Nhiều mẹ lần đầu nuôi con nhỏ rất lo lắng khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa. Đặc biệt là nôn trớ nhiều lần, mặc dù đã thử giảm cữ bú cho con nhưng vẫn không cải thiện. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, nôn trớ lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của con trẻ. Bài viết dưới đây giúp mẹ có cách nhìn toàn diện.về tình trạng nôn trớ của con và cách xử trí trong trường hợp này.
Mục lục
I. Nguyên nhân dẫn đến nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản sơ sinh là tình trạng rất phổ biến. Nôn trớ xảy ra ở hầu hết các trẻ (70-80%). Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến nôn trớ: sinh lý và bệnh lý.
1. Nguyên nhân sinh lý gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh
- Lí do chủ yếu là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Dạ dày vẫn còn nằm ngang, cơ thắt giữa thực quản và dạ dày (cơ vòng thực quản dưới).chưa kép kín cùng với đó là thể tích dạ dày. Bé hay nằm nhiều và chủ yếu ăn thức ăn lỏng nên thức ăn cũng dễ bị trào ngược ra ngoài
- Bên cạnh đó là do trẻ bú quá no, quá nhiều trong một lần bú, ngậm ti giả và bú bình.chưa đúng cách và nuốt phải không khí khi bú. Khí dư này khi thoát ra ngoài sẽ kéo theo các thành phần trong dạ dày đi theo dẫn đến nôn trớ ở trẻ.
- Một số trẻ không dung nạp lactose hoặc dị ứng sữa bò khi ăn sữa thường nôn trớ và tiêu chảy
2. Nguyên nhân do bệnh lý trẻ sơ sinh hay bị trớ
Tình trạng bệnh lý gây nôn trớ phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh là rối loạn tiêu hoá. Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng không cân đối, trẻ sinh non, sinh mổ nên bị thiếu hụt đi phần lớn lợi khuẩn có ích với đường ruột. Lúc này, những vi khuẩn có hại phát triển và chiếm ưu thế hơn. Chúng gây ra những tổn thương trong hệ tiêu hoá, giảm khả năng tiêu hoá thức ăn. Bé hay gặp tình trạng đầy chướng bụng, khó tiêu, nôn trớ và có thể tiêu chảy hoặc táo bón.
Ngoài ra, nôn trớ có thể do một số bệnh lý gây tắc hẹp đường tiêu hóa như tắc ruột, xoắn ruột, teo ruột, hẹp phì đại môn vị. Các tình trạng viêm nhiễm như: viêm dạ dày, viêm đường hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi họng cũng có thể gây nôn trớ.
II. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường xuyên có nguy hiểm không?
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và thường không gây hại. Tuy nhiên, khi tình trạng nôn trớ trở nên nghiêm trọng hơn, trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày và lượng thức ăn nôn trớ ra rất nhiều thì đã trở thành bệnh lý.ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ.
1. Tổn thương trực tiếp do nôn trớ gây ra:
Do acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản và làm tổn thương các cơ quan:
- Acid của dạ dày tràn lên thực quản gây viêm. Như: niêm mạc thực quản – viêm họng, chất nôn không chỉ có sữa mà còn có chất nhày và máu, ợ chua do acid trào lên thực quản, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
- Biếng ăn và sợ ăn do cảm giác mệt mỏi mỗi khi nôn trớ xong.
- Biểu hiện nghẹt thở do 1 số chất trong dạ dày trào lên thực quản, làm tắc nghẽn đường thở dẫn đến trẻ khó thở, tím tái.
- Có thể gây nghẹt mũi do acid trong dạ dày.có thể đi đến phía sau khoang mũi, gây viêm và dẫn đến nghẹt đường mũi.
- Khiến dạ dày bị tổn thương, dễ gây viêm thậm chí là xuất huyết dạ dày
2. Ảnh hưởng chức năng lâu dài khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ:
Do trẻ hay nôn trớ mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng khi nôn quá nhiều và liên tục dẫn đến:
- Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, chậm lớn và còi cọc hơn so với các bạn cùng trang lứa.
- Gây rối loạn tiêu hóa: đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy,… cơ thể mệt mỏi suy yếu vì kém hấp thu dinh dưỡng
- Suy giảm miễn dịch và sức đề kháng của trẻ
- Làm chậm quá trình phát triển trí não do thiếu các dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển của não bộ như cholin, DHA, lutein, taurine,….
3. Khi nào cần đưa trẻ bị nôn trớ đi khám bác sĩ
Trẻ sơ sinh nôn trớ kéo dài gây trở ngại lớn với sức khỏe của trẻ,.mẹ cần phải nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo khi tình trạng nặng nề hơn. Liên hệ ngay với bác sĩ nhi khoa nếu có các triệu chứng sau:
- Không tăng cân hoặc tăng cân rất chậm, quấy khóc nhiều.
- Nôn trớ mạnh, thức ăn/ sữa bắn ra khỏi miệng trẻ với áp lực lớn ( còn gọi là nôn do đạn bắn), chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng.
- Nôn ra máu hoặc chất liệu màu bã cà phê.
- Trẻ mệt mỏi, từ chối cho ăn/ bú nhiều lần liên tục.
- Âm thanh ọc ọc, tắc nghẽn hoặc thở khò khè khi bú.
- Khó thở, thở nhanh, cơn ngưng thở, tím tái, lồng ngực rút lõm.
- Có máu trong phân.
III. 5 biện pháp giảm nôn trớ sơ sinh đơn giản tại nhà cần áp dụng để tránh diễn biến nặng.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày cần được áp dụng đúng 5 biện pháp đơn giản tại nhà sau đây để tránh các diễn biến trở nên nặng hơn:
1. Chia nhỏ lượng thức ăn trong ngày cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ:
Trẻ hay bị nôn trớ cần được chia làm nhiều bữa nhỏ để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng đồng thời không bị quá tải lượng thức ăn mỗi bữa. Trẻ ăn quá no sẽ kích thích mở cơ thắt thực quản dưới khiến cho sữa trớ ra ngoài miệng. Lưu ý với trẻ bú bình cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt phải không khí vào dạ dày dễ gây nôn. Bên cạnh đó cần kéo dài khoảng thời gian giữa các bữa ăn ( ít nhất từ 2h – 2h30 phút). Để chờ cho dạ dày được làm rỗng mới tiếp tục bổ sung thêm dinh dưỡng.
2. Vỗ ợ hơi cho bé bị nôn trớ
Trẻ sơ sinh hay trớ cần được thường xuyên vỗ lưng cho bé ợ hơi cả trong và sau những lần bú để ngăn tích tụ không khí trong dạ dày trẻ.
3. Giữ cho bé tư thế thẳng cho bé bị nôn trớ:
- Trong khi trẻ đang bú sữa mẹ hoặc bú bình, hãy bế trẻ nghiêng, cố gắng giữ cho đầu cao hơn bụng
- Sau khi bú, giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng. Không đặt nằm ngay mà tiếp tục giữ chúng ở tư thế thẳng đứng trong 20-30 phút sau đó.
- Sau khi trẻ ăn xong nên hạn chế vui chơi mạnh.
4. Thay đổi loại sữa nếu trẻ không dung nạp hoặc dị ứng
Trẻ không dung nạp được lactose của sữa bò thì thay thế bằng loại sữa khác không chứa lactose. Trẻ dị ứng sữa bò thì cho ăn sữa đã được thủy phân các protein thành axit amin ( sữa thủy phân đạm)
➤ Tham khảo thêm: Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
5. Phát hiện mới: Bổ sung lợi khuẩn giúp cải thiện nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung lợi khuẩn không.chỉ có lợi khi trẻ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà còn có tác dụng giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Việc bổ sung lợi khuẩn – Đặc biệt là Bifidobacterium đã được chứng minh cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Bifidobacterium là lợi khuẩn có số lượng đông nhất trong tổng lợi khuẩn đường ruột. Chúng chiếm đến 90% tổng lượng lợi khuẩn và bám dính chủ yếu tại đại tràng, giúp thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hoá. Trong đó, chủng Bifidobacterium lactis BB-12 là chủng lợi khuẩn có nhiều nghiên cứu khoa học nhất chứng minh lợi ích trên tiêu hoá của trẻ.
