Nôn trớ cặn sữa là tình trạng phổ biến gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng có kinh nghiệm xử lý khi con em mình gặp phải hiện tượng này. Vậy trẻ sơ sinh trớ cặn sữa phải làm sao? Có những mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh nào mẹ có thể áp dụng cho con? Hãy cùng Imiale tìm hiểu vè tình trạng này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Trẻ sơ sinh trớ cặn sữa là do đâu?
1.1. Nôn trớ cặn sữa là gì?
Nôn là tình trạng thức ăn của trẻ sơ sinh trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và ra ngoài qua miệng do sự co bóp của dạ dày cùng với sự co thắt của các cơ thành bụng gây nên.
Trớ là tình trạng chất trào ngược từ dạ dày đẩy lên thực quản rồi ra ngoài qua miệng nhưng với số lượng ít, chỉ do sự co bóp của dạ dày gây nên.
Nôn, trớ là triệu chứng hay gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này có thể chỉ là triệu chứng sinh lý bình thường đặc biệt khi trẻ ăn quá no nhưng cũng có thể là dấu hiệu bất thường khi nôn, trớ đi kèm với các triệu chứng như quấy khóc suốt ngày, trẻ biếng ăn, không chịu bú mẹ, môi, miệng trẻ bị khô, trẻ bị tiêu chảy,…Do đó bố mẹ cần lưu ý những triệu chứng đi kèm nôn, trớ của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cặn sữa chính sữa bị lên men trong dạ dày, lượng sữa này chưa kịp tiêu hoá đã bị bé trớ ra ngoài. Cặn sữa không gây đau cho trẻ, có mùi hơi chua, dễ bong và trôi khi trẻ nuốt nước bọt, dễ dàng vệ sinh cho trẻ. Bố mẹ cần phân biệt cặn sữa và tưa lưỡi để có các cách xử trí khác nhau bởi chúng trông khá giống nhau, đều là các mảng trắng bám trên lưỡi nhưng tưa lưỡi gây đau còn cặn sữa thì không.
Trẻ sơ sinh trớ cặn sữa là hiện tượng sinh lý bình thường, hay gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi và sẽ mất dần đi khi bé lớn lên.
1.2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh trớ cặn sữa
Nguyên nhân sinh lý:
- Do hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện, dạ dày của trẻ nằm ngang và thể tích chứa nhỏ hơn so với người lớn nên trẻ dễ bị trớ nếu như ăn quá no
- Do bú không đúng cách, bú quá nhanh hoặc quá no, tư thế khi bú ( nằm ngang hoặc thay đổi tư thế đột ngột)
- Do sữa công thức không phù hợp
- Cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa
- Bé ăn những thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
Nguyên nhân bệnh lý: Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh như trào ngược dạ dày, dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa, hẹp phì đại môn vị, hẹp thực quản, bệnh đường hô hấp…
2. 6 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Nếu trẻ chỉ bị nôn trớ do nguyên nhân sinh lý thì mẹ hoàn toàn có thể dùng các mẹo dân gian để chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh tại nhà. Dưới đây là X mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:
2.1. Chữa nôn trớ bằng gừng và mật ong
Gừng có tác dụng rất tốt trong việc chữa nôn, trớ. Khi kết hợp gừng với mật ong sẽ tạo nên thức uống vừa thơm ngon vừa chữa được tình trạng nôn, trớ của trẻ, lại giúp cải thiện hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Cách tiến hành:
- Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi đi giã, ép lấy nước cốt
- Thêm vài giọt mật ong vào nước ép gừng
- Cho trẻ uống 2-3 lần/ngày
Theo một số chuyên gia, trẻ nhỏ dưới một tuổi không nên sử dụng mật ong. Do đó bố mẹ cần lưu ý độ tuổi của trẻ để dùng các phương pháp chữa nôn, trớ thích hợp.
2.2. Chữa nôn trớ bằng nước vo gạo
Theo kinh nghiệm dân gian thì nước vo gạo có tác dụng chữa nôn, trớ ở trẻ sơ sinh khi bị viêm dạ dày rất hiệu quả, đặc biệt là khi sử dụng nước vo gạo của gạo trắng.
Cách tiến hành:
- Lấy một chén nhỏ gạo trắng và đun sôi với hai bát nước
- Lọc lấy nước hoặc tinh bột thừa, sau đó cho trẻ uống
2.3. Chữa nôn trớ bằng chanh
Theo y học cổ truyền, chanh có vị chua, tính mát, tác dụng chỉ ấm nên rất thích hợp để sử dụng chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh. Hơn thế chanh còn giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện việc tiêu hóa thức ăn bằng cách giúp tiết ra nhiều nước bọt và acid dạ dày hơn.
Cách tiến hành:
- Rửa sạch chanh tươi, thái nhỏ thành lát, cho vào cốc
- Thêm nước sôi vào, để một thời gian
- Cho trẻ uống 2-3 lần/ngày
Tuy chanh có nhiều hiệu quả trong việc chữa nôn, trớ nhưng mẹ không nên dùng cho trẻ dưới một tuổi vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc đó còn rất non nớt, niêm mạc dạ dày vẫn còn mỏng nên dùng chanh có thể gây ảnh hưởng không tốt đến niêm mạc dạ dày.
2.4. Chữa nôn trớ bằng bạc hà
Sử dụng bạc hà chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh là một cách làm tại nhà đơn giản và hiệu quả mà bố mẹ có thể áp dụng. Phương pháp này dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Cách tiến hành:
- Lá bạc hà tươi được rửa sạch, sau đó xay nhuyễn rồi ép lấy nước
- Lấy 1 thìa nước ép bạc hà cho vào bát rồi thêm một thìa nước cốt chanh
- Để tăng vị ngọt giúp bé dễ uống, có thể thêm một chút mật ong
2.5. Chữa nôn trớ bằng gạo lứt
Chữa nôn trớ bằng gạo lứt cũng là một trong các phương pháp dân gian hay được sử dụng để chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh bởi tính an toàn và phù hợp cho trẻ nhỏ sử dụng.
Cách tiến hành:
- Lấy một nắm gạo lứt rang đến vàng
- Cho gạo vào cốc chứa nước và sữa với tỷ lệ nước và sữa như nhau
- Đun sôi cho đến khi còn một nửa phần nước thì dừng lại
- Chia ra thành từng phần nhỏ cho bé uống nhiều lần trong ngày
2.6. Massage một số huyệt vị để giảm nôn trớ
Massage một số huyệt vị cho bé cũng là một phương pháp đơn giản mà mẹ có thể sử dụng tại nhà để hạn chế tình trạng nôn trớ của trẻ sơ sinh Các vị trí massage mà mẹ có thể áp dụng cho trẻ như:
- Cổ tay: nắm bóp nhẹ nhàng cổ tay của trẻ, massage cả hai cổ tay
- Lòng bàn tay: xoa nhẹ nhàng lòng bàn tay của trẻ theo hình tròn, cùng chiều kim đồng hồ
- Ngón tay: nắm bóp các ngón tay của trẻ, gập lên gập xuống nhẹ nhàng các ngón tay
- Lưng: dùng hai tay vuốt dọc sống lưng bé từ đỉnh đầu xuống đến ngón chân
- Bụng: Massage bụng sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa, bài tiết đều đặn mỗi ngày làm giảm chướng bụng, nôn trớ
- Rốn: dùng tay xoa nhẹ nhàng quanh rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ
3. Những lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Để sử dụng các mẹo dân gian có hiệu quả tốt trong việc chữa nôn trớ của trẻ sơ sinh, các bà mẹ cần lưu ý các nguyên tắc sau:
- Dùng mẹo phù hợp với trẻ: Khi áp dụng mẹo cần quan sát xem cách trị có phù hợp với bé không. Nếu bé quá nhỏ thì không nên sử dụng chanh để chữa nôn trớ vì nó có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ
- Nếu không thuyên giảm thì chuyển cách khác hoặc hỏi ý kiến bác sĩ
- Không lạm dụng các mẹo trong thời gian dài
Bên cạnh sử dụng mẹo mẹ cần lưu ý các vấn đề sau đây để việc chữa trị đạt hiệu quả cao:
- Cho bé nằm bú đúng tư thế: giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn, tránh bị sặc và nôn trớ đồng thời cũng giúp bé hấp thu các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ dễ dàng hơn, không bị đầy hơi
- Cho trẻ ợ hơi sau bú: khi bú bé có thể hít phải một lượng không khí, chúng đi xuống dạ dày gây tình trạng đầy bụng, tạo cảm giác no dễ khiến trẻ bị nôn, trớ
- Giúp bé ngậm kín núm vú: để tránh cho bé hít phải quá nhiều lượng không khí gây tạo cảm giác no khi trẻ chưa bú mẹ xong, đồng thời ngậm kín núm vú giúp bé uống được hết lượng sữa, tránh bị trào ra ngoài
- Dừng cho bé bú khi con khóc: điều này có thể khiến bé bị sặc sữa, khiến bé bị nôn, trớ và có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ
- Cho con uống lượng sữa vừa đủ: tránh cho trẻ uống quá nhiều hoặc ít sữa vì nếu ít quá thì bé không có đủ lượng chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, còn quá nhiều sẽ gây sặc sữa, đầy bụng, nôn, trớ
- Nới lỏng quần áo khi bé ăn no: giúp tránh tình trạng làm căng bụng bé sau khi bé ăn no gây nôn, trớ
- Thay đổi loại sữa công thức: nếu thấy loại sữa không phù hợp với con, uống nhiều nhưng trẻ không lên cân thì mẹ nên đổi loại sữa công thức khác
- Bổ sung men vi sinh cho bé: Men vi sinh giúp bé cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giảm biếng ăn, tiêu chảy, táo bón, nâng cao sức khỏe cho bé,…
Trên đây là các thông tin về về hiện tượng trẻ sơ sinh nôn trớ cặn sữa và 6 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các ông bố bà mẹ bỉm sữa có con hay gặp phải tình trạng nôn trớ để biết cách xử lý hiệu quả nhất.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, các mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.