Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ và khiến nhiều mẹ hẳn là rất băn khoăn và sốt ruột. Tại sao con người ta thì ăn uống dễ dàng thế kia, còn.với con mình phải dùng đủ các biện pháp nhưng bé vẫn chỉ chịu ăn một vài.thìa cơm hay mẩu thịt. Trẻ biếng ăn phải làm sao?
Mẹ có thể tham khảo 8 mẹo để xử trí tình trạng này:
Mục lục
- 1. Làm thực đơn cho bé trở nên phong phú, đa dạng.
- 2. Không nên ép, làm bé căng thẳng khi ăn
- 3. Hãy giảm khẩu phần ăn của trẻ biếng ăn
- 4. Hãy điều chỉnh số bữa ăn cho trẻ
- 5. Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn
- 6. Khuyến khích trẻ tự xúc ăn
- 7. Không cho trẻ biếng ăn uống nhiều nước trước bữa ăn
- 8. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ biếng ăn
1. Làm thực đơn cho bé trở nên phong phú, đa dạng.
Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món giống nhau, thì.chẳng có gì ngạc nhiên khi trẻ không muốn ăn. Thay vào đó mỗi bữa bạn nên thay đổi khẩu phần linh hoạt mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Nếu hôm nay trẻ đã ăn trứng với thịt thì hôm sau mẹ có thể.cho bé thử một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải,…
Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên.cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ… Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: Cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột…
2. Không nên ép, làm bé căng thẳng khi ăn
Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép. Khi đã lưng lửng dạ, nhiều bé bắt đầu lười nhai và ngậm thức ăn trong miệng. Lúc này dù mẹ có bón thì trẻ vẫn không chịu nuốt, thậm chí là phun thức ăn ra ngoài. Hơn nữa, khi trẻ đã chán mà mẹ cố gắng ép con ăn sẽ làm con thêm.sợ ăn, căng thẳng và làm chứng biếng ăn trầm trọng hơn.
Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ.khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.
➤ Tham khảo: Không còn nỗi lo bé biếng ăn nhờ giải pháp sau đây.
3. Hãy giảm khẩu phần ăn của trẻ biếng ăn
Một bát thức ăn sẽ không kích thích sự thèm ăn của bé. Trái lại – nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt.nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh
4. Hãy điều chỉnh số bữa ăn cho trẻ
Một đứa trẻ 2- 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa ăn mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho bé ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé ăn.một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.
Ngoài ra, khoảng cách giữa mỗi bữa ăn cũng nên được điều chỉnh. Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 -5 tiếng bởi:
Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần, bé sẽ chưa có cảm giác đói. Còn nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa thì sẽ làm.tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do bé đã cảm thấy mệt.
5. Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn
Đa số những trẻ nhỏ từ 2-3 tuổi đều rất năng động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù bé có ăn ít đi chăng nữa nhưng.bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý, căng thẳng.mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.
6. Khuyến khích trẻ tự xúc ăn
Nếu cho bé tự xúc ăn, bé sẽ thấy mình được chủ động trong.việc ăn uống chứ không phải bị ép ăn như khi mẹ đút. Ban đầu, có thể bé làm thức ăn vương vãi ra bàn nhưng đừng quát bé, bé sẽ xúc ăn thành thạo hơn, nhai nuốt dễ dàng và thấy ngon miệng hơn. Hãy cho bé ngồi bàn ăn cùng với gia đình, không khí bữa ăn vui vẻ, bố mẹ đều ăn ngon miệng cũng sẽ khiến bé hào hứng ăn uống.
Khi bé tự ăn, bố mẹ cũng nên vỗ tay khen ngợi nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.
7. Không cho trẻ biếng ăn uống nhiều nước trước bữa ăn
Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước.ngọt thì đương nhiên bé không còn muốn ăn trưa nữa.
Ngoài một số mẹo ở trên, để trẻ ăn ngon và có thể.phát triển toàn diện mỗi ngày thì bé cần “ bụng khỏe”. Đó là một hệ tiêu hóa khỏe mạnh với các cơ quan chức năng hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. Là hệ vi sinh đường ruột cân bằng, trong đó các lợi khuẩn (vi khuẩn có lợi) hoạt động tốt. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động tốt có một tỷ lệ “ vàng” trong đó lợi khuẩn chiếm 85% và chỉ có 15 % hại khuẩn.
➤ Tìm hiểu thêm về vai trò của hệ vi sinh đường ruột.
8. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ biếng ăn
Vì bất kỳ lý do nào từ bên trong và cả bên ngoài khiến tỷ lệ này thay đổi, hại khuẩn sẽ có thời cơ để phát triển quá mức. Từ đó gây mất cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh đường ruột, khả năng bảo vệ của những vi khuẩn có lợi sẽ suy giảm và gây ra một số hậu quả như:
- Đường ruột hoạt động kém hiệu quả.
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, phân sống, đầy bụng
Từ đó, dẫn tới tình trạng trẻ chán ăn, biếng ăn, kém hấp thu chất dinh dưỡng. Trẻ sẽ bị còi cọc, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.
Trong trường hợp này, bổ sung lợi khuẩn là giải pháp quan trọng nhất cho trẻ. Việc này sẽ giúp cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại. Nhờ đó, trẻ tiêu hóa khỏe và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Imiale với thành phần là chủng lợi khuẩn Bifidobacterium-BB12 từ Đan Mạch là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng với những ưu điểm vượt trội như:
Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ sẽ ăn ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện.
Tham khảo sản phẩm lợi khuẩn Imiale nhập khẩu nguyên lọ từ Đan Mạch
Để được tư vấn thêm về tình trạng của bé, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo Hotline 1900 9482 hoặc 0967 629 482.