýp
3.3. Kem hăm Aquaphor Baby Diaper Rash Cream
Xuất xứ: Mỹ
Thành phần: Oxid Kẽm (15%), Dầu khoáng, Glycerin, Ceresin, Polyglyceryl-4 Diisostearate/ Polyhydroxystearate/Sebacate, Magnesium Stearate, Panthenol, Nước.
Ưu điểm:
- Ngăn ngừa, làm dịu và điều trị hăm tã.
- Thích hợp để xử trí hăm cho trẻ sơ sinh từ nhẹ đến trung bình với hiệu quả nhanh chóng.
- Công thức với 15% Zinc Oxide có khả năng kháng khuẩn nhẹ và tạo 1 lớp màng mỏng bảo vệ
- Không chứa chất bảo quản và hương thơm, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh
- Sản phẩm dễ dàng rửa trôi bằng nước.
- Kem dễ tán trên da.
Giá tham khảo: 299,000 đ/lọ 99g
3.4. Kem trị hăm Babo Botanicals Soothing Diaper Cream
Xuất xứ: Mỹ.
Thành phần: Dầu hạt hướng dương, Dầu hạt thầu dầu, Oxit kẽm, Dầu hạt Babassu, Bơ hạt mỡ , Sáp ong tự nhiên, Dầu thực vật hydro hóa, Dầu hạt yến mạch, Hỗn hợp chiết xuất thảo dược Nutrisoothe, Dầu ô liu, Chiết xuất hoa cúc, Chiết xuất lá cải xoong, Sắn dây, Sáp ong Polyglyceryl-3, Dầu thầu dầu đã hydro hóa, Benzoin Siam, nhựa trong cây rum, Dầu hạt tự nhiên Tocopherol (Vitamin E), Chiết xuất lá cây hương thảo.
Ưu điểm:
- Sản phẩm chứa thành phần tự nhiên phù hợp với làn da nhạy cảm, giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng hăm tã.
- Công thức chứa nhiều thành phần làm mềm, giữ ẩm, có thành phần kẽm oxit kháng khuẩn nhẹ
- Có thể sử dụng với tã vải, dễ dàng rửa sạch, không để lại cặn kẽm oxid trên tã.
Nhược điểm:
- Mùi hơi nồng.
- Nhạy cảm với nhiệt độ.
Giá sản phẩm: 276,000 đ/ lọ 85g.
3.5. Kem trị hăm cho bé Bepanthen
Xuất xứ: Đức
Thành phần: Dexpanthenol là chất được sử dụng như một chất dưỡng ẩm, làm mềm da, giảm ngứa ngáy và mềm da. Chất này điều hòa độ ẩm ở da bé để không quá khô hoặc ướt da. Được đánh giá là an toàn với làn da trẻ nhỏ.
Ưu điểm:
- Sử dụng với mọi làn da.
- An toàn với sức khỏe trẻ nhỏ.
- Dùng được với mọi lứa tuổi.
- Hầu như không có tác dụng phụ (trừ những đối tượng có mẫn cảm với thành phần của thuốc).
- Ngoài chống hăm còn có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng bong tróc da ở điều kiện thời tiết hanh khô.
Nhược điểm:
- Tác dụng chậm.
- Không có tác dụng chống viêm và giảm đau, kích ứng
- Không có khả năng kháng khuẩn
- Kem dạng mỡ có thể gây nhờn, bết dính da.
Giá tham khảo: 45.000đ – 50.000đ/tuýp 30g
3.6. Kem bôi hăm Sudocrem
Xuất xứ: Anh.
Thành phần:
- Oxit kẽm 15,25% làm giảm sự mất chất dịch của mô.
- Anhydrous hypoallergenic Lanolin 4% một loại dầu lấy từ mỡ cừu có chứa nhiều axit béo và dưỡng chất.
- Benzyl Alcohol 0,39% có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn, kháng viêm.
- Benzyl Benzoate 1,01% và Benzyl cinnamate 0,15% chiết xuất từ nhựa cây Balsam – Peru.
- Các thành phần khác: Nước tinh khiết, Parafin, sáp vi tinh thể, sáp ong tổng hợp, chất chống oxy hóa (axit chanh), Linalyl Acetate, dầu hoa oải hương,…
Ưu điểm:
- Khả năng giữ ẩm rất tốt với thành phần mỡ cữu (lanolin), có khả năng kháng khuẩn, chống viêm.
Nhược điểm:
- Có thể gây kích ứng với một số làn da nhạy cảm với các thành phần chứa nhóm benzyl.
- Khi sử dụng lên vùng da mặt, nên tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa.
- Chất kem nhờn, dễ gây bết dính, có thể dính vào quần áo.
Giá tham khảo: 100.000đ/hộp 60g.
3.7. Kem trị hăm Original ointment
Thành phần: Mỡ khoáng, mỡ cừu (lanolin), vitamin A và D Có thể sử dụng nó để giúp trị nứt môi hoặc thoa lên vết xước và vết cắt nhỏ.
Ưu điểm: Khả năng giữ ẩm rất tốt
Nhược điểm: Mùi khó chịu, dễ dính tay, dính quần áo, dớp dính trên da có thể tạo cảm giác bí bách.
