Trẻ quấy khóc quá nhiều, thường xuyên nôn trớ làm bố mẹ lo lắng, mệt mỏi. Đây có là những triệu chứng nguy hiểm không? Bố mẹ cần làm gì khi bé rơi vào tình trạng này? Tất cả những câu hỏi của mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tại sao trẻ thường quấy khóc kèm nôn trớ?
Trẻ sơ sinh quấy khóc hay nôn trớ là những biểu hiện sinh lý bình thường. Khóc là cách bé giao tiếp, gây chú ý, bé khóc để được đáp ứng nhu cầu. Trẻ sơ sinh chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện, nhu động ruột mạnh vì thế trẻ có tình trạng nôn trớ. Tuy nhiên nếu bé khóc không rõ nguyên nhân, khóc không thể dỗ lại kèm theo tình trạng nôn trớ đặc biệt là sau khi uống sữa,… Điều này có thể là biểu hiện của một số bệnh lý ở trẻ như:
- Trào ngược dạ dày
- Tắc ruột, hẹp môn vị
- Rối loạn tiêu hóa
- Dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn: dị ứng đạm bò, không dung nạp lactose,..
- Đau nửa đầu thời thơ ấu
- Chấn thương não sau khi nô đùa vấp ngã
- Trẻ gặp các bệnh lý về nhiễm trùng: nhiễm trùng máu, đường tiêu hóa, viêm rốn, nhiễm trùng da, hoặc viêm màng não
2. Trẻ sơ sinh quấy khóc và nôn trớ có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của tình trạng này ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu tình trạng nôn trớ của trẻ là do các vấn đề sinh lý gây ra thì không có gì đáng ngại. Triệu chứng có thể được cải thiện rất tốt khi bé được chăm sóc đúng cách tại nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hoặc bố mẹ không biết cách xử lý đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
2.1 Trẻ nôn trớ
Việc nôn trớ nếu không xử lý đúng cách có thể khiến trẻ bị sặc, hoặc tắc nghẽn đường hô hấp. Nôn nhiều sẽ khiến trẻ sợ hãi, mệt mỏi và hay quấy khóc. Nôn nhiều làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng nôn nhiều liên tục kéo dài còn có thể dẫn đến mất nước và điện giải nghiêm trọng điều này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Bố mẹ có thể nhận biết việc con bị mất nước với các triệu chứng:
- Không đi tiểu liên tục trong 6 giờ.
- Nước tiểu có màu vàng đậm và có mùi khai hơn bình thường.
- Trẻ mệt mỏi và có thể ngủ li bì.
- Miệng và môi khô.
- Khóc nhưng không chảy nước mắt.
Nếu bé xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì có nghĩa bé đang bị mất nước rất nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ:
- Mắt trũng sâu.
- Bàn tay và bàn chân lạnh.
- Mệt mỏi ngủ li bì và lay không tỉnh.
- Các thóp trên đầu trũng sâu.
2.2 Trẻ quấy khóc
Quấy khóc suốt đêm làm bé không ngủ đủ giấc, giấc ngủ không sâu. Trẻ thường xuyên giật mình, quấy khóc không chịu ngủ kéo dài liên tục ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ.
- Chậm phát triển trí tuệ và làm giảm khả năng nhận thức
- Hormon tăng trưởng HG bị giảm sút, trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao
- Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ bị ức chế
- Tăng áp lực máu não, huyết áp cao
- Áp lực lớn lên tim, dẫn tới tim đập nhanh
Nếu không kiểm soát và để tình trạng quấy khóc và nôn trớ diễn ra liên tục kéo dài thì trẻ sẽ bị chịu rất nhiều hệ lụy. Những tác động đó không những ảnh hưởng đến sức khoẻ và quá trình phát triển mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Đặc biệt, trường hợp tình trạng nôn trớ ở trẻ là do các bệnh lý gây ra thì bố mẹ lại càng phải cẩn trọng nhiều hơn. Các bệnh lý: trào ngược dạ dày, tắc ruột, hẹp môn vị , tối loạn tiêu hoá, dị ứng, chấn thương não,.. là những bệnh có diễn biến cấp tính. Nếu bố mẹ không sớm phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Xem thêm: Tổng quan hội chứng colic và cách giảm quấy khóc ở trẻ nhỏ
3. Mẹ nên làm gì khi trẻ quấy khóc và nôn trớ?
Để giảm thiểu tối đa những tác động, và cải thiện tình trạng quấy khóc và nôn trớ ở trẻ bố mẹ cần có cách chăm sóc hợp lý. Đặc biệt là để phòng tất cả các ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, ngăn chặn mọi nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ một cách kịp thời.
Khi bé quấy khóc mẹ nên tìm cách dỗ dành, ôm ấp vỗ về cho bé, ru bé ngủ và có thể thực hiện các biện pháp như:
- Sử dụng núm vú giả
- Lái xe hoặc đưa trẻ đi dạo trong xe đẩy
- Đi bộ xung quanh hoặc đung đưa em bé của bạn
- Quấn bé trong chăn
- Tắm nước ấm cho bé
- Xoa bụng trẻ sơ sinh hoặc đặt trẻ nằm sấp để xoa lưng
- Cho trẻ nghe âm thanh của nhịp tim hoặc âm thanh nhẹ nhàng
- Tạo tiếng ồn trắng bằng một số máy có khả năng tạo tiếng ồn trắng, như máy hút bụi chân không hoặc máy sấy quần áo.
- Giảm độ sáng của đèn và hạn chế các kích thích thị giác khác
Khi bé nôn trớ bố mẹ cần chú ý:
- Khẩn trường nghiêng đầu trẻ về một bên để tránh tình trạng trẻ bị sặc chất nôn. Tiếp theo, sử dụng khăn mềm để lau sạch vùng miệng, cổ họng và mũi của trẻ.
- Khum bàn tay lại và tiến hành vỗ nhẹ vào 2 bên lưng của trẻ.
- Dùng khăn ấm lau sạch vùng mặt và vùng cổ của bé. Sau đó, nhanh chóng thay quần áo sạch cho trẻ nếu bị dính chất nôn.
- Nếu trẻ đã bớt sợ, tinh thần đã được ổn định trở lại, hãy cho trẻ uống nước ấm hay sử dụng oresol ấm.
- Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống các loại thuốc chống nôn.
- Trong vòng 24 giờ kể từ sau khi trẻ bị nôn trớ, bạn không nên cho trẻ ăn thức ăn đặc. Thay vào đó hãy chọn sữa hay thức ăn dạng mềm lỏng để trẻ tiêu hóa tốt hơn.
4. Khi nào trẻ nên được đi khám tại các cơ sở y tế?
Bố mẹ cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế hoặc sự tư vấn từ các bác sĩ khi bé có các biểu hiện sau:
4.1 Quấy khóc
- Khóc dữ dội tới mức giống như la hét hoặc có biểu hiện đau đớn
- Khóc không rõ lý do, không giống như khóc để thể hiện cơn đói hoặc nhu cầu thay tã.
- Sự biến đổi màu trên gương mặt, chẳng hạn như vùng mặt đỏ bừng hoặc vùng da quanh miệng nhợt nhạt hơn
- Sự căng cứng của cơ thể, chẳng hạn như chân bị kéo lên hoặc cứng lại, cánh tay bị cứng, bàn tay nắm chặt, lưng cong hoặc bụng căng
4.2 Nôn trớ
- Trẻ bị nôn ói liên tục không kiểm soát
- Nôn ra dịch vàng hay có dính máu
- Trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 38°C
- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày
- Trẻ mệt mỏi, đờ đẫn, không tập trung
- Các triệu chứng đau bụng, đau đầu, chóng mặt, chán ăn đi kèm
- Các triệu chứng dị ứng như phát ban, chàm; trẻ nôn và đau bụng có các biểu hiện khó thở.
Ngoài ra nếu tình trạng kéo dài cũng cần đến gặp bác sĩ để được khám, phát hiện và điều trị kịp thời cho bé hoặc nhận được sự tư vấn chăm sóc trẻ phù hợp.
5. Các địa chỉ khám Nhi khoa uy tín?
Trẻ sơ sinh quấy khóc và nôn trớ không phải là tình trạng quá nguy hiểm nhưng cần được chăm sóc đúng cách, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý theo dõi và phát hiện những biểu hiện bệnh lý của trẻ. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482 để được hỗ trợ bởi các chuyên gia Nhi khoa của chúng tôi.
Tham khảo nguồn: