Hội chứng khóc Colic – Khóc dạ đề hay trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân là vấn đề khó khăn của nhiều bà mẹ khi vừa sinh con ra. Làm thế nào để phân biệt khóc dạ đề với các tiếng khóc sinh lý của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin khoa học bổ ích dưới đây để tìm ra biện pháp khắc phục khóc Colic cho trẻ.
Mục lục
- 1. Hội chứng Colic – Trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân là gì?
- 2. Biểu hiện trẻ mắc hội chứng Colic – trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân
- 3. Nguyên nhân của hội chứng Colic
- 4. Hậu quả của hội chứng Colic – trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân
- 5. Hội chứng Colic – trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân có tự khỏi không?
- 6. Cách giảm quấy khóc – trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân
- 7. Lưu ý khi trẻ mắc hội chứng Colic – trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân
1. Hội chứng Colic – Trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân là gì?
Hội chứng Colic (còn gọi là khóc dạ đề) là tình trạng trẻ nhỏ khỏe mạnh nhưng khóc dai dẳng, khóc không ngừng mà không xác định được nguyên nhân cụ thể. Hội chứng Colic thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ thường khóc bất thường về đêm. Theo ước tính, có tới 17 – 25 % trẻ sơ sinh mắc hội chứng Colic trong 6 tuần tuổi đầu tiên.
Tuy hội chứng Colic là hiện tượng phổ biến, nhưng bố mẹ không nên nhầm lẫn rằng con quấy khóc nhiều do con mắc hội chứng này. Để phân biệt hội chứng Colic với quấy khóc thông thường, chúng ta dựa trên các tiêu chí xác định trẻ mắc hội chứng Colic sau:
- Trẻ khóc nhiều hơn 3 tiếng/ngày, nhiều hơn 3 ngày/tuần và kéo dài trên 3 tuần liên tiếp
- Trẻ khỏe mạnh từ 2 tuần đến 4 tháng tuổi
- Không tìm được nguyên nhân trẻ khóc đêm: Sau khi mẹ đã loại trừ các nguyên nhân gây khóc như trẻ đói, trẻ cần thay tã, trẻ bị kích thích bởi tiếng ồn, ánh sáng,.. nhưng trẻ vẫn quấy khóc dữ dội
2. Biểu hiện trẻ mắc hội chứng Colic – trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân
Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, khóc là cách giao tiếp duy nhất của bé với mẹ. Khóc giúp bé biểu đạt ý muốn của mình là tiếng khóc sinh lý.
Khóc bệnh lý (hội chứng Colic) còn được biết đến trong dân gian là “Khóc dạ đề” có những đặc điểm khác biệt như:
2.1. Khóc nhiều hơn đứa trẻ bình thường
Khóc dai dẳng, kéo dài hơn 3 tiếng mỗi ngày. Kéo dài liên tục từ ngày này qua ngày khác, từ tuần này qua tuần khác. Thường diễn ra hơn 3 ngày trong tuần và hơn 3 tuần liên tiếp từ tuần thứ 2 đến tháng tuổi thứ 3.
2.2. Trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân
Đôi khi bé khóc do bị đói và cần được cho bú. Hay khóc vì cần thay tã, cần được mẹ bế. Nhưng đối với khóc Colic, mặc dù mẹ đã tìm đủ nguyên nhân, vẫn không biết nguyên nhân tại sao con khóc.
2.3. Khóc to hơn hơn bình thường
Tiếng khóc của bé vang hơn và to hơn, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của mẹ và cả gia đình.
2.4. Mặt đỏ ửng khi khóc
Khóc to hơn, mất nhiều năng lượng hơn nên mặt bé đỏ ửng, đôi lúc tỏ rõ sự cau có khi khóc.
2.5. Tay chân co người về phía bụng, tay nắm chặt
Thường khóc cuối ngày hay lúc nửa đêm: Ban ngày có thể bé ăn, ngủ rất ngoan nhưng đến cuối ngày thường quấy khóc, nhất là lúc nửa đêm.
>>> Xem thêm: Giải mã trẻ sơ sinh hay khóc đêm – Mẹ đã thực sự hiểu đúng?
3. Nguyên nhân của hội chứng Colic
3.1. Trẻ khó chịu trong đường tiêu hóa do tình trạng co thắt:
Theo các nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, rối loạn hệ vi sinh là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân, quấy khóc Colic do co thắt.
Khi hệ vi sinh đường ruột của bé mất cân bằng giữa tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn, hoạt động tiêu hóa trở nên rối loạn. Chính vì vi khuẩn có hại tăng lên nhanh chóng, lượng độc tố chúng tiết ra tăng cao gây độc các tế bào niêm mạc ruột. Nhẹ có thể gây ra các tình trạng kích thích phản xạ co thắt cơ trơn. Những cơn đau bụng do co thắt dường như rất khó phát hiện bằng các triệu chứng bên ngoài. Vì chưa biết giao tiếp,.trẻ em chỉ có thể biểu hiện bằng việc quấy khóc dai dẳng.
3.2. Trào ngược acid dạ dày:
Do một số yếu tố như cách mẹ cho con bú sai, hoặc cơ bụng của trẻ yếu, cơ thắt thực quản chưa hoàn thiện khiến hiện tượng trào ngược acid dạ dày xảy ra. Tạo cho trẻ cảm giác khó chịu
3.3. Bé bị kích thích thái quá với môi trường vào cuối ngày:
Có một số bé bị kích ứng với môi trường âm thanh xung quanh. Đến cuối ngày, lượng âm thanh một ngày bé tiếp xúc đủ lớn gây cho bé sự ức chế. Quấy khóc như một cách giải tỏa tâm lý của con.
3.4. Dị ứng với thành phần trong sữa mẹ hoặc sữa công thức:
Trong sữa mẹ hoặc sữa công thức đôi khi có một số thành phần con không dung nạp được. Nó làm rối loạn hệ tiêu hóa, gây chướng bụng và khó chịu.
3.5. Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá:
Khói thuốc là được cho là nguyên nhân gây kích ứng niêm mạc hô hấp của trẻ. Tạo sự khó chịu khiến trẻ quấy khóc.
4. Hậu quả của hội chứng Colic – trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân
Hội chứng Colic không phải là một tình trạng nguy hiểm và có thể tự khỏi khi trẻ 3 tháng tuổi. Nhưng hội chứng Colic có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ và tác động đến tinh thần, tâm lý của cha mẹ, gia đình.
Ảnh hưởng đến trẻ
Theo kết quả nghiên cứu, nếu bị mắc Hội chứng Colic khi còn nhỏ thì trẻ có nguy cơ cao gặp các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, đau nửa đầu, hen suyễn so với các trẻ khác.
Bên cạnh ảnh hưởng về sức khỏe, trẻ khóc dạ đề còn bị ảnh hưởng về mặt tinh thần, tích cách. Trẻ sơ sinh quấy khóc quá nhiều làm tăng cao nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi như hiếu động quá mức, thường xuyên giận dữ hoặc dễ xúc động khi trẻ khoảng 4-6 tuổi.
Ảnh hưởng đến cha mẹ
Tiếng khóc là cách thức giao tiếp đặc biệt giữa mẹ và bé. Thế nhưng, tiếng khóc bất thường, dữ dội ở trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân sẽ làm mẹ mệt mỏi, căng thẳng và stress. Mẹ có thể cảm thấy tội lỗi, hoang mang vì không dỗ được con. Theo thống kê, trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh ở mẹ.
5. Hội chứng Colic – trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân có tự khỏi không?
Hội chứng Colic thường gặp nhất ở trẻ dưới 6 tuần tuổi. Khi trẻ đạt 8 đến 9 tuần tuổi, tình trạng này giảm còn 11%. Ở tuần tuổi 10 đến 12, chỉ còn 0,6% trẻ mắc.
Hội chứng Colic có thể tự khỏi, tự biến mất từ từ hoặc kết thúc một cách nhanh chóng. Thế nhưng, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng cả mẹ và bé. Rút ngắn thời gian và giảm thiểu mức độ khóc của con là điều kiện tiên quyết để phòng ngừa những hậu quả của hội chứng này. Một số giải pháp đã được các nhà khoa học khuyến cáo sẽ giúp đối phó với hội chứng Colic ở trẻ nhỏ.
6. Cách giảm quấy khóc – trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân
6.1. Ôm ấp, vỗ về khi trẻ quấy khóc
Đây là cách cho bé cảm nhận và tiếp xúc nhiều với cơ thể mẹ: Đôi lúc chỉ cần được tiếp xúc với cơ thể mẹ, được mẹ ôm ấp vỗ về sẽ giảm hẳn bất cứ căng thẳng nào của bé.
6.2. Cho con bú nếu trẻ quấy khóc quá nhiều và bị đói
Khi bé khóc quá nhiều, cơ thể mất năng lượng dẫn đến đói. Mẹ có thể cho con bú thêm để giảm hiện tượng này.
6.3. Vuốt ve con, hát ru hoặc bật một bài nhạc nhẹ:
Đây là một cách giảm căng thẳng cho con. Giúp con tạm thời quên đi khó chịu trong người.
6.4. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ có con khóc Colic:
Cần tìm hiểu xem trong thức ăn của mẹ có chất nào lạ gây khó chịu cho trẻ. Bổ sung cho mẹ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để con tăng trưởng và phát triển thật khỏe mạnh.
Ngưng sử dụng thuốc lá hoặc tránh xa môi trường có khói thuốc lá gần trẻ.
6.5. Bổ sung lợi khuẩn Imiale cho trẻ quấy khóc Colic – khóc dạ đề
Bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là các sản phẩm chứa Bifidobacterium là phương pháp hiệu quả được các nhà khoa học chứng minh. Qua các nghiên cứu lâm sàng, trẻ quấy khóc Colic bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium.giảm đáng kể thời gian và tần suất quấy khóc.
IMIALE với thành phần là chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 giúp đường ruột hoạt động khỏe mạnh. BB-12 chiếm tới 90% lợi khuẩn đường ruột của trẻ khi sinh ra. Bổ sung Imiale tạo hàng rão lợi khuẩn, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn có hại.
Nhóm tác giả Saavedra JM và cộng sự vào năm 2004 đã tiến hành nghiên cứu với quần thể 118 trẻ sơ sinh. Kết quả chỉ ra rằng, bổ sung Imiale giảm 90% số lần khóc không rõ nguyên nhân, khóc do co thắt ở trẻ ( hay còn được biết đến là khóc dạ đề – hội chứng Colic). Trẻ khóc ít hơn giảm hẳn áp lực và căng thẳng tâm lý cho cả gia đình. Và rất nhiều nghiên cứu khác trong tổng số 180 nghiên cứu lâm sàng đối với Imiale đều cho thấy lợi khuẩn BB-12 giảm tình trạng quấy khóc ở trẻ.
>>> Xem bài viết: [CẬP NHẬT] Thêm bằng chứng khoa học Imiale (Bifidobacterium BB-12) hỗ trợ cải thiện hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh.
Imiale được sản xuất trên dây chuyền hiện đại chuẩn GMP. Là sản phẩm độc quyền được nhập khẩu nguyên lọ từ Chr Hansen – nhà sản xuất số 1 về lợi khuẩn nằm tại Đan Mạch.
Với nhiều chứng nhận về hiệu quả an toàn như GRAS của FDA – Mỹ, Chứng nhận GPS của EFSA – Châu Âu, chứng nhận ISO 22000: 2005, HALAL, KOSHER,… Imiale được tin dùng rộng rãi tại 40 quốc gia trên thế giới.
7. Lưu ý khi trẻ mắc hội chứng Colic – trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân
Bố mẹ cần giữ tâm lý bình tĩnh
Tâm lý lo lắng là điều khó tránh khỏi khi con nhỏ quấy khóc. Tuy nhiên, bố mẹ nên hiểu rằng trẻ khóc dữ dội, khóc quá nhiều là biểu hiện của trẻ khỏe mạnh. Khóc dữ dội ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh không được coi là bệnh lý. Do đó, bố mẹ cần giữ tâm lý bình tĩnh để tìm ra phương pháp thích hợp giúp con đối phó với cơn khóc dạ đề.
Lựa chọn lợi khuẩn đúng cách
Trên vô số sản phẩm lợi khuẩn trên thị trường, bố mẹ nên thông thái khi lựa chọn sản phẩm cho con. Sau đây là một số tiêu chí giúp bố mẹ lựa chọn được một sản phẩm bổ sung lợi khuẩn đúng cách:
- Sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
- Sản phẩm bổ sung chủng lợi khuẩn thiết yếu, quan trọng: Bifidobacterium BB – 12 là chủng chiếm 90% lợi khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ
- Sản phẩm được các tổ chức uy tín khuyên dùng
Khi nào đi gặp bác sĩ?
Bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu trẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu sau:
- Trẻ không tăng cân, sút cân
- Trẻ thường xuyên nôn trớ, tiêu chảy
- Trẻ bị rối loạn nhịp tim
- Che mẹ quá lo lắng hoặc có dấu hiệu trầm cảm
- Tiền sử gia đình bị: đau nửa đầu, dị ứng,…
Như vậy, hội chứng Colic – Khóc dạ đề là hiện tượng khóc bệnh lý của trẻ. Đặc trưng bởi khóc dai dẳng, kéo dài nhiều giờ và nhiều ngày. Đặc biệt thường xảy ra với trẻ trong 3 tháng đầu đời. Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng là nguyên nhân chính gây hội chứng Colic được các nhà khoa học phát hiện gần đây. Bổ sung lợi khuẩn Imiale là cách hiệu quả, an toàn nhất cho trẻ khóc dạ đề. Sản phẩm uy tín, chất lượng được nhập khẩu từ Đan Mạch. Imiale có đầy đủ bằng chứng khoa học và chứng nhận an toàn cho trẻ.
Tham khảo thông tin sản phẩm Imiale.
Liên hệ đặt hàng và nhận tư vấn với chuyên gia của Imiale tại hotline: 19009482 hoặc 0967629482