Trẻ sơ sinh bị ho do hệ hô hấp của trẻ chưa được phát triển một cách toàn diện. Nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp gây ra ho. Vậy trẻ bị ho mẹ nên làm thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây với 8 mẹo trị ho an toàn và hiệu quả tại nhà cho trẻ sơ sinh.
Mục lục
1. Nguyên nhân cho trẻ sơ sinh bị ho
Ho là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh vì cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng còn kém nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp gây ho. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn ho cấp tính và mãn tính ở trẻ như:
1.1. Nguyên nhân phổ biến gây ra cơn ho cấp tính (ho kéo dài dưới 3 tuần) là:
- Cảm lạnh thông thường
- Cúm
- Viêm phổi
- Ho gà
1.2. Nguyên nhân gây ra cơn ho mãn tính (ho kéo dài trên 4 tuần) là:
- Dị ứng
- Hen suyễn
- Viêm phế quản
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Viêm mũi mạn tính
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng ho ở trẻ sơ sinh như: viêm tiểu phế quản, bệnh về bạch hầu, bị hóc dị vật,…
2. Khi trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao?
Với trẻ sơ sinh bị ho mẹ có thể áp dụng một số biện pháp xử trí dưới đây để làm giảm cơn ho của trẻ như:
2.1. Bổ sung nhiều chất lỏng
Trẻ sơ sinh ho có thể do trong cổ họng của trẻ chứa nhiều đờm sẽ kích thích phản xạ ho. Do đó, mẹ nên bổ sung thêm nhiều chất lỏng, đây là cách làm loãng chất nhầy giúp trẻ dễ dàng ho ra.
Một ngày mẹ nên bổ sung cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm 100ml/kg bao gồm cả việc bú mẹ, sữa công thức, nước lọc và nước hoa quả.
2.2. Hút mũi cho trẻ
Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi mẹ nên hút mũi cho trẻ bởi vì chất nhầy trong mũi của trẻ có thể chảy xuống họng. Điều này sẽ kích thích họng gây ra ho khan, khò khè ở đường hô hấp trên, nhất là khi trẻ ngủ dậy.
Cách hút mũi cho trẻ bằng ống bơm:
- Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng, nhỏ nước muối sinh lý đã pha loãng sẵn khoảng 1-3 giọt vào mũi của trẻ để làm loãng chất nhầy nên giữ trong 10 giây
- Bước 2: Đợi khoảng 2-3 phút chất nhầy đã loãng, mẹ có thể để đầu của trẻ thấp hơn để dung dịch đi sâu vào mũi. Nếu trẻ thở khò khè vẫn nên nhỏ thêm 1-2 giọt nữa.
- Bước 3: Ống bơm của trẻ cần đẩy hết khí ra ngoài trước khi hút mũi cho trẻ. Khi đặt ống bơm và mũi phải bịt kín sau đó nhẹ nhàng hút chất nhầy ra ngoài.
Chú ý: không nên đứa ống bơm quá sâu vào trong vì dễ gây tổn thương cho mũi trẻ, nếu trẻ cọ quậy mạnh nên dùng hút ngay để tránh làm tổn thương mũi trẻ.
Mẹ có thể hút cho trẻ 2-3 lần để làm sạch chất nhầy.
Xem thêm: Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn
2.3. Giữ ấm cho trẻ
Giữ ấm cho trẻ là cách tốt nhất để tránh trẻ bị nhiễm lạnh gây ra các cơn ho. Đặc biệt nên giữ ấm cho trẻ các vùng dễ bị nhiễm lạnh như: lòng bàn tay, bàn chân, thóp và ngực. Nên đảm bảo trong phỏng của trẻ đủ ấm, thoáng và tránh gió lùa vào.
Với trẻ đủ tháng, nhiệt độ trong phòng là 22-24 độ C, trẻ sinh non nhiệt độ phòng 24-26 độ C. Khi trẻ đi vệ sinh nên thay tã lót ngay tránh bị ướt và nhiễm lạnh.
2.4. Tăng sức đề kháng bằng lợi khuẩn
Mẹ bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, nâng cao sức đề kháng cho trẻ sơ sinh để chống lại các tác nhân gây bệnh đặc biệt là: liên cầu khuẩn, phế cầu,…gây ra các cơn ho cho trẻ.
Xem thêm: 9 Thói quen tăng sức đề kháng cho trẻ tại nhà
2.5. Nâng cao đầu khi trẻ nằm
Với tư thế ngủ ngang, đầu và thân trên cùng một mặt phẳng dễ gây dịch đờm vào khí quản gây tắc nghẽn đường thở dẫn tới trẻ khó thở. Chính vì vậy, mẹ hãy kê cao đầu hơn thân một chút để trẻ dễ thở hơn và các cơn ho cũng sẽ giảm.
2.6. Làm ẩm không khí
Khi trẻ bị ho, cổ họng và mũi của trẻ thường bị khô. Nên mẹ cần làm ẩm phòng ngủ của trẻ bằng máy tạo ẩm và nên nhỏ thêm vài giọt tinh dầu tràm vào cho trẻ để trẻ dễ thở hơn giảm cơn ho nhất là khi trẻ ngủ.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các độ tuổi khác nhau thì bác sĩ khuyên không nên dùng thuốc trị ho cho trẻ. Mẹ nên áp dụng các biện pháp xử trí nhanh tại nhà và các mẹo chữa ho cho trẻ. Vì đây là biện pháp an toàn- hiệu quả tránh được tác dụng phụ của thuốc cũng như tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
3. Bật mí 8 mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh tại nhà
Trong dân gian có các mẹo trị ho cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả và không cần dùng tới thuốc như:
3.1. Rau diếp cá
Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có tính mát, vị cay, hơi chua và được quy vào kinh can (gan) và phế (phổi). Rau diếp cá có công dụng chống viêm, sát khuẩn, giải độc,…Do đó có tác dụng chữa ho hiệu quả, cải thiện được tình trạng khó chịu, đau rát họng, nhanh chóng tan đờm hiệu quả, nhất là trẻ sơ sinh bị ho khan.
Một số bài thuốc từ rau diếp cá cho trẻ sơ sinh như:
3.3.1. Rau diếp cá với nước vo gạo
Chuẩn bị: 1 bó rau diếp cá và 1 chén nước vo gạo
Cách làm:
- Xay rau diếp cá, lọc lấy nước
- Trộn nước diếp cá với nước vo gạo rồi đem đun nhỏ lửa trong 10 phút
- Tắt bếp là lấy nước cốt ra, nên cho trẻ uống khi còn ấm
3.3.2. Rau diếp cá với muối
Chuẩn bị: 1 bó rau diếp cá và vài hạt muối
Cách làm:
- Xay rau diếp cá lẫn với muối, sau đó lọc lấy nước
- Có thể thêm một chút đường rồi bón cho trẻ uống
Mẹ có thể trẻ uống 3 lần/ngày (sáng-trưa-tối) và cho trẻ uống đến khi hết ho thì dừng
3.2. Lá hẹ với đường phèn
Lá hẹ có chứa nhiều vitamin C, A, K và nhiều khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh, giúp giảm tổn thương và giảm sưng ở niêm mạc cổ họng, giảm ngứa rát cổ họng khi bị ho.
Các chất có trong lá hẹ như: allicin, sunfit, odorin,… có tác dụng tương tự như kháng sinh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và giúp giảm ho một cách nhanh chóng.
Cách làm:
- Bước 1: Lấy 3-4 lá hẹ, mang đi rửa sạch. để ráo nước rồi cắt thành từng khúc nhỏ
- Bước 2: Cho lá hẹ vào bát và ½ thìa cà phê đường phèn, rồi cho vào nồi có nước có nắp đậy và đun cách thủy.
- Bước 3: Đun từ 5-10 phút rồi tắt bếp, sau đó giã nhuyễn, lọc lấy nước rồi cho trẻ uống lúc ấm.
Mẹ có thể cho trẻ uống 2 lần/ngày cho đến khi khỏi hẳn
3.3. Lá húng chanh
Lá húng chanh chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là carvacrol. Đây là chất kháng viêm có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp. Do đó, sẽ làm giảm được tình trạng trẻ sơ sinh bị ho khò khè, có đờm,…
Cách sử dụng lá húng chanh cho trẻ uống như:
3.3.1. Hấp lá húng chanh với đường phèn
Chuẩn bị: 10-15 lá húng chanh đã rửa sạch, đường phèn
Cách làm:
- Mang lá húng chanh đi xay nhuyễn, lọc lấy nước và quấy với đường phèn
- Hấp hỗn hợp này trong vòng 15 phút, tắt bếp
- Để hỗn hợp này ấm, rồi cho trẻ uống
3.3.2. Hấp là húng chanh với quất, đường phèn
Chuẩn bị: 10-15 lá húng chanh đã rửa sạch, 4 quả quất, đường phèn
Cách làm:
- Lá húng chanh mang xay nhuyễn và lọc lấy nước, quất vắt lấy nước cho vào tô cùng với chanh, đường rồi khuấy đều
- Hấp hỗn hợp trên 15 phút rồi tắt bếp, cho trẻ uống lúc ấm
Mẹ nên cho trẻ uống hỗn hợp này 2 lần/ ngày cho đến khi trẻ hết ho
3.4. Tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm có chứa 2 thành phần Cineol và alpha-Terpineol có tác dụng kháng khuẩn, thường được dùng để điều trị các bệnh do virus cúm gây ra. Thành phần Cineol có tác dụng kích thích tế bào niêm mạc mũi, sản sinh ra dịch nhầy, từ đó cuốn các bụi bẩn, cặn bã,..và đào thải chúng ra ngoài cơ thể.
Do vậy, dùng tinh dầu tràm trà có tác dụng làm ấm cơ thể cũng như đường hô hấp, làm sạch mũi, phế quản, loại bỏ các tác nhân gây hại và giúp đường thở thông thoáng hơn.
Một vài cách dùng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi, khò khè như:
- Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà vào nước tắm của trẻ.
- Sử dụng đèn xông tinh dầu cho trẻ
- Nhỏ vài giọt tinh dầu vào khăn của trẻ và quàng vào cổ cho trẻ
3.5. Tỏi
Trong tỏi có chứa hợp chất Sulfur có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh cho trẻ sơ sinh bị ho.
Cách làm tỏi chưng đường phèn cho trẻ sơ sinh như sau:
- Rửa sạch tỏi không bỏ vỏ, đập gập tép tỏi rồi cho vào tô, cho thêm một chút nước ngập tỏi với ½ thìa đường phèn.
- Cho hỗn hợp trên đem hấp hoặc đun cách thủy đến khi tỏi mềm với đường tan hết.
- Lọc lấy nước cho trẻ uống, nên cho trẻ uống lúc ấm
Cho trẻ uống 2-3 lần/ngày.
3.6. Hoa đu đủ đực
Hoa đu đủ đực có chứa một số hoạt chất như: beta-carotene, phenol, acid gallic, cùng với một số chất chống oxy hóa khác,…Chúng có công dụng làm tan đờm, làm giảm tần số ho và hỗ trợ phục hồi chức năng của hệ hô hấp.
Một số bài thuốc từ hoa đu đủ đực như:
3.6.1. Hấp hoa đu đủ với đường phèn
Chuẩn bị: hoa đu đủ, đường phèn
Cách làm:
- Rửa sạch hoa đu đủ, giã nát rồi trộn với đường phèn
- Hấp hỗn hợp trên cho tới khi hoa chín, đường tan hết rồi tắt bếp
- Chắt lấy nước cốt, cho trẻ uống lúc ấm
- Ngày dung 2 lần
3.6.2. Hoa đu đủ với lá hẹ, chanh
Chuẩn bị: 15g hoa đu đủ đực, 15g lá hẹ xanh, 20g hạt chanh tươi.
Cách làm:
- Giã nát hoa đu đủ trộn với đường phèn và cho thêm hạt chanh vào
- Hấp hỗn hợp trên khoảng 15-20 phút rồi tắt bếp
- Lọc lấy nước và cho trẻ uống lúc ấm
- Ngày có thể uống 3-4 lần.
3.7. Cam nướng
Trong quả cam chứa rất nhiều vitamin C và có tính chất chống viêm, kháng khuẩn rất tốt cho trẻ sơ sinh. Do đó, nó làm dịu cơn ho, giảm tình trạng ngứa rát cổ họng và chóng khỏi. Và trong cam nướng có vị ngọt, mùi thơm nên trẻ rất thích uống.
Cách làm cho trẻ như sau:
- Chuẩn bị cam tươi, rửa sạch và ngâm vào nước muối
- Lấy cam lên để ráo nước và cho vào lò nướng đến khi chín phần vỏ ngoài rồi lấy ra
- Vắt lấy nước cho trẻ uống
Một ngày, mẹ có thể cho trẻ uống từ 2-3 lần.
3.8. Lá xương sông
Lá xương sông có chứa nhiều tinh dầu với các thành phần như: Methylthymol, P-cymene, Limonene,…Chúng có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm đặc, giúp thông vùng họng, xoa dịu các cơn đau rát và cải thiện ho ở trẻ sơ sinh.
Các bài thuốc từ lá xương sông:
3.8.1. Lá xương sông và đường phèn
Chuẩn bị: 3 lá xương sông, đường phèn
Cách làm:
- Lá xương sông rửa sạch để ráo nước rồi thái nhỏ
- Cho lá vào tô cùng với ½ thìa đường phèn hấp khoảng 20-30 phút thì tắt bếp
- Lọc lấy nước cho trẻ uống và nên cho trẻ uống lúc ấm
3.8.2. Lá xương sông với là hẹ
- Lá xương sông với lá hẹ mang rửa sạch để ráo nước rồi thái nhỏ
- Cho lá vào tô cùng với đường phèn và một chút nước vừa ngập tới lá
- Hấp khoảng 30 phút thì tắt bếp
- Lọc lấy nước cho trẻ uống
Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 3ml
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.