Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là bình thường hay bất thường dựa vào các biểu hiện của trẻ. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ khóc đêm kéo dài liên tục cảnh báo các bệnh lý bất thường. Theo các chuyên gia nghiên cứu, trẻ 3 tuổi khóc đêm có được cải thiện hay không chủ yếu là cách chăm sóc của người mẹ. Vì vậy, ba mẹ cần biết rõ các nguyên nhân trẻ khóc đêm để có có biện pháp cải thiện và chăm sóc kịp thời. Sau đây Imiale sẽ tổng hợp các kiến thức cần thiết cho các mẹ cùng tham khảo.
Mục lục
1. Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là hiện tượng bình thường hay bất thường?
Thực tế, để biết được trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là bình thường hay bất thường phụ thuộc vào các biểu hiện của trẻ:
1.1. Những biểu hiện trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là bình thường
- Trẻ đang ngủ ngoan bỗng nhiên giật mình và lăn lộn, giãy dụa, mắt nhắm và khóc mếu máo.
- Trẻ sẽ có biểu hiện đạp mạnh hơn khi mẹ bế hoặc rướn cong mình để thoát khỏi vòng tay của mẹ. Nếu lúc này, mẹ thả bé xuống thì bé sẽ nắm cổ áo của mẹ để đòi bế và khi bế xong thì lại thét lên.
Những biểu hiện này được coi là hiện tượng sinh lý bình thường vì lúc này một nửa bán cầu não của trẻ đang tạm tỉnh và một nửa còn lại đang nằm ngủ yên.
1.2. Những biểu hiện trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là bất thường
Tình trạng bất thường là thời gian trẻ quấy khóc kéo dài liên tục, bé khóc dai dẳng, tiếng khóc lớn và rất khó dỗ dành.
Nếu trẻ quấy khóc suốt đêm không dứt, khóc khản cả tiếng và tiếng khóc có phần khác thường thì cha mẹ cần hết sức chú ý. Bởi đó chính là các triệu chứng cảnh báo trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào đấy. Trường hợp này mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ.
Như vậy, dựa vào các biểu hiện trên mẹ đã có thể nhận biết được con mình đang ở tình trạng bình thường hay bất thường. Dù là trẻ trong tình trạng nào thì đều có cách điều trị phù hợp nếu mẹ biết cách chăm sóc và rèn luyện thói quen cho con.
Vậy để cải thiện các tình trạng trên, việc đầu tiên mẹ cần phải làm là đi tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến trẻ 3 tuổi hay khóc đêm.
>>> Tham khảo thêm: Giải đáp: Trẻ cứ 12 giờ đêm là khóc là do đâu? Có phải tâm linh không?
2. Nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay khóc đêm bất thường
Trên thực tế, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ quấy khóc vào ban đêm. Theo ý kiến của các chuyên gia, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
Do thay đổi địa điểm ngủ hay chỗ ngủ khác
Vì trẻ nhỏ vẫn còn nhạy cảm với các yếu tố môi trường xung quanh nên khi thay đổi nơi ngủ, môi trường sống và các yếu tố xung quanh như vắng ông bà, bố mẹ, đi chơi về, thay đổi giờ giấc sinh hoạt,… nên trẻ không quen, đêm hay giật mình khóc.
Do trẻ ngủ nhiều vào ban ngày nên đêm chưa buồn ngủ
Tình trạng trẻ ngủ nhiều vào ban ngày và ban đêm trẻ ngủ không say, không sâu giấc, đêm ngủ dễ bị giật mình nên quấy khóc.
Ăn no trước khi ngủ
Mẹ cho con uống sữa hoặc ăn no trước khi đi ngủ, thức ăn chưa tiêu hóa hết nên sẽ bị đầy hơi chướng bụng, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng bụng nên sẽ quấy khóc.
Do trẻ la hét và kích động vào ban ngày
Trẻ 3 tuổi đã biết đi và hay chạy nhảy đến những nơi trẻ thích. Đôi khi, có những điều làm trẻ kích động, la hét nhiều vào ban ngày như: có đồ ăn ngon, đồ chơi, sợ con vật,… sẽ làm cho não bộ trong tình trạng phấn khích. Vào lứa tuổi này hệ thống thần kinh trung ương của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên ngủ sẽ bị giật mình tỉnh giấc và khó ngủ dẫn đến trẻ hay quấy khóc.
Do trẻ có thói quen ăn đêm
Việc trẻ thức khuya để ăn liên tục trong nhiều ngày sẽ ảnh hưởng đến giờ ngủ và chất lượng giấc ngủ nên trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất ngủ, trẻ khó giữ bình tĩnh, hay nổi cáu, không hợp tác và không muốn ăn uống do cơ thể mỏi mệt dẫn đến quấy khóc.
Chưa luyện thói quen khi ngủ cho con
Khi con giật mình tỉnh giấc, mẹ đã không vỗ về dỗ con ngủ tiếp mà đã bật điện và bế con dậy luôn ru quanh phòng. Điều này sẽ làm bé khó chịu và tỉnh giấc, sẽ tạo thói quen cho trẻ khiến trẻ ngủ không đủ giấc hay quấy khóc.
Khủng hoảng giai đoạn khi trẻ lên 3
Đây là thời điểm bé bước vào tuổi mới lớn hơn và thích nghi với môi trường học tập tại trường mầm non. Trẻ đi học sẽ tiếp thu thêm được nhiều điều mới lạ như: bị bạn trêu chọc, đồ chơi, được cô giáo dạy dỗ,… trẻ chưa quen nên đêm ngủ hay mơ ngủ và hờn dỗi.
Mắc bệnh não bộ và thần kinh
Nhiều bé mắc các bệnh lý về não bộ và thần kinh thường khó ngủ và không ngủ được vào ban đêm. Ba mẹ cần lưu ý để cho bé được điều trị sớm.
Bị ốm, sốt và những bệnh về tiêu hóa, hô hấp, khoang miệng,…
Trẻ đau bụng, đầy bụng, sốt, đau vết loét trong miệng,… sẽ cảm thấy khó chịu trong người khi biết thì nên sẽ quấy khóc.
Do tác động môi trường bên ngoài
Những vấn đề về môi trường như: phòng ngủ, nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh,… cũng có khả năng gây tác động rất nhiều lên giấc ngủ của trẻ vào ban đêm. Trẻ 3 tuổi rất nhạy cảm, chỉ cần bất kỳ một tiếng động nào cũng sẽ làm trẻ giật mình và hờn dỗi dẫn đến quấy khóc trong đêm.
Thiếu chất dinh dưỡng
Thiếu chất dinh dưỡng bé có thể bị những bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng hoặc thể trạng không được khoẻ mạnh nên thường hay khóc ban đêm. Nguyên nhân này là nguyên nhân chính khiến bé khó chịu trong cơ thể và không ngủ ngon giấc được. Có rất nhiều bé 3 tuổi ngủ hoặc khóc đêm vì nguyên nhân này.
>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm – Giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ
Vậy trẻ 3 tuổi hay khóc đêm chủ yếu do thiếu chất gì? Hãy cùng Imiale tìm hiểu trong phần tiếp theo sau đây.
3. Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm chủ yếu do thiếu chất gì?
Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm có thể bị thiếu các vi chất vitamin D3, canxi, kẽm, sắt,… Ngoài việc giúp con thông minh và phát triển trí não thì bổ sung vi chất dinh dưỡng cũng giúp phòng tránh bệnh tật. Việc thiếu vi chất cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, biếng ăn và khó ngủ cho bé.
Mẹ có thể tham khảo bảng tổng hợp chi tiết về các vi chất cần thiết đối với cơ thể của trẻ. Cụ thể:
Ngoài cách bổ sung các thực phẩm có chứa các vi chất trên, mẹ có thể bổ sung các vi chất cho trẻ 3 tuổi hay khóc đêm bằng các thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Bổ sung D3 cho trẻ: 800 IU/ngày
- Bổ sung canxi cho trẻ: 700mg/ngày
- Bổ sung kẽm cho trẻ: 20mg/ngày
- Bổ sung sắt cho trẻ: 7mg/kg/ngày
Lưu ý: Mẹ không nên tự ý bổ sung canxi cho con trong trường hợp con khóc về đêm, chỉ bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ. Bởi, khi bổ sung thừa canxi thì sẽ gây nên tình trạng đau nhức xương, táo bón, buồn nôn, gây độc cho thận ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
>>> Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Mẹ đã thực sự hiểu đúng?
4. Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm để lại hậu quả gì?
Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm kéo dài, nếu không có biện pháp cải thiện kịp thời sẽ để lại những hậu quả như:
4.1. Trẻ cảm thấy sợ, thiếu cảm giác an toàn
Giấc ngủ không sâu khiến bé bứt rứt, khó chịu và không vui vẻ. Điều đó khiến bé lúc nào cũng thấy không thoải mái và nhớ bố mẹ nhiều hơn. Bố mẹ nên ôm con vào lòng và an ủi, động viên con yên tâm ngủ tiếp đã có mẹ bên cạnh.
4.2. Trẻ kém ăn chậm tăng cân, nhận thức kém hơn
Trẻ khóc đêm, thể trạng mệt mỏi, kém ăn, chậm tăng cân và kém phát triển về chiều cao, trí tuệ, tư duy, học tập. Thậm chí, bé sẽ tiếp thu chậm hơn hẳn so với những bạn trong lớp làm cho việc học hành và sinh hoạt khi lớn cũng bị ảnh hưởng nhiều.
4.3. Nguy cơ đột tử cao
Theo các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra những bé 3 tuổi ngủ hoặc thức đêm sẽ có khả năng bị đột tử tăng cao. Bé khóc nhiều không được dỗ ngủ sẽ bị ức chế hô hấp, khó thở và nghẹt thở nên có nguy cơ tử vong cao. Bởi vậy, ba mẹ nên theo dõi và dỗ ngủ bé càng sớm càng tốt để sức khoẻ của con được cải thiện.
5. Giải pháp cải thiện trẻ 3 tuổi hay khóc đêm
Giúp trẻ 3 tuổi có thể khắc phục được hiện tượng khóc đêm và có giấc ngủ sâu, trọn vẹn, cha mẹ cần đưa ra những giải pháp thích hợp hiệu quả nhất. Cha mẹ có thể áp dụng một số gợi ý dưới đây:
5.1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con
Bên cạnh việc cho bé ăn chế độ ăn đủ các chất gồm 4 nhóm: Chất đạm, chất bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất thì ba mẹ cũng nên bổ sung bằng cách dùng một số thực phẩm chức năng hỗ trợ bé ăn tốt, ngủ ngon hơn nữa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu cơ bản về bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi trong 1 ngày bao gồm:
- 150 đến 200 gram cơm tẻ. Nếu mẹ cho trẻ ăn phở, bún, miến, phở,… sẽ giảm cơm đi một phần.
- 150 đến 200 gram chất đạm. Những thực phẩm nhiều đạm khác gồm: thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm, hải sản, cá, sữa giàu đạm, một số cây họ đậu, . ..
- 3 thìa cà phê dầu thực vật mỗi ngày, chia đều vào 3 bữa ăn chính.
- 150 đến 200 gram chất xơ từ rau củ dền, củ khoai tây, . ..
- 400 đến 500 ml sữa không đường hoặc có đường.
- 700 đến 800 ml nước sôi để nguội trong 1 ngày.
5.2. Trò chuyện, vỗ về giúp bé ổn định tâm lý
Trẻ có thể giật mình và khóc mơ, lúc này mẹ nên ôm con vào lòng hoặc đặt bé nằm cạnh mình để con cảm nhận được hơi ấm của mẹ. Khi đó trẻ sẽ được xoa dịu và dễ đi vào giấc ngủ. Việc tạo tâm lý thoải mái cho trẻ cũng góp phần hình thành nhân cách cho trẻ sau này.
5.3. Tạo cho bé môi trường ngủ thoải mái
- Trước khi ru trẻ ngủ, mẹ nên tạo không khí yên tĩnh như bật đèn ngủ, tắt tivi, tắt điện thoại di động,… và không để bé nghịch nhiều.
- Để giúp trẻ dễ ngủ hơn mẹ có thể mở những bản nhạc giai điệu nhẹ để dỗ trẻ ngủ.
- Các mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng với chất liệu thoáng mát nhằm hạn chế đổ mồ hôi ban đêm, để bé thấy thoải mái và dễ chuyển đổi tư thế khi ngủ. Điều này sẽ khiến trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
5.4. Cho trẻ ngủ đủ giấc
Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ cho con ngủ đủ giấc từ 12 – 13 tiếng mỗi ngày vào xế trưa khoảng 2 – 3 tiếng, 10 tiếng còn lại dành cho ban đêm. Tránh ngủ lúc chiều muộn để con dễ ngủ hơn vào ban đêm.
5.5. Tạo thói quen khi ngủ cho trẻ
Các bậc cha mẹ cần nghiêm khắc tạo thói quen cho con khi bé tỉnh dậy giữa đêm, hạn chế bế trẻ trên tay ru và đưa trẻ đi lại quanh phòng.
Mẹ không nên cho con ăn vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, mà nên rèn cho con thói quen ăn trước khi đi ngủ 1 – 2 giờ đồng hồ để con cảm thấy thoải mái khi đi ngủ.
Khi trẻ giật mình, mẹ nên vỗ về cho con ngủ tiếp và nên tạo cho con 1 giấc ngủ ngon từ tối cho đến sáng hôm sau. Bởi theo nghiên cứu khoa học đã chứng minh, khi ngủ cơ thể sản sinh ra lượng hormone tăng trưởng cao gấp 4 lần khi thức.
5.6. Dạy bé phân biệt ngày và đêm
Dạy bé cách phân biệt ngày và đêm để tránh việc trẻ ngủ say vào ban ngày nhưng ban đêm lại quấy khóc. Theo đó, vào ban ngày các mẹ nên giữ cho bé tỉnh táo bằng việc mở rèm cửa cho trẻ nhận biết và chơi đùa với bé. Vào ban đêm các mẹ cần tắt bớt đèn và để căn nhà yên tĩnh giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
5.7. Bổ sung vi chất cho trẻ
Các mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống cho trẻ với đủ nhóm dưỡng chất thiết yếu gồm: bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3, DHA, Sắt, Kẽm, Vitamin A, Vitamin C, Protein, chất xơ,… giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí não. Tăng cường sức đề kháng, miễn dịch, giảm thiểu ốm vặt, giúp bé có một giấc ngủ ngon và sâu giấc.
>>> Tham khảo thêm: Phải làm gì khi bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc
Với những kiến thức về trẻ 3 tuổi hay khóc đêm mà Imiale đã chia sẻ ở trên, chắc chắc các mẹ đã bỏ túi cho mình thêm nhiều kiến thức cũng như cách chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường gì, mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay nhé!
Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp hãy liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất!