Trẻ sơ sinh bị nấc là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, nó được coi là quá trình sinh lý bình thường của mỗi em bé. Tuy nhiên việc để bé nấc lâu, nấc mạnh khiến bé cảm thấy mệt mỏi và cha mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cha mẹ những nguyên tắc xử trí khi trẻ sơ sinh bị nấc hiệu quả, an toàn.
Mục lục
1. Tại sao trẻ sơ sinh bị nấc?
Nấc cụt xảy ra là do sự co thắt lặp đi lặp lại không kiểm soát được của cơ hoành. Điều đó làm dây thanh âm đóng lại một cách đột ngột và nhanh chóng tạo ra một tiếng “hic” mà chúng ta nghe thấy.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nấc cụt có rất nhiều nguyên nhân như là:
- Ăn quá nhiều
- Trẻ bú sữa quá nóng hoặc quá lạnh
- Sự thay đổi nhiệt độ không khí đột ngột
- Cơ thể quá phấn khích hoặc căng thẳng
- Nuốt quá nhiều không khí trong khi ăn
Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ điều này được xem là bình thường và thường xuyên gặp phải.
Tiến sĩ Liermann cho biết: “Chúng tôi không biết chính xác lý do tại sao, nhưng nấc cụt có thể là do tăng khí trong dạ dày. Nếu trẻ bú quá no hoặc nuột không khí trong khi ăn, điều đó có thể khiến dạ dày nở ra và cọ xát với cơ hoành, tạo ra những tiếng nấc cụt.”
2. Trẻ sơ sinh bị nấc có nguy hiểm không?
Thông thường nấc cụt ở trẻ sơ sinh chỉ là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể trẻ, trẻ sẽ bị trong khoảng một thời gian ngắn khoảng vài phút và có thể tự hết. Khi đó cha mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này.
Tuy nhiên nếu trẻ nấc kéo dài và nấc liên tục thì đây có thể là báo hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hoá, chúng làm kích thích cơ hoành dẫn đến nấc. Cha mẹ hết sức lưu ý và nên đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất.
3. 5 nguyên tắc xử trí khi trẻ nấc cụt
Khi hơi trong dạ dày nhiều, dạ dày sẽ giãn ra dẫn đến tình trạng đẩy và chèn cơ hoành lên trên, sự co bóp của dạ dày tác động lên cơ hoành gây co thắt.
Việc đẩy khí hơi ra ngoài sẽ giúp bé hết nấc.
Mẹ giúp bé đẩy hơi ra ngoài bằng cách: vỗ ợ hơi cho bé, bế bé đứng thẳng,…
Cho trẻ thả lỏng cơ thể khi bị nấc để tránh tác động áp lực lên cơ hoành, giúp cơ hoành về trạng thái bình thường và hết nấc.
Hãy cho bé nằm hoặc ngồi để thả lỏng.
Massage và thoa lưng cho trẻ nhằm mục đích đẩy được hơi khí đầy trong dạ dày ra ngoài và thư giãn cơ hoành
Đây là nguyên tắc quan trọng khi xử trí trẻ nấc cụt. Cho trẻ bú từng hơi, từ từ và chậm giúp trẻ không bị nuốt không khí vào trong.
Xoa nhẹ tai và vùng cánh mũi giúp bé thoải mái và hô hấp đều đặn.
Khi trẻ nấc cụt, mẹ nên ghi nhớ 5 nguyên tắc sau
- Đẩy khí hơi
- Giúp trẻ thả lỏng
- Massage, xoa lưng cho trẻ
- Cho bé bú từng hơi, chậm
- Kích thích vùng tai, cánh mũi của trẻ
» Xem thêm: Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh: Kỹ thuật vỗ chuẩn nhất
4. Tuyệt đối không làm điều này khi trẻ sơ sinh bị nấc
Khi trẻ bị nấc, cha mẹ thường khá lo lắng và thường áp dụng những nguyên tắc dân gian và không có cơ sở khoa học như là:
- Xóc em bé liên tục
- Kéo lưỡi của trẻ
- Cho trẻ uống quá nhiều nước
Đó là giải pháp không phù hợp. Những biện pháp được cho là có thể khiến em bé khó chịu và thậm chí có thể nguy hiểm. Nó không có hiệu quả giúp trẻ hết bị nấc.
5. Cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh nấc cụt hiệu quả tại nhà
5.1. Để bé nghỉ ngơi và vỗ ợ hơi
Khi dạ dày chứa đầy không khí, nó tác động lên cơ hoành, gây co thắt. Khi đó hãy dừng lại nếu như đang cho bé ăn, cho bé nghỉ ngơi một vài phút, và vỗ ợ hơi cho trẻ.
- Nếu trẻ bú sữa mẹ, khi chuyển đổi giữa hai bên vú nên dừng lại và vỗ ợ hơi cho trẻ.
- Trẻ bú bình: Không nên cho trẻ bú liên tục đến hết. Khi trẻ bú được một nửa bình, hãy bế trẻ lên và vỗ ợ hơi cho trẻ, cho trẻ nghỉ 1 – 2 phút và sau đó ăn tiếp.
5.2. Sử dụng ti giả
Việc sử dụng ti giả rất phổ biến hiện nay bởi những lợi ích của nó. Ti giả không những giúp trấn an bé mà con làm thư giãn cơ hoành như khi bé đang ăn, giúp bé hết nấc.
Bên cạnh đó khi sử dụng ti giả bé sẽ không nuốt không khí vào trong dạ dày, từ đó hạn chế tình trạng bé bị nấc.
5.3. Sử dụng nước thảo dược, nước hoa quả
Theo dân gian, chúng ta có thể sử dụng các loại nước từ thiên nhiên để điều trị các vấn đề đầy hơi chướng bụng, dạ dày. Việc này sẽ giúp bé đẩy được hơi ra ngoài không bị nấc.
Các loại thảo dược bao gồm:
- Nước gừng tươi ấm
- Thì là
- Hoa cúc
- Quế
- Quả tầm bóp
Ngoài ra, chúng ta có thể dùng nước trái cây như cam, quýt, táo,… để hỗ trợ tình trạng này.
5.4. Xoa lưng cho bé
Xoa lưng bé sẽ giúp bé thư giãn và cảm thấy thoải mái, đồng tác động làm thư giãn cơ hoành, hạn chế tình trạng bé bị nấc.
5.5. Không cho trẻ ăn quá vội, ăn quá no
Đảm bảo sự bình tĩnh của trẻ khi ăn, không cho trẻ ăn quá nhanh. Điều đó đồng nghĩa với việc không để cho trẻ quá đói.
Việc bé ăn vội dẫn đến không khí lọt nhiều vào trong dạ dày, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng.
Những yếu tố này có thể khiến dạ dày của trẻ bị giãn nở. Khi nó mở rộng, nó đẩy vào cơ hoành, gây ra sự co thắt dẫn đến nấc cụt.
6. Trẻ sơ sinh nấc cụt lâu không cải thiện phải làm sao?
Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh nấc cụt là vấn đề hết sức bình thường và hầu như sẽ tự khỏi. Tuy nhiên nếu áp dụng các phương pháp ngăn ngừa trên mà không hiệu quả, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị thích hợp. Đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.
Các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân bệnh như:
- Xét nghiệm máu
- Chụp X – quang vùng ngực, bụng
- Siêu âm dạ dày
Bài viết trên đã cung cấp được những nguyên nhân và các giải pháp khi trẻ bị nấc cụt. Mong rằng cha mẹ có thêm hiểu biết về sức khoẻ của trẻ và an tâm hơn trong việc nuôi dạy con!
» Xem thêm: Làm sao để giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Tham khảo nguồn: