Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc. Trẻ khóc là cách giao tiếp với bố mẹ và đảm bảo phản hồi lại của bố mẹ. Nhưng làm thế nào để hiểu con đang cố gắng muốn diễn đạt điều gì? Trong đó có một tình trạng quấy khóc bất thường của trẻ được gọi với một cái tên bí ẩn: Khóc dạ đề tâm linh. Cùng đọc bài viết sau để hiểu đúng về khóc dạ đề tâm linh ở trẻ
Mục lục
1. Các tình trạng dễ nhầm lẫn với khóc dạ đề (khóc dạ đề tâm linh)
1. Trẻ đang đói quấy khóc không phải hiện tượng khóc dạ đề tâm linh
Trẻ sơ sinh thường rất nhanh đói do dạ dày của bé thì nhỏ không thể giữ được nhiều thức ăn. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ quấy khóc.
Các dấu hiệu: Có thể thấy các dấu hiệu từ tiếng khóc của trẻ khi đói thì tiếng khóc thường ngắn, trầm, có lúc lên xuống. Ngoài ra còn có dấu hiệu cho thấy con đói như mút tay, xoay người về phía ngực.
Các giải pháp:
-
- Cho trẻ bú ngay khi nhận thấy những dấu hiệu này. Mẹ có thể cho bé bú sữa mẹ hoặc dùng sữa bình.
- Nếu chưa chuẩn bị kịp sữa mẹ cũng có thể dùng ti giả. Nhiều em bé cần ngậm ti giả vì thích cảm giác ngậm mút hơn là vì bé đói.
- Lưu ý trẻ khóc vì đói là nguyên nhân phổ biến nhưng không phải lúc nào trẻ khóc cũng cho trẻ ăn. Mẹ nên xác định rõ nguyên nhân để thực hiện được mong muốn của con.
2. Tã của trẻ bị bẩn
Khi tả bẩn trẻ sẽ cảm thấy khó chịu đặc biệt đối với trẻ có da dễ bị dị ứng thì trẻ không những khóc mà còn khiến trẻ gặp các vấn đề về da như mẩn đỏ, ngứa,…nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tiết niệu của trẻ nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài.
Các dấu hiệu: Trẻ khóc to do tã quá nặng hoặc có mùi khó chịu.
Các giải pháp:
- Cần thay tã cho trẻ ngay lập tức tránh kéo dài hoặc để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Mẹo cho các mẹ khi thấy con khóc có thể kiểm tra tã của bé bằng cách ngửi mùi hoặc sờ xem tã có nặng không.
- Mẹ cũng có thể lựa chọn loại tã phù hợp với bé có thể yêu tiên chọn tã của các thương hiệu nổi tiếng.
3. Con không khỏe
Khi thấy không khỏe thì con người sẽ dễ cáu gắt hơn với trẻ sơ sinh thì thể hiện bằng việc khóc. Nếu giọng khóc của con khác với bình thường biểu hiện như tiếng khóc yếu đi, gấp gáp hơn, liên tục và the thé… dấu hiệu đó có thể cho thấy rằng bé không khỏe. Bên cạnh tiếng khóc mẹ có thể quan tâm đến các thay đổi của cơ thể bé như toàn trạng, thân nhiệt…
Các dấu hiệu: Các biểu hiện cụ thể như sốt, giảm hoạt động, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón… là một trong các dấu hiệu chứng tỏ con bạn không khỏe.
Các giải pháp:
Nếu em bé khóc dai dẳng và đi kèm với các vấn đề sau:
- Da xanh, lốm đốm, xám hoặc rất nhợt nhạt.
- Hơi thở nhanh hoặc tạo ra tiếng ồn cổ họng trong khi thở, hoặc có vẻ như đang cố gắng thở…
- Thân nhiệt của bé cao,nhưng bàn tay và bàn chân của họ cảm thấy lạnh. Trẻ sốt nhiệt độ trên 38 độ C.
- Bị phát ban đỏ tím lấm tấm ở bất cứ đâu trên cơ thể – đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não
Khi bé gặp phải những vấn đề trên thì mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Xem thêm: 8 món cháo giúp trẻ bị tiêu chảy mau chóng phục hồi
4. Trẻ quá nóng hoặc quá lạnh
Mẹ có thể kiểm tra xem em quá nóng hoặc quá lạnh bằng cách sờ vào bụng hoặc gáy của trẻ. Không nên kiểm tra nhiệt độ ở bàn tay hoặc bàn chân của bé vì chúng thường có xu hướng lạnh hơn ngay cả khi trẻ bình thường. Việc kiểm tra thân nhiệt của trẻ để đảm bảo điều chỉnh về nhiệt độ khiến trẻ cảm thấy thoải mái.
Các dấu hiệu: Bé có biểu hiện khó chịu, chân tay thì ngọa ngậy, không nằm ngoan mà cử động liên tục kèm theo tiếng khóc của trẻ.
Các giải pháp:
- Nếu trẻ bị lạnh thì tăng nhiệt độ phòng và quấn thêm quần áo cho bé.
- Nếu bé quá nóng, mẹ có thể cởi bớt quần áo của trẻ hoặc thay quần áo mỏng, nhẹ hơn. Giảm nhiệt độ phòng cũng là cách khiến con mát hơn.
Một số mẹo khác cho mẹ:
- Nên giữ nhiệt độ phòng ở mức từ 16 – 20 độ C. Sử dụng nhiệt kế trong phòng để theo dõi nhiệt độ phòng.
- Mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn khăn trải giường chất lượng tốt nên chọn chất liệu cotton hoặc bằng bông thoáng mát. Cần chú ý xem con có bị dị ứng với chất liệu của khăn trải giường không?
- Việc thay đổi thời tiết giữa các mùa cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của con mà mẹ cũng nên lưu ý.
5. Con muốn được ôm
Trẻ sơ sinh cần được ôm ấp, tiếp xúc cơ thể và được trấn an nhiều. Vì vậy khóc có thể là một cách thu hút sự chú ý và mong muốn được âu yếm từ con. Việc khóc của trẻ ở đây biểu hiện con đang cảm thấy cô đơn vì không được ôm ấp hay quan tâm của mọi người.
Các dấu hiệu: Trẻ sẽ quấy khóc khi không có người ở bên cạnh nhất là mẹ.
Các giải pháp:
- Việc cần làm lúc này của mẹ là bé con lên ôm bé vào lòng hoặc lại gần con và xuất hiện trong tầm mắt của con thường xuyên.
- Mẹ có thể ôm bé đung đưa bé và hát cho bé nghe để đánh lạc hướng và trấn an bé. Đây là cách rất hiểu hiệu với mọi trường hợp trẻ quấy khóc nhiều mà không phải do nguyên nhân bệnh tật.
- Mẹo bế trẻ khi quấy khóc là mẹ hãy bế bé sát với ngực, ôm bé bằng 2 cánh tay.
- Tuy vậy không nên ôm bé quá chặt vì có một số bé thích tự do cử động .
6. Trẻ buồn ngủ quấy khóc không phải khóc dạ đề tâm linh
Trẻ sơ sinh khi buồn ngủ sẽ có biểu hiện “gắt ngủ” có nghĩa là trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn và nhất là khi không được mẹ ru ngủ. Đối với trẻ sơ sinh thì giấc ngủ của bé vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc đảm bảo giấc ngủ của trẻ giúp con phát triển một cách khỏe mạnh và hoạt động bình thường cả ngày. Ngủ là một kỹ năng có thể học được, giống như bất cứ điều gì khác. Kim West, một chuyên gia tư vấn về giấc ngủ cho trẻ nhỏ cho biết: “Trẻ sơ sinh chưa có nhịp sinh học ổn định cho đến khoảng 4 tháng tuổi”. “Trên hết, trẻ khóc phần lớn không có khả năng tự xoa dịu, vì vậy cha mẹ phải giúp trẻ thiết lập những điều này”.
Các dấu hiệu: Khi trẻ buồn ngủ thì trẻ sẽ có xu hướng nhắm mắt và khóc to, khóc kéo dài.
Các giải pháp:
- Việc đầu tiên mẹ cần làm là tập thói quen ngủ đêm cho trẻ. Thói quen ngủ đêm giúp trẻ bớt khóc vào ban đêm. Đây là một thói quen tốt và khuyến cáo tất cả các mẹ nên dùng. Vì nó không chỉ mang lại giấc ngủ ngon cho trẻ mà còn khiến mẹ cũng được ngủ ngon hơn.
- Cách dỗ trẻ ngủ: Ban đầu, quấn khăn có thể khiến con bạn cảm thấy ấm cúng và thoải mái. Tiếp theo tắt bớt đèn trong phòng để không gian yên tĩnh. Lúc này mẹ có thể chuyển động bập bênh, hát ru… tạo ra âm thanh nhẹ nhàng khiến con dễ chìm vào giấc ngủ
- Mẹ cũng có thể cho con bú trước khi ngủ. Điều này đảm bảo con không bị tỉnh giấc vì đói.
7. Trẻ cảm thấy mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi
Trẻ sơ sinh thường dễ mệt mỏi sau khi hoạt động một thời gian ngắn. Khi đó, con thường khó chịu, cáu gắt hơn. Việc thăm hỏi của người lạ hoặc do các kích thích quá mức là những nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi.
Các biểu hiện: Quấy khóc và quấy khóc trước những điều nhỏ nhặt nhất, nhìn vô hồn vào không gian, im lặng và tĩnh lặng chỉ là một số cách mà bé nói với bạn rằng bé cần nghỉ ngơi.
Các giải pháp:
- Đầu tiên nếu thấy bé có các biểu hiện trên thì hạn chế việc thăm hỏi từ mọi người.
- Cố gắng đưa trẻ đến một căn phòng yên tĩnh. Cất đồ chơi, nói nhỏ, giảm bớt ánh sáng bằng cách tắt điện hoặc đóng rèm cửa lại. Tiếp theo mẹ có thể ôm bé vào lòng, cho bé bú no. Sau đó rủ bé ngủ nên hạn chế các tiếng ồn từ bên ngoài tạo không gian yên tĩnh cho con nghỉ ngơi.
- Mẹ cũng có thể tạo mùi cho căn phòng để con cảm thấy dễ chịu hơn nhưng đảm bảo rằng bé không bị dị ứng với mùi của phòng.
8. Mọc răng
Em bé có thể bắt đầu mọc răng sớm nhất là 4 tháng tuổi và khi cơn đau bắt đầu xuất hiện khiến trẻ quấy khóc tăng lên khá nhiều.
Các dấu hiệu: Việc mọc răng là chảy nhiều nước dãi và gặm nhấm bất cứ thứ gì trong tầm với của trẻ như ngậm núm vú giả hoặc các ngón tay có thể xoa dịu em bé. Bên cạnh đó trẻ còn có thể xuất hiện các dấu hiệu như sốt, khó khăn trong ăn uống, không ngủ ngon giấc hoặc tiêu chảy.
Các giải pháp:
- Mẹ có thể massage nướu khi bé đang quấy khóc. Massage nướu bằng ngón tay của mẹ cho đến trẻ thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
- Mẹ cũng có thể dùng núm vú giả ngâm nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút sau đó cho bé ngậm. Hơi lạnh sẽ giúp nướu dịu lại và giảm sự đau nhức.
- Đây là giai đoạn khiến trẻ dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra mùi hôi miệng. Vì vậy mẹ nên khử trùng răng miệng của trẻ thường xuyên, khử trùng đồ chơi…
- Lưu ý mẹ không nên dùng các loại thuốc hỗ trợ mọc răng không kê đơn như Anbesol hoặc Orajel. Các sản phẩm dựa trên benzocain này không còn được Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho phép sử dụng, vì chúng có thể gây tê phía sau cổ họng và cản trở khả năng nuốt của trẻ.
2. Một số biểu hiện được nhận định là khóc dạ đề (khóc dạ đề tâm linh)
Khóc dạ đề là như thế nào?
Khóc dạ đề (khóc dạ đề tâm linh) cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc. Cần hiểu đúng hơn về thế nào là khóc dạ đề? Liệu khóc dạ đề có liên quan đến tâm linh hay không?
Khóc dạ đề (hội chứng colic) được khoa học đặt tên là hội chứng khóc do co thắt. Nguyên nhân chính của hội chứng này hiện chưa được phân định rõ ràng. Tuy nhiên đã có rất nhiều giải thuyết được đưa ra giải thích nguyên nhân co thắt đường tiêu hóa của trẻ. Nhưng chính vì không có nguyên nhân rõ ràng, khóc dạ đề thường bị lầm tưởng là tình trạng khóc dạ đề tâm linh, do các yếu tố thần linh ma quỷ gây ra.
Ước tính có khoảng 1/5 trẻ sơ sinh mắc chứng này. Bệnh nó thường xảy ra trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Khóc dạ đề (khóc dạ đề tâm linh) xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh nhưng không quá nghiêm trọng. Vì chúng sẽ tự khỏi khi theo thời gian phát triển của trẻ và thường tự hết sau 3 hoặc 4 tháng tuổi.
Các dấu hiệu:
- Trẻ quấy khóc hơn 3 giờ một ngày.
- Khóc nhiều hơn 3 lần một tuần.
- Những tiếng khóc thường đến đột ngột và thường xảy ra vào ban đêm. Tiếng khóc của trẻ có thể to hơn và cao hơn bình thường. Mặt em bé có thể đỏ lên, bụng phình to và chân co lại.
Các giải pháp: Khi trẻ có biểu hiện khóc dạ đề, mẹ có thể áp dụng phương pháp sau:
- Đưa em bé đi dạo hoặc đi bộ trong công viên hoặc vườn…
- Tạo các ” tiếng ồn trắng” để ru bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tiếng ồn trắng mẹ có thể dùng như tiếng mưa, tiếng sóng vỗ…
- Cho trẻ ngậm núm vú giả.
- Mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân để có thể chăm sóc bé tốt nhất.
- Nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc trong một thời gian dài, hãy đến bác sĩ kiểm tra để đảm bảo rằng không có điều gì nghiêm trọng xảy ra.
Xem thêm: 10 cách khắc phục hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh
3. Những điều mẹ có thể sử dụng khi trẻ có biểu hiện quấy khóc bất thường
Con của bạn có thể bị khó chịu bởi những vật nhỏ như biểu hiện cáu gắt của mẹ, thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường… những thay đổi nhỏ nhặt cũng khiến con cảm thấy khó chịu. Đây cũng là những thứ đầu tiên mà mẹ nên tìm kiếm nếu thấy bé khóc không phải do các nguyên nhân trên. Để hiểu con hơn, mẹ nên cảm nhận xem con đang thực sự thấy không thoải mái ở đâu. Từ đó giúp con giải quyết các vấn đề đó.
Các dấu hiệu: Mẹ có thể phát hiện các dấu hiệu như trẻ tự nhiên khóc hoặc khóc nhiều khi có những thay đổi như thay quần áo, thay vị sữa, thay đổi môi trường… Ngoài ra mẹ cũng có thể tìm thấy các dấu hiệu trên cơ thể bé như trên da nổi mẩn,…
Các giải pháp: Giải pháp lúc này mà mẹ có thể làm là tìm ra nguyên nhân trẻ quấy khóc và khắc phục các nguyên nhân.
Ví dụ: Con quấy khóc là do móng tay, móng chân của con dài làm xước da bé thì lúc này mẹ có thể cắt móng tay, móng chân cho bé…hoặc như quần áo khiến trẻ nổi mẩn thì mẹ nên lựa chọn lại chất liệu quần áo hoặc kiểm tra lại nước giặt đồ của bé…
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Dược sĩ Thùy Linh tốt nghiệp ĐH Dược Hà Nội, có nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn, chăm sóc sức khỏe trẻ em. Hiện tại Dược sĩ Thùy Linh là chuyên gia tư vấn tiêu hóa, hô hấp, dinh dưỡng nhi khoa tại Imiale Việt Nam.