Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ là giai đoạn sinh lý bình thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn do ảnh hưởng từ môi trường như: âm thanh, nhiệt độ,… hoặc do trẻ đang có vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tượng trẻ ngủ hay khóc mơ kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, tác động không tốt đến sức khỏe. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây của Imiale.
Mục lục
- 1. Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ là thế nào?
- 2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ
- 3. Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ
- 3.1. Mẹ nên vỗ về, tạo cảm giác an toàn cho trẻ ngủ tiếp
- 3.2. Đảm bảo dinh dưỡng đủ cho mẹ và bé
- 3.3. Hạn chế chơi đùa làm trẻ phấn khích
- 3.4. Không gian ngủ yên tĩnh
- 3.5. Cho trẻ ngủ đủ giấc và cố định giờ ngủ cho trẻ
- 3.6. Mẹ cho con ăn đủ no trước khi đi ngủ
- 3.7. Đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa
- 3.8. Bổ sung vi chất cho trẻ
- 4. Những lưu ý khi trẻ sơ sinh hay ngủ mơ khóc
1. Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ là thế nào?
Trẻ khóc mơ là tình trạng trẻ ngủ mơ rồi khóc, càu nhàu hay la hét nói mơ khi ngủ mà không thực sự tỉnh giấc. Thông thường, tình trạng ngủ khóc mơ ở trẻ sơ sinh chỉ xảy ra vào lúc ban đêm và chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và hầu như không gây báo động.
Khi 3 tháng đầu đời, trẻ khóc 2 – 3 tiếng mỗi ngày lúc ngủ mơ là điều bình thường. Và vì giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không sâu, cho nên các cơn khóc cũng có thể xảy ra vào ban đêm.
Trẻ khóc khi ngủ nhằm bày tỏ mong muốn của mình và một trong số đó là đói, đặc biệt là với trẻ đang bú mẹ hoặc uống sữa công thức 2 – 3 giờ một lần. Ngoài ra, trẻ mới đặt chân đến thế giới, cho nên trẻ sẽ cần vài tháng để hình thành thói quen ngủ của mình. Do vậy trẻ quấy khóc hay thậm chí khóc mơ là hoàn toàn bình thường.
>>> Xem thêm: Trẻ hay khóc đêm – Giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ
2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ
Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ là một trong những phản ứng tự nhiên của bé sau khi mới sinh ra. Tuy nhiên, trường hợp trẻ sơ sinh ngủ hay mơ khóc khóc thét có thể là một vấn đề khác mà bạn không được xem nhẹ. Có thể là do một trong các nguyên nhân dưới đây:
2.1. Giai đoạn ngủ sinh lý
Đây là giai đoạn ngủ sinh lí bình thường và sẽ tự hết sau khi trẻ khoảng 3 – 6 tháng tuổi. Biểu hiện của giai đoạn này như:
- Trẻ đang ngủ dậy khóc mà vẫn nhắm mắt.
- Mắt có thể chuyển động ngay cả khi đang nhắm mắt.
- Khua tay chân.
- Sau khi được vỗ về, trẻ nín khóc và tiếp tục ngủ ngon lành.
Nếu trẻ có các biểu hiện trên mà không có bất kỳ dấu hiệu đau đớn hay khó chịu nào thì đây hoàn toàn là quá trình phát triển sinh lý bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng.
2.2. Trẻ gặp ác mộng khi ngủ
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra việc trẻ sơ sinh ngủ mơ thường giật mình khóc thét có liên quan đến giấc mơ. Ác mộng này khác với giấc ngủ bình thường và xảy ra khi bé trong giấc ngủ.
Nguyên nhân sự xuất hiện của cơn ác mộng khiến bé khóc thét khi ngủ chưa rõ. Nhưng hầu hết chuyên gia khuyên mẹ không nên cho trẻ vui chơi quá nhiều vào ban ngày. Điều này khiến hệ thần kinh của bé có trạng thái phấn khích vào ban đêm.
2.3. Do tác động của các yếu tố bên ngoài
Do thay đổi chỗ ngủ, giường ngủ hay địa điểm ngủ hoặc các yếu tố âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ phòng không phù hợp nên trẻ có cảm giác sợ hãi, hay ngủ mơ. Trẻ sơ sinh nên rất nhạy cảm, chỉ cần có 1 tiếng động nhỏ thôi cũng làm trẻ giật mình, sợ hãi và khóc.
2.4. Ban ngày thức chơi nhiều, ngủ không đủ giấc
Ban ngày bé vui đùa khiến hệ thần kinh bị kích thích, vì vậy lúc đi ngủ các hành động chơi vào buổi sáng sẽ luẩn quẩn trong tâm trí trẻ, làm trẻ căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khoẻ nên trẻ ngủ hay mơ khóc.
2.5. Do trẻ bị đói hoặc ăn quá no
Khi ăn quá đói hoặc quá no phần bụng của các bé khó chịu, khi đó các bé sẽ khó ngủ, ngủ không ngon giấc dễ dẫn đến trẻ ngủ mơ khóc hoặc trẻ thức dậy thường giật mình.
2.6. Do trẻ bị bệnh
Bệnh tật là một trong các lý do phổ biến khiến trẻ ngủ mơ hay giật mình khóc nhè. Khi đang ngủ, một cơn đau đột ngột hoặc cảm giác khó chịu nào đó ùa đến khiến em bé khóc liên tục, ưỡn người ra sau, chân tay đạp mạnh,…
Một số bệnh lý có biểu hiện nặng thêm vào ban đêm dễ khiến trẻ sơ sinh khóc ré lên khi đang ngủ:
- Khó tiêu: Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ còn khá non nớt nên thường có hiện tượng khó tiêu và đầy bụng khi bú quá nhiều hay gặp thức ăn lạ. Từ đó khiến bé quấy khóc nhiều làm giảm chất lượng giấc ngủ của bé.
- Bệnh hô hấp: Cảm lạnh hay cảm cúm gây viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi,… sẽ khiến trẻ khó thở và ngủ không sâu giấc. Nếu quá khó chịu, bé sẽ giật mình thức dậy và quấy khóc cha mẹ.
- Mọc răng: Trẻ sẽ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên khi bước sang tháng tuổi thứ 6. Trong giai đoạn này sự ngứa ngáy khó chịu khi răng phát triển khiến trẻ rất hay quấy khóc, khó ngủ bất kỳ lúc nào kể cả về ban đêm.
2.7. Trẻ thiếu vi chất
Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một nguyên nhân khác cũng được nhiều chuyên gia nhắc đến đó là việc thiếu hụt dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào trẻ quấy khóc cũng là do thiếu chất. Bố mẹ chỉ bổ sung khi các xét nghiệm chỉ ra bé bị thiếu chất. Dưới đây là một số chất cần thiết mà bé có thể bị thiếu như:
- Thiếu Vitamin D3: Hoạt chất này không chỉ tham gia vào việc tiêu hoá mà còn tăng khả năng cung cấp canxi và phospho cho xương. Khi trẻ thiếu hụt vitamin D có liên quan đến hệ thần kinh trung ương như: Trẻ thường quấy khóc, ngủ không ngon giấc và ra mồ hôi trộm về đêm ngay cả khi thời tiết mát mẻ.
- Thiếu Canxi: Cũng có khi trẻ hay quấy khóc đêm thiếu Canxi. Việc thiếu Canxi trong thời gian dài sẽ cản trở sự trao đổi chất của hệ thần kinh, làm vỏ não luôn căng thẳng. Từ đó làm chậm dẫn truyền thần kinh, khiến trẻ khó ngủ, hay ngủ mơ khóc, dễ giật mình và khi tỉnh giấc thường lo lắng, bồn chồn. Chú ý: Mẹ chỉ bổ sung Canxi khi có chỉ định của bác sĩ
- Thiếu Kẽm: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung kẽm đều đặn sẽ giúp trẻ có cảm giác ngon miệng, tăng trưởng chiều cao và cân nặng tối đa. Khi cơ thể trẻ thiếu kẽm sẽ trở nên biếng ăn, giảm ngon miệng và người mệt mỏi, uể oải, có thể bị rối loạn thần kinh, khiến ngủ chập chờn, không sâu và thường ngủ mơ quấy khóc suốt đêm.
- Thiếu sắt: Sắt có chức năng chính là vận chuyển oxy giữa các tế bào trong cơ thể, hỗ trợ việc nuôi sống trẻ. Nó cũng có khả năng cung cấp oxy cho cơ bắp, đồng thời vô hiệu hoá thành phần lạ khi thâm nhập.
>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ đã thực sự hiểu đúng?
3. Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ
Trong 3 tháng đầu đời, trẻ khóc 2-3 tiếng mỗi ngày có thể xem là bình thường. Và bởi vì giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường ngắn và trẻ thức dậy thường xuyên, nên các cơn quấy khóc cũng sở hữu thể diễn ra vào ban đêm. Nếu trẻ khóc lâu hơn số giờ trên thì bạn nên kiểm tra xem bé có mắc bệnh không và xin ý kiến bác sĩ nếu cần:
3.1. Mẹ nên vỗ về, tạo cảm giác an toàn cho trẻ ngủ tiếp
Trẻ mơ khóc có thể là vì cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Nếu đột nhiên trẻ khóc suốt một lúc mà không nín, bạn hãy bế bé vào lòng để con cảm nhận được hơi ấm thân quen từ mẹ. Mẹ nên vỗ về nhẹ bằng cách xoa bụng và dùng giọng nói ấm áp làm cho bé thấy bạn đang ở đó để dỗ dành. Chỉ cần vỗ một vài cái và rồi trẻ tự ngủ lại thôi.
3.2. Đảm bảo dinh dưỡng đủ cho mẹ và bé
Mẹ có thể đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con bằng cách cho trẻ bú đủ lượng sữa cần thiết và nên cho trẻ bú trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ, tránh tình trạng trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến trẻ mệt mỏi, khó ngủ và hay mơ màng khi ngủ.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể tham khảo bảng sau:
Đối với trẻ đã ăn dặm, mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của trẻ: Canxi, sắt, kẽm,… không dùng những chất kích thích như rượu, cafe, chè,… bởi chúng sẽ có trong sữa mẹ và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.
3.3. Hạn chế chơi đùa làm trẻ phấn khích
Ban ngày hoặc trước lúc ngủ trẻ vui chơi, đùa nghịch nhiều sẽ khiến cho hệ thống thần kinh bị kích thích do thần kinh của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dẫn đến tâm lý trẻ căng thẳng vào đêm nên trẻ ngủ hay mơ và quấy khóc.
3.4. Không gian ngủ yên tĩnh
Khi bé ngủ, bạn nên đóng cửa sổ hoặc kéo rèm để hạn chế tiếng ồn bên ngoài, chỉnh ánh sáng ở mức vừa phải. Thay vào đó, bạn nên mở nhạc êm dịu giúp bé dễ ngủ.
3.5. Cho trẻ ngủ đủ giấc và cố định giờ ngủ cho trẻ
Chu kỳ giấc ngủ ở những đứa trẻ sẽ ngắn hơn nhiều so với người lớn. Theo đó, thời gian ngủ của trẻ thay đổi theo độ tuổi. Sau đây là bảng chu kỳ giấc ngủ của trẻ các mẹ có thể tham khảo:
Để góp phần làm giảm tình trạng trẻ khó ngủ hoặc khóc mơ, cha mẹ nên xác định giờ đi ngủ mỗi đêm của trẻ. Điều này có thể tạo thói quen cho trẻ và dạy cho trẻ biết những khác biệt giữa ngày và đêm.
3.6. Mẹ cho con ăn đủ no trước khi đi ngủ
Mẹ không nên cho con bú đói quá hay no quá. Trẻ bú ít sẽ mau đói và hay bị giật mình thức giấc để đòi ăn. Còn khi bú quá nhiều, bé sẽ bị đầy bụng và nôn ói gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thông thường, cứ cách khoảng 2 – 3 tiếng sẽ cho bé bú một lần, lúc này mẹ cần phải bế bé vỗ về khi cho bé bú để tránh trường hợp bé ngủ mơ bị giật mình và thức giấc hoặc khóc to.
Sau khi sinh con đến 2 tháng tuổi, hầu hết trẻ thức giấc hai lần mỗi đêm cho bú. Từ 2 đến 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ cần được bú một cữ vào giữa đêm. Khi 4 tháng tuổi, tất cả trẻ bú bình có thể ngủ nhiều hơn 7 giờ mà không cần phải bú. Bằng trẻ 5 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn sẽ ngủ liền một mạch khoảng 7 giờ vào ban đêm, bình thường ở lứa tuổi này trẻ không cần bú sữa vào ban đêm.
3.7. Đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa
Nếu bạn đã thử áp dụng những biện pháp trên nhưng tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ cứ xảy ra liên tục, kéo dài và ngày càng trầm trọng thì tốt nhất bạn nên cho trẻ tới gặp bác sĩ để có chẩn đoán chuẩn xác.
3.8. Bổ sung vi chất cho trẻ
Trường hợp cần bổ sung vi chất khi làm các xét nghiệm cho trẻ có kết luận bé khóc đêm do thiếu chất mẹ có thể bổ sung theo các cách sau:
Cách 1
Mẹ có thể cho con sử dụng một số loại vitamin tổng hợp trên thị trường. Nhưng ở phương pháp này mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng và cách sử dụng. Theo các bác sĩ chuyên khoa mẹ cần bổ sung:
Cách 2
Các loại dưỡng chất tự nhiên được bổ sung qua việc tắm nắng bao gồm vitamin D, canxi, … Nhưng với cách làm trên mẹ không nên áp dụng với các bé sơ sinh còn non tháng bởi làn da của con còn quá mỏng manh và dễ tổn thương.
Cách 3
Sử dụng những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mẹ nên cho con sử dụng những loại sản phẩm từ sữa, cá, trứng giúp bổ sung vitamin D và canxi. Sử dụng gan động vật, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt,… để bổ sung sắt và kẽm. Sử dụng cá hồi, thịt bò và các sản phẩm từ sữa để bổ sung vitamin B12.
>>> Xem thêm: 9+ Mẹo xử trí trẻ sơ sinh khóc đêm không chịu ngủ
4. Những lưu ý khi trẻ sơ sinh hay ngủ mơ khóc
Để con có một giấc ngủ ngon chủ yếu dựa vào cách chăm sóc của người mẹ. Vì vậy, mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
Đừng đánh thức con dậy ngay: Đừng vội vàng đánh thức trẻ khi con đang khóc trong đêm đầu. Hãy vỗ về để con tự bình tâm lại và dỗ con ngủ tiếp.
Đừng vội vã: Hãy nhớ rằng, trẻ nhỏ là những đứa không bao giờ ngủ không ngon giấc. Bởi vậy việc trẻ khóc quấy hoặc là tỉnh giấc trong lúc ngủ được coi là hiện tượng thông thường. Lúc này bạn nên chờ khoảng 5 phút sau mới dỗ bé.
Đặt bé nằm nghiêng: Nếu bé đang nằm cuộn tròn hay ép vào góc giường, bạn có thể cho trẻ nằm ngửa vào khu vực giữa đệm.
Vuốt ve bụng bé: Sự trấn an nhẹ nhàng bằng việc xoa bóp cơ thể bé sẽ giúp con dễ chịu hơn. Trẻ có thể biết rằng bạn đang ở đó để dỗ dành và ngay lập tức đi vào giấc ngủ.
Quấn khăn vừa phải cho con dễ ngủ: Trong giai đoạn trẻ sơ sinh trên 2 tháng tuổi, một chiếc khăn quấn nhẹ nhàng và được quấn vừa phải sẽ giúp bé dễ dàng ngủ ngon giấc.
Đánh thức bé dậy: Nếu cha mẹ phát hiện trẻ đang ngủ trưa bỗng khóc thét, hoặc la hét và giãy giụa rất lâu thì hãy nhanh chóng gọi trẻ dậy. Vì rất có thể lúc này trẻ đang gặp ác mộng, đừng để nỗi sợ đè nặng lên những tế bào thần kinh của trẻ lâu hơn nữa.
Nhiệt độ phòng phù hợp: Nhiệt độ phòng cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Tốt nhất bạn để cho nhiệt độ phòng trong khoảng từ 23-27 độ C là tốt nhất.
Như vậy, trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ có nhiều lý do khác nhau. Bố mẹ có thể tham khảo các biện pháp cải thiện khi bé thường khóc đêm qua bài viết trên của Imiale. Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.