Trên các group, diễn đàn Mẹ và bé, một chủ đề được các mẹ quan tâm là “trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì?” Tuy nhiên, lại chưa có Hướng dẫn chính thức nào của Bộ Y tế về việc bổ sung chất cho trẻ quấy khóc đêm. Vậy, thực hư trẻ khóc đêm do thiếu chất ra sao? Cần bổ sung ra sao? Trong bài viết dưới đây, Imiale sẽ giải đáp cho mẹ.
Mục lục
1. Thực hư trẻ khóc đêm do thiếu chất
Trẻ khóc đêm đôi khi chỉ là cách giao tiếp với bố mẹ để ra hiệu trẻ đang đói, cần được thay tã hay đang cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, trẻ khóc đêm cũng có thể do trẻ đang gặp một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, bệnh lý đường hô hấp (ho, nghẹt mũi, viêm họng…)
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác khiến trẻ khóc đêm do thiếu chất gì, cũng như chưa có Hướng dẫn Nhi khoa nào đưa ra việc nên bổ sung chất gì khi trẻ hay khóc đêm. Vì vậy, cha mẹ cũng không nên tự ý tăng cường các dưỡng chất cho trẻ. Trẻ chỉ được khuyên bổ sung trong trường hợp các xét nghiệm chỉ ra bé bị thiếu chất. Một số chất dinh dưỡng cần thiết mà bé có thể bị thiếu như: Vitamin D3, sắt, vitamin A, kẽm,…
>>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân bé khóc đêm – Giải pháp nào cho mẹ?
2. Trẻ khóc đêm có phải do thiếu chất vitamin D3?
Đối với trẻ nhỏ, vitamin D3 rất quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ xương khớp, mà còn liên quan đến hệ miễn dịch, thần kinh của trẻ. Tuy nhiên, sữa mẹ không chứa vitamin D3 nên nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì khả năng thiếu hụt chất là khá lớn. Tuy nhiên, thiếu hụt vitamin D3 liên quan đến tình trạng bé bị còi xương, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, động kinh. Do vậy trẻ thiếu hụt vitamin D3 có thể giật mình thức giấc vào ban đêm, ra mồ hôi trộm, trẻ quấy khóc.
Cách bổ sung vitamin D3 cho trẻ quấy khóc đêm thiếu chất
Khuyến cáo bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh, bao gồm cả trẻ sơ sinh không quấy khóc đêm để đảm bảo nhu cầu vitamin D3 của trẻ. Theo chuyên gia Nhi khoa, để đáp ứng nhu cầu cho trẻ, mẹ cần bổ sung vitamin D3 theo chế độ:
- Mẹ bầu: 1000-1200 IU/ngày để đảm bảo đủ chất cho cả mẹ và thai nhi.
- Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: 400 IU /ngày
- Trẻ trên 1 tuổi: cần 600-800 IU/ngày
Mẹ có thể bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh bằng cách:
- Cho trẻ phơi nắng
- Uống sữa công thức chứa vitamin D3
- Bổ sung thực phẩm chức năng chứa vitamin D3.
- Với trẻ ăn dặm, mẹ bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D3 qua chế độ ăn như cá, dầu cá, ngũ cốc, sữa, sò, đậu, nấm,..
>>> Tham khảo: Top 9 sản phẩm vitamin D3 K2 cho trẻ sơ sinh
3. Trẻ quấy khóc do thiếu sắt
Sắt là nhóm vi chất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Sắt không chỉ đóng vai trò trong việc vận chuyển oxy trong máu, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, tham gia tạo collagen liên kết các mô mà nó còn tham gia vào sự phát triển của não bộ. Thiếu máu do thiếu sắt rất dễ gặp, khiến cho trẻ bị xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, khó ngủ, ngủ ít, gây hiện tượng trẻ quấy khóc nhiều.
Cách bổ sung Sắt cho trẻ khóc đêm thiếu chất
Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ không cung cấp đủ acid folic và sắt sẽ dễ gây hiện tượng sinh non, khiến trẻ thiếu máu dinh dưỡng. Còn với trẻ sơ sinh với nguồn cung cấp sắt duy nhất là sữa mẹ. Nếu trẻ bú mẹ không đủ, hoặc mẹ không cung cấp đủ sắt cho bé thì sẽ gây ra hiện tượng thiếu sắt, khiến bé quấy khóc nhiều về đêm. Do vậy việc bổ sung sắt cho cả mẹ và bé là vô cùng cần thiết.
- Trẻ nhỏ mới sinh trước 36 tuần tuổi hoặc nhẹ hơn 2,5kg bổ sung theo liều sinh lý trong sữa mẹ: 1mg/kg cân nặng của trẻ hoặc 10-12 mg sắt mỗi ngày. Sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng dễ hấp thu hơn so với sữa công thức.
- Trẻ đủ tuần tuổi thì từ tháng thứ 4 bổ sung sắt qua chế độ ăn uống thường ngày: cho trẻ ăn dặm đa dạng, giàu sắt, uống sữa công thức hoặc bổ sung các dạng siro chứa sắt cho bé.
Lưu ý: Mẹ chỉ nên bổ sung sắt liều cao cho trẻ khi có các xét nghiệm hay chỉ định của bác sĩ. Trẻ uống sữa công thức có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt thấp hơn, tuy nhiên vẫn không phải là không có nguy cơ. Do đó, bên cạnh cho trẻ uống sữa mẹ vẫn nên cho trẻ ăn chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng.
>>> Xem thêm: Mẹo chữa trẻ khóc đêm mẹ nên biết
4. Hiểu lầm trẻ quấy khóc đêm do thiếu Canxi
Hiện tượng trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, giật mình vào ban đêm, ra mồ hôi trộm hay quấy khóc có thể đến từ nguyên nhân trẻ bị thiếu canxi. Tuy nhiên có nên bổ sung trực tiếp canxi cho trẻ trong trường hợp này hay không? Thì câu trả lời là: “Không nên tự ý bổ sung canxi trong trường hợp trẻ quấy khóc về đêm.”
Bởi bổ sung thêm canxi dễ dẫn đến tình trạng thừa canxi gây đau nhức xương, buồn nôn, táo bón. Cùng với đó, nếu dư thừa trong một thời gian dài rất dễ gây độc trên thận: vôi hóa, sỏi thận,… do thận của trẻ em đến 3 tuổi mới thực hiện chức năng lọc tương đương với người lớn. Từ đó, thận suy yếu cũng làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất khác, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Hướng dẫn bổ sung Canxi cho trẻ
Trẻ quấy khóc đêm thiếu chất Canxi chỉ nên bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ, thường là trong các trường hợp như trong các trường hợp: trẻ sinh non, bệnh nội tiết, thiếu canxi. Mẹ có thể bổ sung Canxi cho bé bằng cách:
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, cá, ốc, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót, các loại sữa và chế phẩm từ sữa,…
- Bổ sung chế phẩm chứa Canxi kết hơp vitamin D3. Trẻ nhỏ tốt nhất nên bổ sung vitamin D3 để tối ưu hóa việc hấp thu canxi vào xương. (Cần chỉ định của bác sĩ trước khi bổ sung Canxi cho trẻ)
- Với mẹ nuôi con bằng sữa thì hạn chế đồ uống kích thích như cà phê, cồn,… hay ăn giảm muối để tăng khả năng hấp thu canxi.
>>> Xem thêm: Thực hư trẻ quấy khóc đêm tâm linh
5. Trẻ quấy khóc đêm do thiếu hụt lợi khuẩn
Trong một số trường hợp, trẻ quấy khóc đêm dữ dội là do trẻ khóc dạ đề – hay còn gọi là Hội chứng Colic. Trẻ khóc dạ đề thường khóc không rõ nguyên nhân, trẻ khóc dữ dội kéo dài với tư thế gập người về phía bụng, tay chân co quắp.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân trẻ khóc dạ đề. Nhưng các nhà khoa học công nhận giả thuyết trẻ khóc dạ đề do thiếu hụt lợi khuẩn. Bởi lẽ, hệ vi sinh đường ruột của trẻ bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn với tỉ lệ vàng 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu có đến 90% trẻ khóc dạ đề có sự thiếu hụt lợi khuẩn, đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium. Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn đường ruột thiết yếu nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru. Vì vậy, bổ sung lợi khuẩn cho trẻ quấy khóc đêm được các nhà khoa học khuyến cáo.
Tuy nhiên, không phải bổ sung chủng lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả cao. Mẹ cần bổ sung đúng chủng lợi khuẩn thiết yếu, và được chứng minh hiệu quả qua các nghiên cứu lâm sàng. Tham khảo TPBVSK Imiale – bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 – lợi khuẩn thiết yếu đường ruột trẻ. Imiale được chứng minh giúp giảm số lần quấy khóc và giảm thời gian khóc lên đến 1h30 phút ở trẻ nhỏ.
>> Tham khảo: Bằng chứng Imiale cải thiện khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
Imiale – lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 cho trẻ quấy khóc đêm
TPBVSK IMIALE với thành phần 1 tỷ chủng lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB-12 trong mỗi liều giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, Imiale giúp lợi khuẩn BB-12 an toàn đi tới được đại tràng để phát huy tác dụng, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn có hại.
Đã có rất nhiều các mẹ thấy được hiệu quả khi sử dụng Imiale trong việc cải thiện tình trạng quấy khóc về đêm của trẻ.
6. Giải pháp khắc phục trẻ khóc đêm thiếu chất
Trẻ khóc đêm do nguyên nhân sinh lý như: đói, tã ướt, trẻ quá nóng hoặc quá lạnh,… đều là những dấu hiệu không quá nghiêm trọng. Khi đó các bậc cha mẹ cần chú ý những điều sau để khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc về đêm:
Trong nhiều trường hợp, trẻ khóc to nhiều, dữ dội có thể nghĩ đến hội chứng Colic – trẻ quấy khóc do tình trạng đầy hơi bụng. Hội chứng Colic là tình trạng không kiểm soát được việc quấy khóc, việc trẻ khóc có thể bất ngờ hoặc xuất hiện vào buổi tối. Tình trạng này kéo dài trong 3 tháng đầu của trẻ. Nguyên nhân gây nên hội chứng này vẫn chưa rõ ràng, nhiều giả thuyết đưa ra là do hệ tiêu hóa của bé chưa trưởng thành, dễ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hoặc tình trạng dị ứng sữa. Do vậy, khi cha mẹ thấy con xuất hiện tình trạng này, có thể thực hiện một trong các cách sau để làm giảm việc quấy khóc ở trẻ:
- Bế ẵm, đu đưa trẻ quấn khăn ủ và đi lại giúp trẻ dễ chịu.
- Giúp trẻ ợ hơi bằng cách cho trẻ nằm úp lên người mình.
- Massage trẻ, vỗ ợ hơi làm giảm triệu chứng.
Cùng với các biện pháp trên, cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc trợ như: probiotic cải thiện, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột hay simethicon giúp làm giảm tình trạng đầy hơi. Đa phần trẻ sau 3 tháng tuổi, tình trạng này sẽ giảm dần và mất đi. Trừ trường hợp trẻ sinh non có thể kéo dài hơn.
Thực tế hiện nay chưa có các bằng chứng rõ ràng về việc trẻ khóc đêm do thiếu chất gì. Do vậy đối với tình trạng này của trẻ, các bậc cha mẹ cần theo dõi, kiểm tra tình trạng của trẻ để xác định được nguyên nhân và xử lý kịp thời. Đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và bé để trẻ phát triển toàn diện.
>> Tham khảo thêm: Bé quấy khóc đêm – Bí quyết vượt qua nỗi ám ảnh giúp bé ngủ ngon và sâu giấc
Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất