Chậm tăng cân, con biếng ăn, trẻ nôn trớ nhiều là tình trạng trạng nhiều trẻ nhỏ đang mắc phải. Cha mẹ không ngừng phiền muộn tìm cách giải quyết cho con. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn biện pháp cải thiện tình trạng trẻ nôn trớ nhiều, con biếng ăn được nhiều bà mẹ chia sẻ.
Mục lục
I. Vì sao trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày?
1. Sai lầm về cách bú mẹ hoặc chăm sóc trẻ bị nôn trớ nhiều
Trẻ sơ sinh thường hay xảy ra hiện tượng nôn trớ nhiều lần trong ngày.do mẹ cho trẻ bú quá nhiều, quá no hoặc do bị ép bú. Bên cạnh đó, việc cho trẻ bú không đúng tư thế hoặc bú bình chưa đúng.cách có thể sẽ làm cho trẻ bị nuốt nhiều không khí vào bụng gây đầy.hơi trong dạ dày. Thể tích chứa đựng thức ăn trong dạ dày giảm, trẻ bú nhiều hơn khả năng khiến tình trạng nôn trớ xảy ra.
2. Do sinh lý của trẻ
Dạ dày của bé nằm ngang, hệ tiêu hóa.của bé còn chưa hoàn thiện, co thắt tâm vị yếu dễ gây nôn trớ. Nếu hiện tượng nôn trớ bắt nguồn từ nguyên nhân này thì sau 7 – 8 tháng sẽ tự biến mất.
Ngoài ra, nôn trớ cũng có thể bắt nguồn từ lúc bé ăn dặm, trẻ chưa quen với thức ăn rắn. Mùi vị các loại.đồ ăn không thích hợp khi ăn sẽ dẫn đến phản xạ nôn trớ.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều có nguy hiểm không?
3. Do các hiện tượng bệnh lý khiến trẻ bị nôn trớ nhiều
Ngoài những nguyên nhân trên, một số trường hợp trẻ sơ sinh.bị nôn trớ có thể là do nhiều khả năng trẻ đang mắc một bệnh lý nào đó. Cha mẹ lúc này cần theo dõi sát sao tình trạng của bé để.có thể kịp thời đưa bé đi khám và điều trị sớm nhất. Cụ thể, trẻ bị nôn trớ có thể do mắc một số bệnh lý sau đây:
- Tắc ruột, xoắn ruột
- Tiêu chảy, viêm đường ruột
- Bệnh lý về đường hô hấp
- Dị tật đường tiêu hóa
- Rối loạn vận động dạ dày, thực quản hoặc co thể trẻ không thể dung nạp một số chất.
4. Ngộ độc thức ăn
Nếu cha mẹ thấy con có biểu hiện nôn trớ liên tục, dồn dập, liên tiếp trong.ngày, hãy nghĩ ngay đến tình huống ngộ độc thức ăn.
Buồn nôn, nôn là biểu hiện đặc trưng khi bị ngộ độc cấp kèm.theo đó là một số biểu hiện như: phát ban, sốt, tiêu chảy, nặng có thể gây co giật. Lúc này, ba mẹ cần phải theo dõi sát sao và đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
II. Các lưu ý mẹ cần tránh khi trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày
1. Tránh cho trẻ bú hoặc ăn quá no
Trẻ mới sinh ra dạ dày chỉ chứa được 7-13ml; giai đoạn 3-6 ngày chứa.được 30-60ml, giai đoạn 6 tháng chứa được 60-90ml và từ 6-12 tháng chứa được 200-250ml. Nếu ba mẹ cho bé ăn vượt mức chứa cho phép.của dạ dày sẽ làm cho các bé bị nôn trớ nhiều lần.
Tốt nhất mẹ nên theo dõi tình trạng của bé, không phải cứ bé bị nôn.là phải lập tức bổ sung chất dinh dưỡng để bù đắp ngay. Hãy cho bé 1 khoảng thời gian để nghỉ ngơi. Sau đó mới cho bú hoặc ăn dần dần từng.ít một để xem cơ thể của bé lúc này có thể đáp ứng đến đâu.
2. Sử dụng không đúng cách thuốc chống nôn trớ cho trẻ
Khi tình trạng nôn trớ của trẻ xảy ra nhiều lần và trầm trọng thì.việc xem xét sử dụng thuốc chống nôn cho trẻ là một hành động cần thiết. Tuy nhiên nếu không hiểu rõ về các loại thuốc cũng như sử dụng.tùy tiện, lạm dụng cho trẻ thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn.
Các loại thuốc chống nôn cho trẻ sơ sinh cần được chỉ định sử dụng từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng cho trẻ. Trong một số trường hợp, trẻ gặp phản ứng thuốc, tác dụng phụ như: đau đầu, táo.bón, tiêu chảy, buồn nôn, phát ban, sưng ở chân hoặc mắt cá, nước tiểu ít,…
Ngoài ra, việc cho trẻ nhỏ uống thuốc thường khó khăn hơn lứa tuổi khác. Nếu cho uống không đúng cách sẽ khiến trẻ bị sặc và.không phát huy được tác dụng của thuốc.
3. Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
Khói thuốc lá đặc biệt rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ vì không chỉ ảnh.hưởng đến sự phát triển mà còn làm tăng hàm lượng tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn. Chính vì thế, những trẻ thường ở trong môi trường có nhiều khói thuốc lá thường sẽ dễ bị nôn trớ hơn rất nhiều.
III. Bí quyết mách mẹ giảm nôn trớ nhiều ở trẻ
1. Chăm sóc cho trẻ khi vừa bị nôn trớ
Ngay khi thấy trẻ nôn trớ hãy chủ động bế đứng bé.lên, nếu trẻ đã cứng cáp thì đỡ dậy cho ngồi thẳng lưng. Chú ý nâng, đỡ nhẹ nhàng tránh bế xốc mạnh làm tăng nguy cơ trào dịch ngược lại vào phổi. Sau đó nhanh chóng dùng khăn làm sạch các chất nôn.theo thứ tự miệng trước, rồi tới họng và cuối cùng là mũi.
Tiếp tục vuốt lưng và vỗ nhẹ trấn an để làm giảm sự sợ hãi, tránh để trẻ hoảng loạn, la khóc sẽ trớ nhiều hơn. Sau khi bé hết nôn hãy cho con uống.nước ấm hoặc dung dịch oresol để bổ sung ngay lượng nước vừa mất đi. Nên cho bé uống từ từ từng ngụm.nhỏ vì nếu uống nhiều rất dễ bị nôn thốc, nôn tháo trở lại. Còn đối với trẻ nhỏ vẫn đang bú mẹ hoàn toàn nên để trẻ nằm nghiêng nghỉ.ngơi, không nên cho con bú lại ngay tại thời điểm đó.
Đặc biệt lưu ý các bậc phụ huynh không tự ý cho bé dùng bất.cứ loại thuốc chống nôn trớ nào khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị nôn trớ nhiều
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa hợp lý là một trong những nguyên nhân dẫn.đến tình trạng nôn trớ nhiều lần của bé. Bé kém ăn, chán ăn, từ đó dẫn đến còi cọc thiếu chất dinh dưỡng, cha mẹ không khỏi lo lắng.
Nếu bé bị nôn trớ do dinh dưỡng sai cách, mẹ cần tìm hiểu.xem nguyên nhân có phải là do thành phần có trong sữa hay loại thực phẩm có trong thành.phần bé ăn hàng ngày hoặc khẩu phần của mẹ không để nhanh chóng loại bỏ.
Ngoài ra, mỗi khi trẻ bị nôn trớ, việc giúp trẻ chịu ăn hoặc bú lại là rất khó khăn. Vì thế cha mẹ hãy luôn tạo một niềm hứng thú cho trẻ để giúp trẻ có thể ăn, bú trở lại.
3. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ nhiều, con biếng ăn, còi cọc
Thấu hiểu sự lo lắng, loay hoay không biết làm sao để giúp trẻ chịu ăn, uống trở lại. Nhiều chuyên gia về nhi khoa đã tư vấn cho các mẹ sử dụng 1 sản phẩm lợi khuẩn cho con.
Sử dụng lợi khuẩn không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa còn non.nớt của trẻ mà còn giúp tăng chuyển hóa các chất, tăng hấp thu chất dinh dưỡng. Từ đó giúp trẻ không còn biếng ăn, còi cọc, suy dinh dưỡng.
Tham khảo: 5 biện pháp giúp giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà mẹ cần biết
4. Biện pháp hỗ trợ giảm nôn trớ nhiều lần trong ngày cho trẻ
4.1 Cho trẻ nằm đúng tư thế
Sau khi cho trẻ bú hoặc ăn xong, không nên cho trẻ nằm ngay. Hoặc quấn tã, chăn, băng rốn cho trẻ quá chặt sẽ khiến thành bụng và dạ dày bị quá chèn ép. Dễ khiến nôn trớ diễn ra nhiều lần.
Sau khi trẻ bú xong mẹ hãy nhẹ nhàng bế đứng trong khoảng 15-20 phút và vỗ nhẹ vào phần lưng giúp bé ợ hơi, loại bỏ bớt lượng khí thừa trẻ nuốt vào dạ dày.
Ngoài ra, một tư thế ngủ đúng có thể sẽ giúp trẻ cải thiện được nguy cơ trào ngược dạ dày. Vì vậy, mẹ cần chú ý nâng cao đầu của trẻ lên 1 góc 30 độ để tạo ra một độ nghiêng an toàn giúp dạ dày ổn định trong lúc bé ngủ.
4.2 Bổ sung canxi cho trẻ
Tình trạng nôn trớ thường kéo theo các tình trạng vặn mình trong lúc ngủ, vì thế thường gây khó ngủ cho trẻ vào ban đêm. Đây có thể là biểu hiện cho thấy chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu lượng canxi cần thiết. Cha mẹ cần chú ý bổ sung canxi đầy đủ cho trẻ để giúp khắc phục được tình trạng nôn trớ hiệu quả.
4.3 Massage cho trẻ
Massage quanh rốn cho trẻ nhẹ nhàng giúp làm giảm co bóp dạ dày hạn chế tình trạng nôn trớ xảy ra. Mẹ nên lưu ý massage bụng sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, làm tăng tiết dịch, từ đó giúp trẻ bài tiết qua hệ tiêu hóa đều đặn mỗi ngày làm giảm chứng bụng và nôn trớ tốt hơn.
Tham khảo thêm về thông tin sản phẩm Imiale tại đây.
Tóm lại về tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh, con biếng ăn còi cọc
Khi mẹ áp dụng các biện pháp giúp giảm nôn trớ nhiều lần trong ngày ở trên. Tình trạng nôn trớ sẽ dần cải thiện, tránh được các hậu quả nặng nề khi nôn trớ quá nhiều.
Liên hệ tư vấn và đặt hàng qua hotline : 1900 9482 HOẶC 0967 629 482.