Tiêm phòng là một cách đơn giản, an toàn và hiệu quả bảo vệ em bé chống lại các bệnh nghiêm trọng như bại liệt, sởi, ho gà,… Đối với trẻ nhỏ tiêm phòng là điều thực sự cần thiết để đảm bảo trẻ được lớn lên phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng cho bé thì nhiều bậc cha mẹ lo lắng về tình trạng quấy khóc của trẻ. Vậy nguyên nhân trẻ quấy khóc và biện pháp là gì?
Mục lục
1. Nguyên nhân trẻ quấy khóc sau tiêm phòng
Trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu được mẹ bảo vệ khỏi bệnh tật, những điều này chỉ kéo dài đến khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tiêm phòng sớm để giúp trẻ hạn chế các bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Các vacxin dành cho trẻ em bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại bệnh nghiêm trọng hoặc có khả năng gây tử vong như: Thủy đậu, Bạch hầu, Sởi, Quai bị, Haemophilus influenzae type B (HIB), Bại liệt, Ho gà, Viêm gan A, Hepatitis B, Uốn ván, Bệnh đậu mùa, Rotavirus…
Vaccine có chứa các tác nhân bất hoạt (bị giết) hoặc chúng đã bị suy yếu, chúng không gây bệnh hoặc khiến trẻ có các nguy cơ bị các biến chứng của bệnh. Vaccine huấn luyện hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể trẻ chống lại bệnh tật. Tiêm phòng là một hoạt động y tế góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, đối với bất kỳ cha mẹ nào cũng sẽ cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy con mình quấy khóc, sợ hãi khi mang trẻ đi tiêm. Bản thân việc tiêm, cũng như những hậu quả sau đó, có thể gây đến những điều đáng lo ngại cho trẻ sơ sinh và các bậc cha mẹ.
- Môi trường phòng khám hoặc cảm giác đau cũng là những nguyên nhân khiến con khóc. Đối với những trẻ đi tiêm lần đầu, môi trường của một phòng khám và gặp bác sĩ (người lạ) có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và cáu kỉnh.
- Vết chích có thể gây đau cho em bé, vết chích có thể gây khó chịu trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày cho trẻ.
- Trẻ sốt, gặp phản ứng phụ sau tiêm phòng gây khó chịu.
2. Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần đưa bé đi kiểm tra lại sau tiêm phòng
Tiêm phòng an toàn cho trẻ sơ sinh nhưng đôi khi chúng có thể gây ra các phản ứng phụ. Những tác dụng phụ này nói chung là nhẹ, chẳng hạn như đau nhức tại chỗ tiêm, cảm thấy ốm hoặc sốt nhẹ. Nếu những phản ứng này xảy ra, mẹ có thể giảm bớt sự khó chịu cho bé bằng cách chườm ấm lên vùng bị đau hoặc xin ý kiến bác sĩ khi dùng các thuốc giảm đau an toàn để giảm bớt tình trạng khó chịu và sốt. Đây là các tác dụng không mong muốn và thường biến mất sau vài ngày.
Tuy nhiên, mẹ cần đến ngay bác sĩ nếu con có dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng với vacxin mà bé được tiêm. Các phản ứng nghiêm trọng với vaccine thì không phổ biến và thường xảy ra nhanh chóng sau khi tiêm vaccine, trong vài phút hoặc vài giờ.
- Trẻ sốt từ 39 độ C trở lên
- Co giật
- Khóc nhiềutrên 3 giờ
- Những thay đổi đáng lo ngại về ý thức như không phản ứng
- Ngủ quá dài
- Các phản ứng dị ứng có thể nhìn thấy như kích ứng hoặc sưng tấy các vùng trên mặt hoặc cổ, phát ban, khó thở…
Trong đó còn một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp, một số vaccine có thể dẫn đến hôn mê, co giật kéo dài hoặc tổn thương não vĩnh viễn. Đây là các tác dụng phụ khó có thể xảy ra, nhưng trên thực tế đã có nhiều trường hợp tử vong sau khi tiêm chủng nên cha mẹ cần quan tâm theo dõi những thay đổi bất thường của con để xử lý kịp thời tránh những tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con.
3. Mẹ cần làm gì để bé bớt quấy khóc khi tiêm phòng
Việc tiêm chủng được chứng minh là có thể bảo vệ trẻ em chống lại bệnh tật và cũng có nhiều cách làm dịu trẻ sau khi tiêm chủng. Dưới đây là một số cách làm giảm tình trạng quấy khóc ở trẻ em sau khi tiêm:
-
Ở nơi tiêm phòng
1. Ôm sát trẻ vào lòng khi tiêm
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa , cha mẹ nên ở bên cạnh để có thể đánh lạc hướng và trấn tĩnh bé trong khi tiêm. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi việc quấn chặt trong khăn hoặc sau khi tiêm sau có thể giúp trẻ bình tĩnh hơn. Với trẻ lớn hơn một chút mẹ có thể giữ bé trong lòng, đối mặt với mẹ và để lộ bắp tay hoặc đùi ra ngoài để bác sĩ có thể tiêm thuốc.
2. Cho bé bú để giảm đau khi tiêm vaccine
Cho bú có thể giảm đau do tiêm chủng. Một nghiên cứu cho thấy trẻ được bú trong thời gian tiêm sẽ ít quấy khóc hơn. Khi tiêm mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả, bình sữa hoặc thậm chí cho trẻ bú sữa mẹ, giúp bé gợi cảm giác quen thuộc và làm dịu cơn đau. Em bé sẽ được an ủi bởi những thứ quen thuộc với chúng. Khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ ăn sau khi tiêm vì trẻ có thể dễ bị nôn trớ trong khi tiêm nếu bé vừa ăn xong.
3. Đánh lạc hướng của bé để giảm đau
Đánh lạc hướng em bé của bạn là một trong những bước quan trọng nhất mẹ có thể làm để giảm đau do tiêm chủng. Mang theo một món đồ chơi mà sẽ thu hút sự chú ý của trẻ như bong bóng, đồ chơi yêu thích hoặc bộ phim yêu thích trên máy tính bảng.
4.Vị ngọt từ đường giúp trẻ giảm cảm giác đau
Một nghiên cứu đã phát hiện ra, đường có thể giúp trẻ sơ sinh dùng thuốc dễ dàng hơn và có thể làm giảm mức độ đau của trẻ do tiêm ngừa. Vị ngọt này đặc biệt hữu ích cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Do đó, trước khi tiêm vaccine, mẹ có thể cho trẻ uống một chút nước đường hoặc nhúng núm vú giả vào đường rồi cho bé ngậm.
6. Lựa chọn vaccine kết hợp
Có thể kết hợp tiêm vaccine cho một số bệnh trong một mũi duy nhất để giảm số lần tiêm cho bé, giúp giảm đau khi tiêm chủng. Hiện nay việc Việt Nam có vacxin 5 trong 1 hoặc phổ biến dùng nhiều hơn là vaccine 6 trong 1 chúng bao gồm:
- Bệnh bạch hầu
- Bệnh ho gà
- Bệnh uốn ván
- Bệnh bại liệt
- Bệnh viêm gan B
- Bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib.
Vì đây là 6 bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong ở trẻ nên đã được kết hợp lại thành 1 mũi tiêm để bé không cần tiêm nhiều lần.
-
Khi về nhà
1. Nghỉ ngơi sau khi tiêm
Sau khi tiêm cơ thể trẻ thường khó chịu, buồn ngủ…Trong tình huống đó mẹ nên cho bé nghỉ ngơi yên tĩnh tại nhà để giảm bớt cơn đau của con sau khi tiêm chủng. Nên cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và nên bên cạnh vỗ về con.
2. Xoa dịu da cho trẻ sau khi tiêm
Sau khi tiêm phòng, hãy xoa nhẹ vùng da của bé gần chỗ tiêm. Sự kích thích gây mất tập trung từ việc xoa bóp nhẹ có thể khiến bé không cảm thấy đau dữ dội. Một nghiên cứu cho thấy những người xoa bóp ở khu vực sau khi tiêm tiêm chỉ 10 giây sẽ ít đau hơn. Một nghiên cứu khác cho thấy áp lực lên da trước cũng có thể làm giảm cơn đau.
3. Cho trẻ ăn hoặc bú
Khi bé vừa đi tiêm về mẹ có thể cho bé ăn hoặc bú ngay sau đó đây là cách khiến trẻ phân tâm và giảm quấy khóc khi đau. Bên cạnh đó khi trẻ bú no thì sẽ làm trẻ nhanh chìm vào giấc ngủ hơn và dễ dàng quên đi cảm giác đau. Cách này rất hiệu quả đối với hầu hết các bé mà mẹ có thể áp dụng.
4. Đưa trẻ ra ngoài di chuyển nhẹ nhàng
Mẹ có thể đưa bé đi dạo ở công viên, ngoài vườn,…những nơi có không khí trong lành. Việc này cũng giúp trẻ phân tâm bởi những vật xung quanh từ đó giúp bé quên đi cảm giác đau mà việc tiêm phòng mang lại.
5.Chườm lạnh
Đây cũng là một cách mẹ có thể dùng cho bé sau khi về nhà. Nhiệt lạnh có tác dụng chống viêm, giảm bớt nhiệt độ ở vị trí tiêm từ đó đẩy lùi các cơn đau nhức. Mẹ có thể dùng các dụng cụ đơn giản tại nhà để chường lạnh cho bé: Chuẩn bị khăn ẩm sạch bọc túi nilon bên ngoài để tránh vi khuẩn từ tủ lạnh đi vào khăn. Để khăn trong ngăn lạnh khoảng 15 phút sau đó lấy khăn ra để lên vết tiêm di chuyển nhẹ nhàng. Lưu ý mẹ không chường quá 20 phút vì da trẻ rất nhạy cảm khi chường quá lâu làm da trẻ lạnh quá mức khi đó sẽ làm phản tác dụng của việc chường lạnh.
6. Chú ý tư thế bế bé
Việc bế bé không cẩn thận sẽ chạm vào vết tiêm của trẻ có thể làm cho trẻ đau và khiến trẻ khóc. Vì vậy, sau khi tiêm phòng về bố mẹ nên tránh các tư thế va chạm mạnh vào vết tiêm của con và tốt nhất thì nên ít người bế bé hoặc để trẻ nằm cố định ở một vị trí. Từ đó hạn chế việc va chạm vào vết tiêm của trẻ.
Bố mẹ cũng nên chú ý theo dõi trẻ liên tục và chăm sóc trẻ ít nhất 24 – 48 giờ sau tiêm phòng gồm các dấu hiệu như:
- Toàn trạng, thân nhiệt, tinh thần
- Các thay thay đổi về ăn, ngủ
- Theo dõi nhịp thở của trẻ
- Có các biểu hiện như sốt, phát ban, sưng, đỏ ở chỗ viêm…
Nếu có thay đổi bất thường gì cần liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Ngoài những cách trên còn một số mẹo khác như dùng thuốc tê tại chỗ, chơi với trẻ… giúp trẻ giảm mức độ đau của trẻ sau khi tiêm phòng. Việc lựa chọn sử dụng thiết bị không có kim tiêm cũng là lựa chọn giúp giảm khi tiêm chủng cho trẻ như thiết bị sử dụng khí nén đưa thuốc vào da. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem có phù hợp với bé nhà mình không trước khi sử dụng.
Tiêm chủng là việc quan trọng và cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ. Sự quan tâm và chăm sóc của bố mẹ đóng vai trò to lớn khi bé tiêm phòng. Trên đây là các cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng để trẻ giảm bớt cảm giác đau khi đi tiêm phòng. Mong bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết và bổ ích cho bố mẹ để giảm tình trạng quấy khóc của trẻ sau khi tiêm phòng.
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.