Vặn mình là một trong những hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh khi trẻ đói, khó chịu trong người hay chỉ đơn giản là trẻ muốn co giãn tay chân,…Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh vặn mình còn kèm theo các biểu hiện như đỏ mặt, quấy khóc,… khiến các mẹ lo lắng. Vậy, trẻ sơ sinh hay vặn mình có thực sự nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Mục lục
1. Vặn mình ở trẻ sơ sinh là như thế nào?
Trẻ sơ sinh vặn mình sẽ có các biểu hiện như gồng mình, co duỗi chân tay, nghiêng qua trái hoặc phải, đôi khi kèm theo hiện tượng đỏ mặt sau vài phút là hết, quấy khóc,…
2. Trẻ sơ sinh hay vặn mình có nguy hiểm không?
Vặn mình là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Thông thường, trong 1 đến 2 tháng đầu khi mới chào đời, trẻ sơ sinh hay vặn mình. Đây là cách trẻ giao tiếp với mẹ (giúp mẹ nhận biết được trẻ đòi bế, đói mệt, khó chịu,…). Hiện tượng này sẽ giảm dần hoặc hết khi trẻ được 4 tháng tuổi.
Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh vặn mình nhiều, mặt nóng đỏ, quấy khóc, thêm vào đó là có biểu hiện khó thở,… thì chắc hẳn trẻ đang rất khó chịu. Lúc này các mẹ cần xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ vặn mình để xử trí kịp thời.
Trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình khi sốt cao, nhiễm khuẩn,…Các mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, sốc, co giật, thậm chí dẫn đến tử vong.
3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình
Vặn mình, gồng mình là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Việc xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình sẽ giúp các mẹ có cách xử trí kịp thời, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và phát triển tốt.
Có 2 nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình
3.1. Nguyên nhân sinh lý
Trẻ đói
Do cơ thể của trẻ mới sinh chưa phát triển hoàn chỉnh (dạ dày nhỏ) nên trẻ rất dễ đói. Khi trẻ đói, trẻ sẽ quấy khóc và kèm theo đó là hiện tượng vặn mình để ra tín hiệu cho người mẹ (đòi bú).
Ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh (tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ,…)
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình thường do ảnh hưởng của môi trường xung quanh, cụ thể:
- Phòng quá ồn ào khiến trẻ khó ngủ, vặn mình qua lại hoặc trẻ đang ngủ nghe tiếng động mạnh bị giật mình, vặn mình và khóc.
- Bên cạnh đó, ánh sáng mạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình. Khi ánh sáng mạnh sẽ kích thích thị giác trẻ, làm cho trẻ khó ngủ.
- Ngoài ra, nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.
- Nhiệt độ cao làm cho trẻ ra mồ hôi nhiều, ướt át, bịn rịn. Do vậy mà khi ngủ, trẻ sơ sinh hay vặn mình qua lại để cảm thấy thoải mái hơn.
- Nhiệt độ thấp khiến trẻ lạnh, rất dễ bị cảm. Trẻ sơ sinh vặn mình để ra hiệu cho người mẹ rằng trẻ đang không thoải mái và cần được làm ấm.
Phản ứng khi đi đại tiện, tiểu tiện
Em bé sơ sinh vặn mình và rặn khi đi đại tiện, tiểu tiện để tống hết chất thải (phân, nước tiểu) ra ngoài.
Tã/ bỉm ướt hoặc mang quá chặt
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình đó chính là tã/ bỉm bị ướt hoặc mang quá chặt.
- Khi tã/bỉm đầy, bé sẽ cảm thấy ướt át, ngứa ngáy, khó chịu,…Lúc này bé sơ sinh vặn mình, quấy khóc để mẹ nhận biết được rằng bé đang cảm thấy khó chịu và cần được mẹ thay tã/bỉm.
- Trường hợp mẹ mặc tã/ bỉm cho trẻ quá chặt cũng làm cho trẻ không thoải mái, khó cử động, đôi khi còn làm đau trẻ. Lúc này trẻ sơ sinh vặn mình, quấy khóc để muốn mẹ nới lỏng tã/bỉm.
3.2. Nguyên nhân bệnh lý:
Bên cạnh những nguyên nhân về mặt sinh lý khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình thì các mẹ cần để ý để nhận biết được dấu hiệu bệnh lý ở trẻ. Trẻ sơ sinh hay vặn mình là do một số nguyên nhân sau:
Trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Mỗi chất dinh dưỡng (protein, vitamin, khoáng chất,…) đều đảm nhận vai trò nhất định, giúp các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể trẻ diễn ra một cách bình thường, khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi trẻ sơ sinh bị thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D thì hiện tượng vặn mình sẽ xảy ra nhiều hơn.
Trẻ gặp vấn đề trên hệ tiêu hóa
Đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản. Việc gặp phải các vấn đề trên hệ tiêu hóa: đầy hơi, trào ngược dạ dày,…sẽ khiến trẻ không thoải mái, mệt mỏi trong người. Lúc này trẻ sơ sinh hay vặn mình qua lại để làm giảm sự khó chịu. Bên cạnh đó, việc trẻ vặn mình, gồng mình còn giúp đẩy khí ra ngoài, làm giảm hiện tượng đầy hơi.
Trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu, rất dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công và gây ra các bệnh như: viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm mũi), viêm đường tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột),…Trong trường hợp này, ngoài các dấu hiệu điển hình cho thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn như: họ, đau họng, khó thở, tiêu chảy phân lẫn máu,…thì bé sơ sinh hay vặn mình, gồng mình, mặt đỏ và quấy khóc để mẹ nhận biết được trẻ đang rất khó chịu. Nhờ vậy mà mẹ có cách xử trí kịp thời.
4. 6 giải pháp hữu hiệu giúp làm giảm tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh
Vặn mình là một trong những biểu hiện bình thường ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi cơ thể mỏi mệt cần co giãn cơ, hay thậm chí trẻ muốn cho mẹ biết trẻ khó chịu trong người, đói, mệt,…Trẻ sơ sinh vặn mình nhiều kèm theo hiện tượng nóng đỏ mặt do máu dồn lên não quá nhiều sẽ dẫn đến những nguy hiểm như co giật, khó thở. Vì vậy, các mẹ cần biết một số giải pháp hữu hiệu để giảm tình trạng này ở trẻ, cụ thể:
Bổ sung vitamin D cho trẻ
Vitamin D có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể, hình thành nên cấu trúc xương chắc khỏe,… Bên cạnh đó, canxi còn liên quan đến việc co giãn cơ. Do đó, việc đảm bảo hoạt động hấp thu và phân phối canxi bình thường đến các cơ quan và bộ phận trong cơ thể sẽ giúp hạn chế được tình trạng vặn mình, giật mình ở trẻ sơ sinh.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn hoàn hiện và phát triển toàn bộ thể chất lẫn tinh thần. Do đó, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ để truyền qua sữa tới trẻ là việc làm vô cùng cần thiết. Đặc biệt là vitamin và khoáng chất, dù chỉ hàm lượng nhỏ nhưng chúng giúp các hoạt động trong cơ thể diễn ra một cách bình thường, khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, …
Đặc biệt là canxi, tham gia điều hòa hoạt động thần kinh cơ (co, giãn cơ). Bên cạnh đó, các mẹ cần chú ý bổ sung thêm chất xơ trẻ để giúp quá trình tiêu hóa của trẻ diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn, giảm việc trẻ hay vặn mình và rặn khi đi đại tiện.
Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ
Việc vệ sinh cho trẻ một cách sạch sẽ giúp trẻ cảm thoải mái, giảm cảm giác khó chịu. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, trẻ rất dễ đói và hay đòi bú mẹ (trung bình 8 lần/ ngày). Bên cạnh đó, nước chiếm lượng lớn trong thành phần sữa mẹ, trẻ tiêu hóa nhanh. Do đó mà khiến trẻ đi tiểu tiện nhiều lần trong ngày. Chính vì vậy, các mẹ cần chú ý thay tã thường xuyên cho trẻ để giảm cảm giác ướt át, khó chịu ở trẻ, hạn chế được việc trẻ sơ sinh hay vặn mình.
Tạo không gian thoải mái khi trẻ ngủ
Khi trẻ ngủ, các mẹ cần hạn chế tối đa tiếng ồn, giảm độ sáng của đèn để tránh kích thích thị giác trẻ, giúp trẻ dễ ngủ, nhờ vậy mà hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, giật mình vào ban đêm. Ngoài ra, các mẹ cũng nên giữ cho không gian ngủ của trẻ thông thoáng, đảm bảo nhiệt độ phù hợp (không quá nóng hoặc quá lạnh) để giảm cảm giác khó chịu và giúp bé sơ sinh ngủ ngon hơn.
Bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố có hại từ môi trường bên ngoài
Bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố có hại từ môi trường bên ngoài sẽ giúp giảm hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh thông qua các việc làm sau:
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, lông vật nuôi, nước hoa, … nhằm giảm tình trạng dị ứng (nổi mẩn, ngứa, khó thở, thậm chí dẫn tới sốc phản vệ,…) gây khó chịu cho trẻ.
- Khi trẻ ngủ, các mẹ cần mắc màn cho trẻ để trẻ tránh bị côn trùng (ong, muỗi,…) đốt.
Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Việc bổ sung lợi khuẩn giúp giảm hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh bằng cách:
- Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột của trẻ, điều hòa nhu động ruột, tăng tiết kháng thể IgA trên niêm mạc đường tiêu hóa, bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại, tăng cường sức khỏe đường ruột. Do đó, làm giảm được tình trạng rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng,…), giảm cảm giác khó chịu của trẻ. Nhờ vậy mà giảm tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình quấy khóc.
- Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Bổ sung lợi khuẩn còn làm giảm tình trạng vặn mình (gồng mình, giật mình), thời gian và số lần khóc đêm ở trẻ sơ sinh, giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn.
Với 6 giải pháp như cho trẻ tắm nắng buổi sáng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung lợi khuẩn cho trẻ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tạo không gian thoải mái khi ngủ và đặc biệt là bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố có hại từ môi trường bên ngoài sẽ giúp giảm được tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình, giật mình, giảm cảm giác khó chịu, giúp trẻ phát triển tốt.
» Xem thêm: Hiệu quả của Bifidobacterium BB12 giảm quấy khóc Colic ở trẻ nhỏ
Nếu bạn có thêm những băn khoăn thắc mắc về cách trị hăm cho trẻ sơ sinh, hãy liên hệ ngay với chuyên gia của chúng tôi: HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482
Nguồn tham khảo: