Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ thường quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn và lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn tình trạng này ở trẻ mẹ nhé!
Mục lục
- 1. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gì?
- 2. 5 Nguyên nhân hay gặp nhất khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ
- 3. 7 Nguyên tắc xử trí khi trẻ bị nôn trớ
- 4. 9+ Giải pháp hạn chế tình trạng trớ sữa ở trẻ sơ sinh
- Giải pháp 1: Giảm lượng thức ăn trong 1 bữa và tăng số lượng bữa ăn
- Giải pháp 2: Thường xuyên vỗ ợ hơi cho trẻ
- Giải pháp 3: Cho trẻ bú đúng tư thế
- Giải pháp 4: Không rung lắc trẻ quá nhiều
- Giải pháp 5: Nới lỏng quần áo cho trẻ
- Giải pháp 6: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ phù hợp
- Giải pháp 7: Đổi loại sữa phù hợp khi trẻ nôn trớ quá nhiều
- Giải pháp 8: Thường xuyên mát xa trẻ giảm nôn trớ
- Giải pháp 9: Bổ sung lợi khuẩn giúp bé hấp thụ tốt dinh dưỡng
- TỔNG KẾT
1. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gì?
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và trào ra miệng. Tình trạng này kéo dài khiến bé khó chịu, quấy khóc nhiều, mệt mỏi, biếng ăn.
Hơn nữa, trẻ sơ sinh hay nôn trớ nếu không được xử trí đúng cách dễ dẫn đến dịch nôn trớ trào ngược lên đường hô hấp, gây tổn thương các cơ quan, trẻ thường xuyên viêm nhiễm đường hô hấp trên. Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ chậm phát triển thể chất và mắc các bệnh về tiêu hoá.
2. 5 Nguyên nhân hay gặp nhất khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ
Nôn trớ là tình trạng sinh lí thường gặp ở trẻ sơ sinh, thường tự mất khi trẻ hơn 1 tuổi. Tuy nhiên, khi tình trạng này lặp lại liên tục không loại trừ khả năng bệnh lý. Trẻ sơ sinh hay bị trớ có thể do 5 nguyên nhân chủ yếu:
- Ngộ độc thức ăn: Nôn xuất hiện vài giờ sau khi ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trẻ nôn liên tục 5-30 phút/ lần trong 12 giờ đầu và thường không kéo dài quá 12 giờ, đau bụng, không kèm theo sốt và có thể có tiêu chảy.
- Tiêu chảy cấp: trẻ nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng hoặc nhầy máu, rất dễ gặp tình trạng mất nước.
- Nhiễm khuẩn: Trẻ bị các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ngoài triệu chứng nôn trẻ thường kèm theo sốt, ho, khó thở.
- Hẹp tắc ống tiêu hóa: các bệnh lý như tắc ruột, lồng ruột hay hẹp môn vị khiến thức ăn gặp khó khăn khi di chuyển trong đường tiêu hóa. Vì thế, dễ gây ra nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
- Ăn quá no: Hệ tiêu hóa ở trẻ còn chưa hoàn thiện. Khi cho trẻ ăn quá nhiều một lúc, bú quá no, ép ăn quá mức, lượng sữa hoặc thức ăn không được tiêu hóa hết. Trẻ dễ đầy bụng và xảy ra tình trạng nôn trớ.
» Xem thêm: Trẻ quấy khóc và nôn trớ có nguy hiểm không
3. 7 Nguyên tắc xử trí khi trẻ bị nôn trớ
Với bất cứ nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ, xử trí nhanh và đúng cách là việc đầu tiên mẹ nên làm. Hãy nắm vững các nguyên tắc dưới đây mẹ nhé!
3.1. Đẩy hết chất nôn ra ngoài, thông thoáng đường thở
Nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên. Nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng và họng trẻ.
3.2. Trấn an tâm lý cho trẻ
Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật chất nôn còn lại trong họng ra ngoài. Có thể lấy tay xoa nhẹ lưng và bụng trẻ để làm bớt căng thẳng sau khi nôn.
3.3. Vệ sinh cho bé sạch sẽ
Lau sạch chất nôn trên cổ và người trẻ bằng nước ấm. Thay đồ có dính chất nôn ra. Chú ý: Lau khô nhẹ nhàng, tránh kỳ quá mạnh có thể trầy xước da trẻ. Tránh để vết bẩn do dịch nôn trớ trên da trẻ quá lâu dễ gây các bệnh lý ngoài da như mụn nhọt, rôm sảy,..
3.4. Dự phòng tái nôn trớ
Ngay sau khi nôn trớ, mẹ có thể để trẻ bình tâm lại, tránh việc ép bú hoặc ăn ngay sau khi vừa nôn. Để phòng trường hợp tái nôn trớ trở lại, mẹ nên để trẻ ngồi hoặc nằm trong tư thế đầu cao hơn bụng, vuốt nhẹ lưng từ trên xuống dưới giảm các cơn trào ngược dịch lên hầu họng.
3.5. Bù nước – điện giải cho trẻ kịp thời
- Khi nôn nhiều, trẻ sẽ mất một lượng nước và chất điện giải khá lớn qua chất nôn. Do đó, mẹ nên có biện pháp bù nước và điện giải cho trẻ hợp lý. Dung dịch Oresol hay được sử dụng.
- Lưu ý khi dùng Oresol: pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, cho trẻ uống từng ngụm nhỏ bằng thìa và cho trẻ uống ngay khi mới pha, không pha từ sáng để đến chiều mới cho trẻ uống.
- Với trẻ bú mẹ, mẹ nên cho con bú thêm trong ngày.
- Với trẻ bú sữa công thức đúng tỷ lệ, không thêm nước để pha loãng hơn tỉ lệ nhà sản xuất khuyến cáo.
- Không bổ sung bằng nước hoa quả, đồ uống có ga vì có thể làm cho tình trạng nôn trớ trở nên tồi tệ hơn.
3.6. Theo dõi tần suất và đặc điểm các lần nôn trớ tiếp theo
Theo dõi những nôn trớ tiếp theo:
- Nôn khan hay nôn ra sữa,
- Màu sắc chất nôn (vàng, xanh hay gợn nâu),
- Thời điểm xuất hiện nôn
Qua đó mẹ có hướng xử trí kịp thời và đúng đắn nhất.
3.7. Đưa trẻ đến khám tại các cơ sở uy tín
Tình trạng nôn trớ ở trẻ không thuyên giảm hoặc có các dấu hiệu bất thường như:
- Chất nôn của trẻ có màu xanh lá cây hoặc có máu,
- Đau bụng quằn quại
- Sốt trên 38 độ C
- Có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước dữ dội).
Khi đó, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị tích cực cho trẻ.
4. 9+ Giải pháp hạn chế tình trạng trớ sữa ở trẻ sơ sinh
Nôn trớ gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Do đó, mẹ có thể áp dụng các giải pháp dưới đây giúp hạn chế trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa.
Cơ vòng nằm giữa thực quản và dạ dày. khi cơ vòng co thắt giúp ngăn ngừa trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản. Ở trẻ sơ sinh, hoạt động của cơ vòng chưa thực sự hoàn thiện. Thêm vào đó, dạ dày ở trẻ sơ sinh thường nằm ngang hơn so với người lớn và thể tích dạ dày còn khá nhỏ. Do đó, nôn trớ rất dễ xảy ra, đặc biệt nếu trẻ ăn quá no.
Chính vì thế, để hạn chế trẻ sơ sinh bị trớ sữa, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày cho trẻ. Cho trẻ bú với lượng vừa phải, tăng số lần bú trong ngày. Việc duy trì như vậy vừa giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Thao tác vỗ ợ hơi sau bú sẽ giúp trẻ đẩy được khí trong dạ dày ra ngoài, giảm tình trạng trẻ hay bị nôn trớ sau bú. Do đó, bé sẽ cảm thấy dễ chịu, thỏa mái hơn.
Thực hiện vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần bú hoặc giữa cữ bú, hoặc khi sau khi bé đã bú xong một bên vú, trước khi chuyển bé sang bú vú bên kia. Thực hiện vỗ ợ hơi đều đặn hằng ngày rất hiệu quả trong hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ.
Cách thực hiện vỗ ợ hơi:
- Mẹ bế bé, để bé nằm song song với cơ thể mẹ, đầu dựa vào vai mẹ, một tay mẹ giữ cổ và đầu bé, một tay tiến hành vỗ ợ hơi.
- Khum bàn tay lại và vỗ nhẹ nhàng vào lưng của trẻ. Vỗ dọc lưng trẻ, theo chiều từ thắt lưng lên đến cổ, đến khi nghe thấy tiếng trẻ ợ hơi hoặc trào một chút cặn sữa ra ngoài.
Khi cho trẻ bú, mẹ cần bế trẻ sao cho đầu cao hơn và người trẻ nằm thẳng, mặt quay vào vú. Mẹ phải ôm sát bé vào người và dùng tay đỡ mông trẻ. Sau đó, từ từ đưa miệng trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.
Mẹ nên cho trẻ bú bên trái trước (trẻ mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, đặt bé nằm nghiêng bên phải). Sau đó, chuyển bé nằm nghiêng trái, bú bên phải. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng tuần hoàn mà không gây trào ngược dạ dày.
Đối với trẻ bú bình: Mẹ nghiêng bình sữa 45˚cho sữa ngập cổ bình khi bú giúp bé tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ.
Sau khi bú xong, mẹ cần bế trẻ cao đầu trong khoảng 15-20 phút, không cho trẻ nằm ngay.
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với bất kì các tác động mạnh nào từ bên ngoài. Việc rung lắc trẻ mạnh hay nhiều lần có thể khiến hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên khó khăn hơn, trẻ dễ bị nôn trớ.
Ngoài ra, việc bồng bế trẻ tung lên cao, đưa võng và đẩy nôi thật mạnh và tiếp diễn nhiều lần có thể trẻ mắc hội chứng rung lắc, dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn. Chính vì thế, cha mẹ không được rung lắc trẻ, luôn dịu dàng, nhẹ nhàng trong cách chăm sóc trẻ hằng ngày.
Quần áo, tã quá chặt tạo áp lực lên thành bụng và dạ dày bị chèn ép, dễ dẫn đến nôn trớ ở trẻ. Do đó, mẹ nên nới lỏng quần áo của trẻ, mặc quần áo rộng rãi càng thoáng càng tốt. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu, thỏa mái hơn.
Với trẻ bú mẹ, trẻ sơ sinh hay bị trớ có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn của mẹ. Mẹ nên có chế độ ăn lành mạnh để cung cấp cho trẻ nguồn sữa chất lượng nhất. Đảm bảo đầy đủ các nhóm chất thiết yếu như tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế các thực phẩm sinh hơi như bắp cải, hành tây, cà chua, bông cải xanh. Bởi chúng góp phần gây đầy hơi và chướng bụng cho trẻ. Từ đó làm tăng nguy cơ bị nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, cộng thêm thức ăn của bé trong giai đoạn này chủ yếu ở dạng lỏng, bé lại nằm nhiều, thức ăn dễ ứ đọng trong dạ dày dẫn đến bé dễ bị nôn trớ.
Đối với trẻ bú sữa công thức, khi áp dụng các giải pháp trên mà trẻ vẫn không giảm nôn trớ, mẹ có thể nghĩ đến việc lựa chọn loại sữa khác cho trẻ. Sữa chống nôn trớ là một sự lựa chọn hữu hiệu cho các mẹ.
Một loại sữa phù hợp cần đảm bảo các yếu tố:
- Đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Chọn sữa theo cơ chế làm đặc. Trong đó, sữa được làm đặc hơn bằng cách thay một lượng carbohydrate bằng một lượng tinh bột với tỷ lệ nhỏ hơn 2g/100ml. Khi uống sữa vào đến dạ dày sẽ sệt lại, làm giảm trào ngược gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
- Mẹ cần lưu ý sữa cho bé nên bổ sung chất xơ tiêu hóa (prebiotic) GOS, FOS và men vi sinh (probiotic) Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.
- Sữa cung cấp thêm các dưỡng chất DHA, ARA, Lutein hỗ trợ phát triển trí não, Nucleotide giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Một số sữa công thức phổ biến trên thị trường hiện nay, ví dụ như Frisolac Gold Comfort, Optimum Comfort, Similac Sensitive…
Việc tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái khi bú hoặc khi ăn chính là một hình thức giúp trẻ giảm các phản xạ nôn trớ. Khi bú, mẹ không nên chọc cho bé cười đùa. Nhưng trước khi bú, mẹ hoàn toàn có thể mát xa quanh người và quanh bụng cho trẻ.
Massage bụng theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru, làm giảm chướng bụng và hạn chế nôn trớ. Bên cạnh đó, mát xa còn giúp trẻ giảm căng thẳng, tạo cảm giác thèm bú, bú ngon miệng hơn.
Lợi khuẩn là những vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa. Bổ sung lợi khuẩn là phương pháp an toàn, hiệu quả trong cải thiện tốc độ phân cắt và hấp thụ dưỡng chất. Vì thế, dạ dày và hệ thống tiêu hóa tăng hiệu suất hoạt động, dạ dày có thể tích rỗng lớn hơn.
Với trẻ nhỏ thường xuyên nôn trớ, chuyên gia y tế khuyên mẹ sớm bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ bé. Chủng lợi khuẩn Bifidobacterium được khuyến cáo là chủng lợi khuẩn an toàn, không tác dụng phụ, chiếm tỷ lệ cao trong đường tiêu hóa của bé.
TỔNG KẾT
Qua bài viết này hi vọng đã mang lại cho mẹ nhiều kiến thức bổ ích, giúp mẹ kịp thời xử trí hiệu quả khi con hay bị nôn trớ và hạn chế tình trạng này tái diễn.
» Xem thêm: Bé chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ – Mẹ cần biết biện pháp cải thiện này
Liên hệ với chuyên gia để được tư vấn theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Nguồn tham khảo: