Rối loạn tiêu hoá ở trẻ là một biểu hiện bất thường của hệ tiêu hoá, gây ra sự khó chịu cho trẻ đó cũng là nguyên nhân trẻ hay quấy khóc. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài bao lâu, liệu có tự khỏi được không? Mẹ có nên bổ sung lợi khuẩn cho con không? Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cần được hỗ trợ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt như thế nào, cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Các cấp độ rối loạn tiêu hoá ở trẻ
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá là một trong các chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, được biểu hiện dưới 3 cấp độ:
Rối loạn tiêu hoá cấp tính
- Trẻ thường xuất hiện các triệu chứng cấp như: đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải,…và có thể kèm theo sốt, mệt , quấy khóc nhiều,…
- Rối loạn tiêu hoá cấp tính thường kéo dài từ 1-2 ngày, đôi khi kéo dài đến 2 tuần.
Rối loạn tiêu hoá kéo dài
- Trẻ có các biểu hiện ra bên ngoài như: đau âm ỉ phần dưới bụng, thường xuyên trướng bụng, ăn không tiêu, đi ngoài nhiều lần, phân có mùi chua, hăm tã…
- Rối loạn tiêu hoá kéo dài thường từ 2-4 tuần.
Rối loạn tiêu hoá mãn tính
- Trẻ có các biểu hiện: đau bụng, sốt, buồn nôn, mệt mỏi, có máu trong phân,…
- Rối loạn tiêu hoá mãn tính kéo dài từ 4 tuần trở lên.
Xem thêm: Hướng dẫn xử trí hăm tã tại nhà an toàn – hiệu quả
II. Nguyên nhân rối loạn tiêu hoá của trẻ
Trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hoá có rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp ở trẻ:
1. Loạn khuẩn đường ruột
Từ lúc trẻ sinh ra đến 6 tuổi, sức đề kháng của trẻ còn yếu, hệ vi sinh có lợi trong đường ruột của trẻ chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cho cơ thể của trẻ nhỏ các tác nhân gây bệnh như; virus, vi khuẩn,…Trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, thay đổi thời tiết bất thường cũng gây ra loạn khuẩn ruột ở trẻ.
Khi trẻ gặp tình trạng nhiễm vi khuẩn (các bệnh viêm họng, viêm phổi, viêm amidan), dùng kháng sinh là phương pháp điều trị căn nguyên của bệnh. …Nhưng ngược lại, kháng sinh diệt cả vi khuẩn có lợi và hại ở trẻ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sau khoảng 2-5 ngày dùng kháng sinh trẻ sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hoá.
2. Ngộ độc thức ăn
Trẻ ăn bị ngộ độc thức ăn do trẻ ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị ôi thiu, thực phẩm còn tồn dư hóa chất, quá trình chế biến thức ăn không đảm bảo cho trẻ hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn,…
Trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện chỉ vài phút, vài giờ hoặc trong vòng 1-2 ngày sau khi nhiễm độc từ thức ăn. Triệu chứng rối loạn có thể ngừng hoặc giảm sau khi loại trừ hết độc tố trong đường tiêu hóa. Chú ý tình trạng mất nước khi ngộ độc thức ăn rất nguy hiểm với trẻ, gây cảm giác đau quặn.
3. Nhiễm khuẩn đường ruột
Nguyên nhân chính gây ra nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ do mầm bệnh xâm nhập qua đường miệng.
Khi trẻ tiếp xúc với vật nuôi, chơi đồ chơi,…không rửa tay cho trẻ hay thói quen trẻ hay mút tay đó chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây rối loạn tiêu hoá.
Thời gian ủ bệnh thường là 2-5 ngày, sau đó trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng ra bên ngoài như tiêu chảy, phân có chất nhầy, nôn mửa,…
4. Hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn chỉnh:
Hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn chỉnh để hấp thu chất béo, đạm, đường lactose có trong sữa cũng là nguyên nhân dẫn tới trẻ rối loạn tiêu hoá. Các hiện tượng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ngay sau khi trẻ sử dụng sữa hay ăn một bữa ăn nhiều đạm, nhiều dầu mỡ.
Trên đây là các nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiêu hoá ở trẻ và thời điểm trẻ xuất hiện triệu chứng. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài có ảnh hưởng đến trẻ không? đọc tiếp dưới đây.
➤ Xem thêm: 8 Dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa
III. Hậu quả nếu rối loạn tiêu hoá kéo dài ở trẻ
Rối loạn tiêu hoá là tình trạng rất hay gặp ở trẻ, thường tái đi tái lại nhiều lần. Nếu mẹ không điều trị cho con và để trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài thường dẫn đến hậu quả:
- Rối loạn tiêu hoá kéo dài sẽ làm giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus, kí sinh trùng,…gây ra các bệnh nguy hiểm như: tả, lị, viêm đại tràng mạn tính,…
- Suy dinh dưỡng: rối loạn tiêu hoá kéo dài cản trở hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của trẻ nhỏ. Trẻ suy dinh dưỡng thường cơ thể rất mệt mỏi, ốm yếu, chóng mặt, đầu óc lú lẫn, khó tiếp thu,…
- Ảnh hưởng đến chức năng não bộ của trẻ.
- Mất nước, mất cân bằng điện giải: trẻ sẽ mất nhiều chất khoáng, chất lỏng cần thiết cho cơ thể và một số chất điện giải như calci, cacbonat, clorua, magie, kali và natri. Dẫn tới suy nhược cơ thể, suy thận, hôn mê, thậm trí tử vong nếu mẹ không bù nước và chất điện giải kịp thời cho trẻ.
- Suy yếu các cơ quan nội tạng như ruột non, dạ dày, ruột già,… các trường hợp tiêu chảy nặng có thể ảnh hưởng lớn đến các cơ quan và hoạt động cơ thể của trẻ. Nó có thể dẫn đến suy thận, từ đó giảm lượng nước tiểu trong cơ thể.
➤ Xem chi tiết tại bài viết: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hoá kéo dài ở trẻ dẫn tới hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ về cả thể chất lẫn tinh thần. Liệu rằng trẻ đang mắc rối loạn tiêu hoá kéo dài bao lâu thì tự khỏi. Cùng tìm hiểu tiếp dưới đây.
Tham khảo dòng men vi sinh nâng cao sức khỏe tiêu hóa, cải thiện sức đề kháng giúp bé vượt qua giai đoạn rối loạn tiêu hóa kéo dài dai dẳng:
TPBVSK Imiale® – Phân phối độc quyền Bifidobacterium BB12
- Lợi khuẩn nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch: Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch. Sản phẩm lợi khuẩn hàng đầu, được giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn GMP – EU
- Lợi khuẩn độc quyền tại Việt Nam: Imiale là lợi khuẩn duy nhất tại Việt Nam bổ sung chủng Bifidobacterium BB12
- Lợi khuẩn Bifidobacterium có số nghiên cứu lâm sàng lớn nhất thế giới: 307 nghiên cứu quốc tế
- An toàn tuyệt đối: Imiale được nhận chứng nhận GRAS (An toàn tuyệt đối) của FDA và EFSA.
- Lợi khuẩn uy tín hàng đầu: Imiale được ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu) khuyên dùng
Liên hệ hotline tư vấn: 1900 9482 hoặc 0967629482
IV. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài có tự khỏi không?
Hệ thống tiêu hoá là một phần rất phức tạp và rộng lớn từ miệng đến hậu môn. Hệ thống tiêu hoá có nhiệm vụ loại bỏ các chất cặn bã và hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ. Nhưng do một số tác nhân nào đo làm cho hệ thống tiêu hoá của trẻ bị tổn thương, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ như:
1. Đối với tiêu chảy
Nếu trẻ bị tiêu chảy cấp tính ở thể nhẹ như: trẻ đi ngoài phân lỏng, mệt mỏi, đau bụng, món rặng đi cầu, ngày đi lỏng 3-6 lần… thì 30% có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 ngày nếu mẹ thay đổi chế độ ăn phù hợp cho trẻ. Một số lượng lớn trẻ có tình trạng mất nước, rối loạn điện giải và rối loạn hệ vi sinh sẽ kéo dài lâu hơn và cần được bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ ngay, chấm dứt vòng luẩn quẩn kéo dài tiêu chảy.
Khi trẻ bị tiêu chảy quá 3 ngày, ói hoặc đi tiêu nhiều lần trong ngày, đau bụng, quấy khóc nhiều, miệng và da có biểu hiện khô, chân tay lạnh, da dẻ tái xanh nhợt nhạt, sốt cao kéo dài, đi ngoài kèm máu và mủ,…Trong trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
➤Xem thêm: Bí kíp lựa chọn lợi men vi sinh tốt cho bé bị tiêu chảy
2. Đối với táo bón
Táo bón là tình trạng thường xuyên không đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần và đi ngoài phân cứng, rắn, vón cục,…Trẻ bị táo bón thời gian đầu có thể tự xử trí tại nhà nhờ thay đổi thói quen sống và ăn uống cho trẻ như: tăng sử sụng chất xơ, cho trẻ uống nhiều nước,…
Nhưng nếu tình trạng táo bón của bé vẫn không cải thiện sau khi cố gắng bổ sung nước và chất xơ, cần bổ sung ngay lợi khuẩn Bifidobacterium hỗ trợ trẻ. Bifidobacterium là lợi khuẩn thiết yếu hỗ trợ quá trình tống đẩy phân tự nhiên của trẻ. Lợi khuẩn này có vai trò và hiệu quả lớn trong xử trí và ngăn ngừa táo bón tái phát ở trẻ.
Khi trẻ bị táo bón nặng lên và kéo dài hơn 3 tuần, đau dữ dội ở hậu môn sau khi đi tiêu, chảy máu trực tràng, vết nứt hậu môn, đau bụng kèm theo sốt,…mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay tại co sở y tế gần nhất.
3. Trẻ đi ngoài phân sống
Đi ngoài phân sống là tình trạng đi ngoài phân lỏng nát, không thành khuôn. Trong phân có lợn cợn chất nhầy hoặc thức ăn chưa tiêu hoá hết, thường có mùi chua,…
Nếu trẻ đi ngoài phân sống 1-3 lần/ngày, phân sống, lợn cợn và có nước thì không đáng lo. Trong trường hợp này nếu trẻ được chăm sóc đúng cách, giữ vệ sinh, cho trẻ ăn chín uống sôi, bổ sung lợi khuẩn thiết yếu… có thể tự xử trí cho trẻ tại nhà.
Trường hợp trẻ đi ngoài phân sống hơn 10 lần/ngày, phân có lẫn máu tươi, nhiều nước, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được tham khám và xử lí kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
4. Đối với trẻ nôn trớ
Nôn trớ là hiện tượng đẩy các chất trong dạ dày qua miệng do các tác động gắng sức của cơ thể.
Ở trẻ mới sinh thì nôn trớ là bình thường do dạ dày của trẻ nằm ngang, co thắt tâm vị yếu khiến trẻ nôn trớ. Mẹ có thể giảm nôn cho trẻ bằng cách: không cho trẻ bú quá no, vỗ ợ hơi sau bú, bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium sẽ cải thiện được nôn trớ ở trẻ. Khi bé được 1 tuổi thì tình trạng này sẽ hết.
Nhưng trong trường hợp nặng trẻ nôn ra dịch màu xanh hoặc ra máu, nôn trong vòng 24 giờ, bú kém, có biểu hiện mất nước, sốt trên 39 độ C, li bì khó đánh thức,… không thể tự khỏi được mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Một trong số đó là trẻ bị thiếu lợi khuẩn. Vậy mẹ có nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ không? Cùng đọc tiếp dưới đây.
V. Có nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ rối loạn tiêu hoá
Bình thường, hệ vi sinh đường ruột của trẻ tỉ lệ 85% là lợi khuẩn- 15% là hại khuẩn. Do nhiều tác nhân gây bệnh làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ.
Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ để thiết lập lại cân bằng vi sinh đường ruột. Giúp bảo vệ cơ thể của trẻ nhỏ trước các tác nhân gây bệnh.
Một số lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ như: Bifidobacterium, Lactobacillus,…
Bifidobacterium chủ yếu ở ruột già chiếm 90% lợi khuẩn và có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hoá:
- Vai trò bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… tấn công vào hệ đường ruột của trẻ.
- Giúp trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn, giảm tình trạng biếng ăn khi trẻ táo bón
- Giúp trẻ giảm được các tình trạng rối loạn tiêu hoá như: táo bón, tiêu chảy,…
VI. Kết luận
Để biết thêm tình trạng của bé, vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua Hotline: 1900 9482 hoặc 0967 629 482.