- Giúp tiêu hoá tốt và hấp thu triệt để chất dinh dưỡng. Bifidobacterium lactis BB-12 tiết ra các enzyms để tiêu hóa triệt để thức ăn. Bình thường nếu thức ăn không được tiêu hóa triệt để sẽ bị vi khuẩn trong đường ruột lên men sinh ra nhiều khí hơi gây chướng bụng, đầy hơi.
- Tăng tốc độ tiêu hoá thức ăn. Điều hòa nhu động ruột, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày. Làm cho thức ăn di chuyển qua dạ dày nhanh hơn, ngăn ngừa tình trạng nôn trớ, trào ngược ở trẻ.
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Chúng cạnh tranh vị trí bám với các hại khuẩn đường ruột. Giảm kích ứng của những độc tố do hại khuẩn tiết ra tác động lên thành ruột gây buồn nôn.
- Tăng cường sức đề kháng. Bifidobacterium lactis BB-12 bảo vệ hệ miễn dịch khỏi các tác nhân lạ. Trong đó có các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp – viêm nhiễm đường hô hấp gây ra triệu chứng ho. Khi trẻ ho nhiều cũng có thể bị nôn trớ.
IV. Lợi khuẩn Imiale – Lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB12 giúp ổn định tiêu hóa ở trẻ.
1. Imiale – Lợi khuẩn sống chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB12
Imiale là lợi khuẩn sống chứa Bifidobacterium BB-12 được phân lập tới chủng. Khi sử dụng Imiale, mỗi ngày bé được bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ tiêu hóa nhanh và khỏe mạnh. Imiale được nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch, là sản phẩm thuần khiết 100%. Sản phẩm được FDA Hoa Kỳ cấp chứng nhận GRAS– đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh.
Sản phẩm lợi khuẩn Imiale nhập khẩu nguyên lọ từ Đan Mạch
2. Các chuyên gia nhận định gì về Imiale?
Lắng nghe chia sẻ của PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Vân Hồng về vai trò của chủng lợi khuẩn Bifidobacterium đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
3. Các bằng chứng nghiên cứu khoa học của Bifidobacterium trong cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tên nghiên cứu: Hiệu quả của sữa thủy phân một phần và Bifidobacterium lên sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh
Tác giả: Ekhard E. Ziegler và cộng sự
Nơi tiến hành nghiên cứu: Department of Pediatrics, University of Iowa
Mô tả nghiên cứu: Nghiên cứu mù đôi trên 122 trẻ sơ sinh, được chia thành 3 nhóm ngẫu nhiên, 1 nhóm dùng sữa thường (C), một nhóm dùng sữa thủy phân 1 phần (RP), một nhóm sử dụng sữa thủy phân 1 phần kèm theo lợi khuẩn Bifidobacterium (RP+P). Nghiên cứu tiến hành từ khi trẻ mới sinh cho tới khi được 4 tháng tuổi
Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nôn trớ ở trẻ giảm đáng kể (p <0,04). Cụ thể ở trẻ bú sữa công thức RP + P (1,38 lần / ngày) thấp hơn so với trẻ bú sữa công thức RP (2,58 lần / ngày).
Nếu có thắc mắc và cần tư vấn về tình trạng nôn trớ của con, vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua Hotline: 1900 9482 hoặc 0967 629 482
Nguồn tham khảo : Mayoclinic
➤ Xem thêm: Làm sao để giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả
Trích xuất tài liệu nghiên cứu