Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh phổ biến nhất trong những năm đầu đời của trẻ. Một khi mẹ phát hiện trẻ có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa cần thực hiện theo đúng những hướng dẫn sau đây.
Mục lục
I – Tìm căn nguyên trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là những bất thường về chức năng tiêu hóa. Biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu chứng: tiêu chảy, táo bón, phân sống, đau bụng, nôn trớ. Mỗi triệu chứng đó sẽ phản ánh nguyên nhân khác nhau. Tìm ra nguyên nhân là bước đầu tiên ngăn rối loạn tiêu hóa tiến triển. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
1. Táo bón
Táo bón là khi trẻ đi ít hơn 3 lần/tuần, phân khô, cứng, gây đau rát khi đi đại tiện. Một số nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến tình trạng táo bón là:
- Bé lười ăn rau: rau xanh chứa rất nhiều chất xơ, giúp tăng khối lượng phân và giữ nước cho phân. Nếu bé không chịu ăn rau, rất có thể sẽ gây ra tình trạng táo bón.
- Lười uống nước: Nước giúp phân mềm hơn. Uống đủ nước mỗi ngày là cách phòng ngừa và cải thiện táo bón. và nhiều lợi ích khác
- Ít vận động: Vận động giúp cho hoạt động tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Ngày nay rất nhiều ông bố bà mẹ cho con sử dụng điện thoại, ipad từ nhỏ. Điều đó khiến cho trẻ giảm hứng thú với những trò chơi vận động thể lực. Lâu dần trẻ sẽ bị giảm nhu động ruột và dẫn đến táo bón
- Thiếu hụt lợi khuẩn: Lợi khuẩn là những vi sinh vật có lợi đối với hệ tiêu hóa. Chúng hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải chất cặn bã. Khi thiếu hụt lợi khuẩn, bé sẽ gặp các tình trạng rối loạn tiêu hóa. Trong đó có táo bón.
➤ Xem thêm : Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón
2. Tiêu chảy
Tiêu chảy là khi trẻ đi ngoài phân lỏng từ ba lần trở lên trong một ngày. Nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tiêu chảy.
- Loạn khuẩn đường ruột: số lượng hại khuẩn tăng lên, lợi khuẩn giảm xuống. Lúc này những yếu tố có hại sẽ tấn công trực tiếp vào niêm mạc ruột, gây tổn thương tại chỗ, kích thích ruột tống đẩy phân nhanh hơn. Phân chưa kịp tái hấp thu nước nên còn ở dạng lỏng.
- Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm: bất dung nạp lactose, dị ứng đạm sữa bò. Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, hoặc hệ tiêu hóa thiếu hụt enzym để tiêu hóa thức ăn. Trẻ dễ bị phản ứng với thực phẩm gây tiêu chảy.
- Nhiễm khuẩn đường ruột: Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa. Do thói quen mút tay, ngậm đồ chơi. Lúc này những vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào ruột và gây ra tổn thương hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
- Dùng kháng sinh: Khi mắc nhiễm khuẩn, trẻ được chỉ định dùng kháng sinh, Tuy nhiên một số loại kháng sinh lại hay gây ra tình trạng tiêu chảy cho trẻ. Nguyên nhân do khi đi qua ống tiêu hóa, kháng sinh không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn tiêu diệt cả lợi khuẩn. Gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
➤ Xem thêm : Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài ?
3. Phân sống
Phân sống là hiện tượng phân lỏng, lợn cợn hạt, mùi chua, có thể kèm theo nhầy. Phân sống do thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn đã bị thải ra ngoài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là.
- Thiếu hụt enzym để phân cắt thức ăn: Thức ăn khi đi vào ruột sẽ được rất nhiều loại enzym khác nhau phân cắt ra thành những dạng nhỏ hơn để dễ tiêu hóa, hấp thu. Ở trẻ em, lượng enzym tiết ra thường ít hơn so với người lớn. Do đó khả năng tiêu hóa của trẻ kém hơn người lớn rất nhiều.
- Thức ăn khó tiêu: Thức ăn chứa nhiều đạm khiến trẻ khó khăn hơn trong việc tiêu hóa, dễ bị đầy chướng bụng, phân sống.
- Tổn thương niêm mạc ruột: Nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc ruột có thể do virus, vi khuẩn hoặc loạn khuẩn sau sử dụng kháng sinh. Ruột là nơi tiết ra nhiều enzym tiêu hóa như aminopeptidase, dipeptidase, tripeptidase (tiêu hóa protid); amylase, maltase, sucrase, lactase (tiêu hóa glucid); lipase (tiêu hóa triglycerid). Khi niêm mạc ruột bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, chức năng tiết ra các enzym tiêu hóa này bị giảm xuống. Dẫn đến không tiêu hóa hoàn toàn được thức ăn.
Dù là nguyên nhân gì, rối loạn tiêu hóa cũng nên được cải thiện sớm. Nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng trẻ hấp thu kém, thiếu chất, còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí não. Đối với mỗi biểu hiện sẽ có những giải thiện khác nhau, các mẹ cùng tham khảo nhé.
➤ Mẹ tham khảo : Cách cải thiện dứt điểm tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh
II – Cải thiện triệu chứng cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ gặp các bất thường về tiêu hóa, cha mẹ nên bình tĩnh tìm ra nguyên nhân. Khi đã nhận diện được nguyên nhân, việc tiếp theo là tìm ra biện pháp cải thiện sớm cho trẻ.
1. Táo bón
Táo bón tuy không nguy hiểm đến tính mạng ngay. Nhưng nó gây ra sự khó chịu cho trẻ và dễ trở thành táo bón mạn rất khó điều trị dứt điểm. Do đó nên cải thiện cho trẻ càng sớm càng tốt bằng những biện pháp đơn giản:
- Cho bé ăn thêm rau: Hầu hết các loại rau xanh đều rất tốt cho táo bón. Đặc biệt một số loại rau như: mồng tơi, rau lang, rau dền, diếp cá.
- Uống thêm nước: Cha mẹ nên động viên cho trẻ uống thêm nước ngay cả khi không cảm thấy khát. Các loại nước có thể cho trẻ uống là nước lọc, nước canh và nước hoa quả ép, tùy sở thích của bé.
- Khuyến khích trẻ tập thể dục: Nên hạn chế cho trẻ dùng điện thoại và các thiết bị điện tử sớm mà nên cho trẻ chơi các trò chơi vận động thể lực hoặc tập thể dục mỗi ngày. Điều này có thể giúp trẻ tăng được nhu động ruột để dễ tống đẩy phân dễ dàng hơn.
- Tập đi vệ sinh vào 1 khung giờ nhất định: Mỗi ngày tập cho trẻ ngồi trong nhà vệ sinh vào 1 khung giờ nhất định sẽ giúp con có thói quen đi đại tiện đều đặn mỗi ngày. Khoảng thời gian thích hợp nhất là 6 giờ đến 9 giờ sáng vì khoảng thời gian này nhu động ruột mạnh nhất.
- Massage bụng: Massage bụng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm được tình trạng đầy chướng bụng do phân tích đọng trong ruột. Có thể áp dụng theo video sau:
- Bôi mật ong vào hậu môn: Trước khi trẻ đi đại tiện, mẹ có thể dùng tăm bông sạch (đã sát khuẩn bằng cồn y tế 70 độ hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng Dizigone) chấm vào mật ong để ngoáy hậu môn cho bé.
- Bổ sung lợi khuẩn: Thiếu hụt lợi khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây táo bón. Vì vậy bổ sung lợi khuẩn là giải pháp an toàn nhất giúp bé cải thiện nhanh tình trạng táo bón mà không gây phụ thuộc. Lợi khuẩn, đặc biệt là Bifidobacterium giúp bé tăng được nhu động ruột, làm mềm phân, tạo lớp màng nhầy giúp tống đẩy phân dễ dàng hơn.
- Dùng thuốc làm mềm phân: Một trong các thuốc làm mềm phân có thể dùng được cho trẻ em là Duphalac. Với thành phần là đường lactulose 667g/l. Có thể cho trẻ uống theo liều lượng sau đây:
2. Tiêu chảy
Tiêu chảy có nhiều nguy cơ nguy hiểm hơn so với táo bón. Cha mẹ không nên chủ quan khi con gặp tình trạng này.
- Nếu có nhiễm khuẩn: Trẻ có biểu hiện đi ngoài phân lỏng liên tục, phân có nhầy máu, có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Lúc này, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm vi sinh, chẩn đoán xác định và điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Bù nước để tránh mất nước: Mất nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ tiêu chảy dưới 2 tuổi. Để phòng tránh mất nước, ngay từ khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, cha mẹ nên cho trẻ uống thêm dịch. Các loại dịch có thể cho trẻ uống là sữa, nước lọc, oresol, nước canh, nước súp…
- Bổ sung dinh dưỡng: Ngoài việc cải thiện triệu chứng, cha mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ đang bị tiêu chảy để tránh nguy cơ suy dinh dưỡng sau này.
- Bổ sung kẽm: Kẽm có tác dụng giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất tiêu chảy. Liều lượng cụ thể có thể bổ sung cho trẻ như sau:
☛ Trẻ < 6 tháng tuổi: 10mg/ngày trong vòng 10-14 ngày
☛ Trẻ ≥ 6 tháng tuổi: 20mg/ngày trong vòng 10-14 ngày
- Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bị tiêu chảy: Cho dù tiêu chảy vì nguyên nhân gì, bổ sung lợi khuẩn đều là giải pháp hiệu quả. Lợi khuẩn giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, giảm ảnh hưởng của hại khuẩn lên thành ruột, giảm tác dụng không mong muốn của kháng sinh.
3. Phân sống
Khi trẻ gặp tình trạng phân sống, nên chú ý chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ như sau:
- Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, chọn thực phẩm dễ tiêu hóa: như thịt gà, thịt lợn, cá hồi, trứng, rau bắp cải, súp lơ.
- Vệ sinh vùng da quanh hậu môn để tránh hăm loét cho trẻ. Trẻ mắc phân sống hay bị hăm loét quanh hậu môn do phân bị acid hóa. Mẹ nên vệ sinh cho trẻ bằng nước chè xanh (dùng lá chè xanh sạch nấu lấy nước) hoặc bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng cho trẻ bị hăm.
- Bổ sung lợi khuẩn: Lợi khuẩn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tiết ra những enzym phân cắt thức ăn, phục hồi niêm mạc ruột. Từ đó cải thiện tình trạng phân sống.
Lợi khuẩn giúp cải thiện hiệu quả đối với bất kỳ triệu chứng rối loạn tiêu hóa nào. Tuy nhiên không phải lợi khuẩn nào cũng có tác dụng như nhau. Vậy bổ sung lợi khuẩn như thế nào mới có thể giúp trẻ phục hồi chức năng tiêu hóa?
➤ Xem thêm : 5 tiêu chí chọn lợi khuẩn lí tưởng theo WHO
III – Bổ sung lợi khuẩn – Giải pháp phục hồi hệ tiêu hóa
Trong hệ vi sinh đường ruột của bé tồn tại hàng trăm loại lợi khuẩn. Tuy nhiên mỗi loài có số lượng và vị trí bám khác nhau. Bifidobacterium là lợi khuẩn cư trú chủ yếu ở ruột già, chiếm đến 90% tổng lượng lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ. Chúng mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt khi trẻ đang gặp tình trạng rối loạn, cần bổ sung ngay Bifidobacterium BB12 đã được chứng minh là chủng lợi khuẩn hữu ích nhất với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ thông qua hơn 307 nghiên cứu khoa học.
Bằng nhiều cơ chế khác nhau, lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 là giải pháp toàn diện phục hồi hệ tiêu hóa ở trẻ.
➤ Bifidobacterium BB12 cải thiện các tình trạng rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, phân sống bằng cách:
- Tạo lớp màng nhầy trong niêm mạc ruột để bảo vệ thành ruột
- Kiểm soát lượng nước tái hấp thu trong phân giúp phân luôn mềm dẻo
- Cân bằng lại tỷ lệ lợi khuẩn – hại khuẩn (85%-15%) bằng cách cạnh tranh, ức chế hại khuẩn phát triển
➤ Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn: Trẻ rối loạn tiêu hóa thường kèm theo biếng ăn, hấp thu chất dinh dưỡng kém. Lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 giúp tiết ra nhiều loại enzym để tiêu hóa thức ăn, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
➤ Tạo ra các vitamin thiết yếu của cơ thể: như vitamin B, K giúp trẻ thông minh, sáng mắt và giảm nguy cơ mắc bệnh máu khó đông do thiếu vitamin K.
➤ Tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn. 70% hệ miễn dịch của trẻ nhỏ nằm ở ruột. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là tiền đề để trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Tăng khả năng chống chọi với các tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập.
IV – Bổ sung khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng
Trong hành trình chăm sóc trẻ, chế độ dinh dưỡng là điều quan trọng nhất giúp trẻ có một sức khỏe tốt. Ngoài việc giúp trẻ phục hồi sức khỏe sau rối loạn tiêu hóa, chế độ dinh dưỡng phù hợp còn giúp trẻ giảm nguy cơ tái phát.
1. Nếu trẻ đang gặp tình trạng táo bón
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn: Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ tiêu hóa. Ngoài ra trong sữa mẹ còn chứa nhiều yếu tố dinh dưỡng giúp hệ khuẩn chí đường ruột của trẻ phát triển phong phú.
Nếu như sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ, nên chọn loại sữa công thức có thêm chất xơ hòa tan và lợi khuẩn như: Nan Nga số 1 (cho trẻ 0-6 tháng tuổi), Aptamil Anh số 1 (cho trẻ 0-6 tháng tuổi).
Lượng sữa trung bình theo nhu cầu của trẻ được tính theo bảng dưới đây:
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi
Lúc này, sữa không còn đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Trẻ cần được ăn dặm thêm các loại cháo, bột,… Nên chọn những loại rau củ quả có tác dụng tốt đối với tình trạng táo bón ở trẻ như: khoai lang, rau mồng tơi, rau lang, rau dền,… để nấu cháo hoặc xay bột cho trẻ. Ngoài ra có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua, uống nhiều nước (nước lọc, nước ép hoa quả, nước canh…)
2. Nếu trẻ đang gặp tình trạng tiêu chảy
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
Nên cho trẻ bú nhiều hơn bình thường để vừa phòng tránh nguy cơ mất nước, vừa giúp trẻ nhanh chóng hồi phục chức năng tiêu hóa. Khoảng cách giữa mỗi lần cho ăn là khoảng 3-4 giờ.
Nếu như trẻ có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng nhiều hơn sau mỗi lần bú sữa, theo dõi tình trạng bất dung nạp đường lactose hoặc dị ứng sữa. Lúc này mẹ nên đổi sang loại sữa khác cho trẻ như: sữa free lactose (đối với trẻ bất dung nạp lactose) và sữa công thức đạm thủy phân (đối với trẻ dị ứng đạm sữa bò).
Trẻ trên 6 tháng tuổi
Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, chế biến nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa hơn. Một số loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên cho trẻ ăn trong giai đoạn này là: thịt lợn, thịt gà, thịt bò, cá chép, cá hồi, trứng, rau ngải cứu, rau mơ, rau cải xanh.
Ngoài ra nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc dung dịch oresol để bù lại lượng dịch đã mất do tiêu chảy.
3. Nếu trẻ gặp tình trạng phân sống
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc tình trạng phân sống tương tự như chế độ ăn dành cho trẻ tiêu chảy.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu, không nên ép trẻ bú quá no. Chia thành nhiều cữ cho bé.
Trẻ trên 6 tháng tuổi
Cần bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa, nấu cháo hoặc súp cho trẻ ăn trong khoảng 1-2 tuần để ổn định hệ tiêu hóa.
Một số món ăn có thể giúp trẻ giảm tình trạng phân sống:
- Súp gà, cháo gà
- Cháo thịt thăn lợn
- Cháo cá chép, cá hồi
- Súp cua
Chú ý nên hạn chế cho trẻ ăn các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt.
➤ Tham khảo thêm: 10 Món ăn giúp trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhanh hồi phục
➤ Tham khảo thêm: 8 lưu ý quan trọng khi chăm sóc bé rối loạn tiêu hóa
Qua bài viết trên, chắc hẳn cha mẹ đã có thể áp dụng ngay khi con gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa. Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa của chúng tôi, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.