Ngủ, bú, khóc là những hoạt động chính của trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu tiên. Mặc dù bé có thể giao tiếp bằng mắt với bạn, nhưng khóc là cách thức chính biểu đạt mong muốn của bé với bạn. Ví dụ, con bạn sẽ khóc vì cảm thấy đói, lo lắng, ướt át hoặc khó chịu, hoặc chỉ vì chúng cần được ôm ấp. Thậm chí, đôi lúc bé có thể khóc mà không có lý do rõ ràng.
Mục lục
- 1.Trẻ sơ sinh quấy khóc báo hiệu điều gì?
- 2.Trẻ sơ sinh quấy khóc như thế nào là bất thường?
- Dưới 3 tháng tuổi và bị sốt (kể cả sốt nhẹ)
- Đột nhiên hét lên một cách vô cớ sau một vài tháng đầu đời “ngoan”, với tần suất vài cơn/ngày
- Quấy khóc và có một vài vị trí sưng, phù, nôn mửa, yếu ớt hoặc không cử động được.
- Không bú hoặc bú rất ít trong hơn 8 giờ.
- Không thể bình tĩnh mặc dù bạn đã thử mọi cách
- 3.Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh quấy khóc
1.Trẻ sơ sinh quấy khóc báo hiệu điều gì?
Khóc là cách thức giao tiếp chính của trẻ sơ sinh để cho cha mẹ biết chúng cần gì. Đó là tiếng gọi nhờ ba mẹ giúp đỡ của trẻ ngay cả khi bạn đang ngủ, đôi khi cũng là áp lực cho những ông bà, bố mẹ trong thời kỳ đầu.
Khóc thường là dấu hiệu cho thấy bé đang mệt mỏi hoặc bị kích động quá mức.
Ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở xuống
Theo Tiến sĩ David L. Hill, FAAP, cộng tác viên biên tập y khoa của “Chăm sóc Em bé và Trẻ nhỏ”, (Caring for Your Baby and Young Child, 7th Edition, Birth to Age 5.”) , cho biết:“ Trẻ sơ sinh có rất ít công cụ để biểu đạt nhu cầu với chúng ta. Một là ngoan và một là khóc.”
Trong vài tháng đầu đời, bé có thể khóc vì:
- Đói
- Cảm giác khó chịu khi ướt tã hoặc bẩn
- Buồn ngủ hoặc mệt mỏi
- Cô đơn hoặc buồn chán
- Ăn quá nhiều (gây đầy bụng)
- Đầy hơi muốn ợ
- Quá lạnh hoặc quá nóng
- Cần an ủi hoặc vỗ về
- Bị kích thích quá mức bởi tiếng ồn hoặc hoạt động
- Bị kích thích do cọ xát bởi quần áo hoặc đồ vật
- Đang đau hoặc bị ốm
Ở trẻ sơ sinh trên 3 tháng
Theo Patti Ideran, OTR /L CEIM, một nhà trị liệu nhi khoa, người tập trung vào việc điều trị trẻ colic, quấy khóc và ngủ hoặc bú khó, giải thích rằng trẻ sơ sinh khóc có cơ sở sinh lý, chẳng hạn như khi đói, trẻ sơ sinh mong muốn được cha mẹ xoa dịu, vỗ về.
Trẻ sơ sinh trên khoảng 3 hoặc 4 tháng tuổi có thể đã thành thạo việc tự xoa dịu bản thân bằng cách sử dụng ngón tay cái, nắm tay hoặc núm vú giả. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không có tạo ra thông qua tiếng khóc. Bé có thể buồn bã, sợ hãi, tức giận hoặc lo lắng đặc biệt là vào ban đêm và khóc như một cách để truyền đạt những cảm xúc đó.
Đau khi mọc răng cũng là một lý do lớn khiến trẻ lớn hơn quấy khóc. Hầu hết trẻ sơ sinh mọc chiếc răng đầu tiên từ 6 đến 12 tháng. Ngoài quấy khóc, lợi của bé có thể bị sưng và mềm, và bé có thể chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.
>>> Xem thêm: Giải mã hiện tượng trẻ hay khóc đêm – Có thể mẹ chưa biết!
2.Trẻ sơ sinh quấy khóc như thế nào là bất thường?
Nếu bé đôi khi chỉ muốn thông qua tiếng khóc để biểu đạt mong muốn và giao tiếp với cha mẹ, thì điều này là một hoạt động sinh lý bình thường của trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và có kèm thêm một vài những biểu hiện khác thì điều này vô cùng nguy hiểm. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu con bạn:
Dưới 3 tháng tuổi và bị sốt (kể cả sốt nhẹ)
Sốt là đáp ứng của cơ thể với một tác nhân ngoại lai nào đó. Sốt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh như cúm, sốt virus, viêm phổi,… Nếu không phát hiện, xử trí kịp thời có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm
Đột nhiên hét lên một cách vô cớ sau một vài tháng đầu đời “ngoan”, với tần suất vài cơn/ngày
(đây có thể là do mọc răng, nhưng nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý gì đó nghiêm trọng hơn)
Quấy khóc và có một vài vị trí sưng, phù, nôn mửa, yếu ớt hoặc không cử động được.
Với trẻ sơ sinh, khi đau, trẻ sẽ khóc. Nếu trẻ có các chấn thương, hoặc bị dị ứng, mẩn ngứa,… trẻ sẽ có thể quấy khóc kéo dài. Vì thế việc nhận biết các dấu hiệu giúp cha mẹ có thể xử trí kịp thời.
Không bú hoặc bú rất ít trong hơn 8 giờ.
Nếu trẻ bị tiêu chảy, mất nước nặng, hoặc trẻ bị một bệnh lý tác động tới hệ thần kinh như ngộ độc, trẻ có cáu gắt, bỏ bú hoặc bú ít. Vì thế mẹ cần theo dõi tình trạng ăn uống, mức độ ăn của trẻ để kịp thời phát hiện và xử lý.
Không thể bình tĩnh mặc dù bạn đã thử mọi cách
Dù đã cho ăn, bập bênh, không đung đưa, hát, im lặng, thay tã bẩn, v.v. Có vẻ như khóc không dứt có thể khiến bạn liên tưởng tới tình trạng khóc colic hay còn gọi là khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh. Ngay cả khi tiếng khóc giống với mô tả trên, tốt hơn hết là hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa của bạn, vì họ sẽ có thể cho bạn biết liệu colic có phải là thủ phạm hay không hay là còn tiềm ẩn một nguy cơ bệnh lý nào khác.
Khóc Colic là gì?
Khóc Colic hay còn gọi là khóc dạ đề được định nghĩa là tình trạng khóc dữ dội, kéo dài xảy ra theo “quy luật số 3” – khóc 3 tiếng trở lên mỗi ngày, 3 ngày trở lên một tuần, trong 3 tuần trở lên – và thường có một mô tuýp, chẳng hạn như mỗi ngày vào cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối.
Mức độ quấy khóc của trẻ sơ sinh bình thường đạt đỉnh điểm vào khoảng tuần thứ 6 – 8 và tình trạng này thông thường sẽ tự kết thúc mà không cần can thiệp gì. Trẻ sơ sinh khóc và quấy khóc trung bình gần ba giờ một ngày, một số có thể khóc lâu hơn thế. Tình trạng này có thể kéo dài 3 – 4 tháng, chậm thì vào khoảng 6 tháng. Nếu kéo dài ngoài ngưỡng này thì được cho là bất thường.
Hội chứng Colic thường sẽ tự biến mất sau khi trẻ cứng cáp hơn mà không cần can thiệp gì. Tuy nhiên, nếu tình trạng này của trẻ kéo dài và có kèm một hoặc nhiều triệu chứng sau, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa ngay lập tức:
- Sốt trên 100,4˚F (38˚C)
- Nôn trớ
- Tiêu chảy kéo dài
- Phân có máu
- Có chất nhầy trong phân
- Da, niêm mạc nhợt nhạt
- Chán ăn, mệt mỏi
Khóc quá nhiều, không thể kiềm chế được có thể là đau bụng hoặc là dấu hiệu của một căn bệnh hoặc tình trạng gây đau hoặc khó chịu.
>>> Xem thêm: Khắc phục Hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh
3.Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh quấy khóc
Vì tiếng khóc là ngôn ngữ của bé với thế giới xung quanh, vì thế để xoa dịu cơn khóc của trẻ, cha mẹ nên:
- Hiểu và phản ứng với hành vi của em bé sơ sinh của bạn
Giai đoạn sơ sinh là lúc em bé của bạn đang tìm hiểu thế giới xung quanh như thế nào. Cách bạn phản ứng với hành vi của bé, đặc biệt là tiếng khóc, cho bé biết rất nhiều điều về thế giới.
Ví dụ, con bạn có thể nhận ra rằng khi chúng khóc, sẽ có người đến đưa cho chúng những thứ chúng cần như thay tã, cho bú hoặc ôm ấp. Điều đó sẽ khiến em bé học được rằng thế giới là một nơi khá ổn. Hoặc khi cha mẹ bế em bé khi bé khóc giúp bé cảm thấy an toàn và biết rằng bạn đang ở gần.
Khi bạn nhanh chóng đáp ứng để dỗ dành trẻ sơ sinh đang khóc, nhìn chung, trẻ có thể ít khóc hơn.
Bên cạnh đó, bạn có nhận biết và phân biệt một số tiếng khóc của trẻ. Ví dụ, khi trẻ tiếng thét đột ngột, kéo dài, the thé có nghĩa là trẻ đang đau đớn, trong khi một tiếng kêu ngắn, âm vực thấp lên xuống cho thấy bé đang bị đói. Nhưng để nói ý nghĩa cụ thể, chính xác mà tiếng khóc biểu đạt đối với tất cả trẻ sơ sinh thì không có. Theo Tiến sĩ Hill “Một số trẻ sơ sinh chỉ có tính khí nhạy cảm hơn và do đó, chúng khóc nhiều hơn.”
Nếu bạn quan sát và lắng nghe trẻ sơ sinh của bạn mỗi ngày, bạn sẽ bắt đầu phân biệt được các âm thanh khác nhau của tiếng khóc của chúng. Nếu con bạn la hét khi chúng đói, hãy lắng nghe tiếng khóc đó và nó khác với những tiếng khác như thế nào.
- Một số mẹo Xử trí khi trẻ sơ sinh khóc
Nếu trẻ khóc nhiều có thể khiến cha mẹ bực bội, khó chịu và choáng ngợp. Bạn có thể dành thời gian nghỉ ngơi cho đến khi bình tĩnh hơn. Đặt em bé của bạn ở một nơi an toàn như cũi, hoặc nhờ người khác bế con bạn một lúc.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng những mẹo dưới để cải thiện tình trạng quấy khóc của trẻ:
- Giảm sự kích thích xung quanh em bé của bạn: ví dụ, thử ngồi với em bé trong một căn phòng yên tĩnh, thiếu ánh sáng.
- Quấn bé trong một chiếc chăn. Điều này có thể giúp bé yên tâm.
- Cho bé nghe một giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu. Em bé của bạn biết giọng nói của bạn và thích nó hơn các âm thanh khác.
- Đặt trẻ nằm nghiêng trong cũi và vỗ lưng nhịp nhàng. Nhẹ nhàng xoay trẻ nằm ngửa nếu trẻ ngủ.
- Hãy làm quen dần với tiếng khóc của trẻ và nhắc nhở bản thân rằng mọi thứ vẫn ổn. Bạn đang làm tất cả những gì có thể để giúp em bé của bạn.
- Đưa em bé của bạn đi dạo trong xe đẩy hoặc địu. Chuyển động nhẹ nhàng có thể xoa dịu cơn khóc của trẻ lúc đó.
- Hãy thử phát ‘tiếng ồn trắng’ như một chiếc quạt hoặc radio được điều chỉnh ở chế độ tĩnh giữa các đài. Điều này có thể giúp ổn định em bé của bạn.
Đối phó với cơn khóc trở nên dễ dàng hơn khi trẻ sơ sinh của bạn hiểu biết thêm về thế giới và biểu đạt tốt hơn trong việc cho bạn biết chúng cần gì. Ngoài ra, bạn sẽ dễ dàng hiểu các tín hiệu và ngôn ngữ cơ thể của bé hơn. Không ai hiểu rõ con bạn hơn bạn, vì vậy nếu bạn lo lắng về việc con mình quấy khóc, hãy nói chuyện với bác sĩ đa khoa hoặc y tá chăm sóc sức khỏe trẻ em và gia đình.
Theo quan điểm mới nhất của các nhà khoa học, thiếu hụt lợi khuẩn, đặc biệt là chủng Bifidobacterium cũng là một nguyên nhân khiến bé hay quấy khóc vì những cơn co thắt tiêu hóa. Nocerin và cộng sự vào năm 2019 đã thực hiện một nghiên cứu bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium cho nhóm trẻ quấy khóc nhiều về đêm. Không ngoài dự đoán, trẻ được bổ sung lợi khuẩn giảm 50% thời gian khóc và tần suất quấy khóc. Theo đó, bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium được coi là một giải pháp mới cải thiện tình trạng quấy khóc colic cho trẻ.
>>> Xem bài viết: [CẬP NHẬT] Thêm bằng chứng khoa học Imiale (Bifidobacterium BB-12) hỗ trợ cải thiện hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh
Tham khảo sản phẩm lợi khuẩn sống Imiale nhập khẩu từ Đan Mạch
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày có nguy hiểm không