Giá tham khảo: 120,000 – 130,000 đ/ tuýp 30 g.
3.8. Kem trị hăm Chicco 0M+
Xuất xứ: Italia.
Thành phần: Kẽm oxit, panthenol, vitamin E, tinh dầu Bơ hạt mỡ, dầu oliu, dầu hạt bông, Caprylyl glycol (chiết xuất từ dầu dừa), Glycerin,…
Ưu điểm:
- Ngăn ngừa hăm, xoa dịu hăm và tình trạng mẩn đỏ, kích ứng nhẹ trên da như mụn sữa
- Có 84% thành phần nguồn gốc tự nhiên, giúp giữ ẩm, chống viêm, nuôi dưỡng mềm mịn làn da bé
- Không chất tạo màu, hương liệu, parabens,… an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh từ 0 tháng tuổi
Nhược điểm:
Khả năng kháng khuẩn yếu nên không dùng được cho tình trạng hăm nặng ở trẻ.
Giá tham khảo: 259.000 đồng/ tuýp 100ml.
3.9. Kem trị hăm Bubchen Baby Wundschutz Creme
Xuất xứ: Đức.
Thành phần: Sáp ong, vitamin E, tinh chất hoa cúc, panthenol, tinh dầu carite và protein (lúa mì),…
Ưu điểm:
- Kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây hăm da
- Dưỡng ẩm, nuôi dưỡng da mềm mại, kích thích tái tạo, phục hồi da bị tổn thương do hăm
- An toàn, không gây kích ứng da, an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nhược điểm:
Khả năng kháng khuẩn yếu nên không dùng được cho tình trạng hăm nặng, mụn mủ, loét da ở trẻ.
Giá tham khảo: 290.000 đồng/ hũ 500ml.
3.10. Kem trị hăm Desitin tím
Xuất xứ: Mỹ.
Thành phần: kẽm oxit, vitamin E, chiết xuất lô hội, Dimethicone, Methylparaben, Fragrance, Mineral Oil, Cyclomethicone, Propylparaben, Purified Water, Sorbitan Sesquioleate, Sodium Borate,…
Ưu điểm:
- Kẽm oxit chiếm tới 40%, tạo hàng rào bảo vệ da, giúp bảo vệ da bé khỏi các kích ứng bên ngoài
- Kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu da, giảm nhanh tình trạng mẩn đỏ do hăm
- Dưỡng ẩm, làm mềm da, tạo cảm giác thoáng mát, thoải mái vùng da bị hăm của trẻ
- An toàn, không gây kích ứng da, an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nhược điểm:
Khả năng kháng khuẩn yếu nên không dùng được cho tình trạng hăm nặng, mụn mủ, chớt loét da ở trẻ.
Giá tham khảo: 220.000 đồng/ hũ 113g.
4. Lưu ý khi trị hăm cho bé
Khi điều trị hăm cho bé, quan trọng nhất vẫn là tìm ra nguyên nhân gây hăm để xử lý triệt để. Tùy từng nguyên nhân mà có cách trị hăm khác nhau.
- Trị hăm do tã bỉm: Da trẻ rất nhạy cảm, có thể kích ứng với các thành phần hóa học trong tã bỉm. Do đó, nếu thấy bé có biểu hiện hăm vùng mặc tã bỉm, mẹ cần tham khảo và đổi sang loại tã bỉm dịu nhẹ, phù hợp với làn da bé.
- Trị hăm do nước tiểu: Nước tiểu do tã bỉm thấm hút không tốt, do chưa được vệ sinh sạch sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây hăm da. Trường hợp này, mẹ cần thay đổi bỉm, đồng thời vệ sinh da bé sạch sẽ sau mỗi lần bé đi vệ sinh. Mẹ ưu tiên lựa chọn dung dịch có khả năng kháng khuẩn hiệu quả như Dizigone để xử lý và ngăn ngừa tình trạng hăm tã.
- Trị hăm do tiêu chảy xì xoẹt: Phần lớn trường hợp bé hăm tã nặng, trầy loét là do trẻ tiêu chảy xì xoẹt, vì phân có tính acid, khiến vùng da hăm tổn thương nặng hơn. Lúc này, mẹ cần kết hợp xử lý tình trạng đi ngoài của bé bằng cách theo dõi chế độ ăn của bé, bổ sung lợi khuẩn để cải thiện tiêu hóa.
- Trị hăm do lạm dụng phấn rôm: Phấn rôm làm bít tắc lỗ chân lông, gây bí bách, hăm da….
TÓM LẠI
Hăm tã là tình trạng kích ứng da phổ biến, thường gây ra bởi sự kết hợp của hơi ẩm, các chất kích ứng và các vi sinh vật. Mẹ có thể tự trị hăm cho bé tại nhà nhưng vẫn hiệu quả và an toàn. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp mẹ có thêm những kinh nghiệm, kiến thức để cải thiện tình trạng hăm tã ở bé.
» Xem thêm: 12+ kem hăm tã hiệu quả và an toàn nhất
Nếu bạn có thêm những băn khoăn thắc mắc về cách trị hăm cho trẻ sơ sinh, hãy liên hệ ngay với chuyên gia của chúng tôi: HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482
Nguồn tham khảo: