Hiện tượng khóc đêm thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trong một số trường hợp tình trạng khóc đêm có thể xuất hiện ở trẻ 2 tuổi. Đây là thời điểm trẻ phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và tinh thần. Việc trẻ 2 tuổi hay khóc đêm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ trong tương lai. Hãy cùng Imiale giải mã hiện tượng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Trẻ 2 tuổi khóc đêm sinh lý
Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do nguyên nhân thay đổi sinh lý được coi là bình thường. Sự thay đổi sinh lý gây tình trạng khóc đêm thường gặp ở trẻ bao gồm
1.1 Chứng hồi quy giấc ngủ ở trẻ 2 tuổi
Hồi quy giấc ngủ ở trẻ 2 tuổi là thời điểm khi một trẻ 2 tuổi bình thường vẫn ngủ ngon tuy nhiên bắt đầu khó ngủ khi đi ngủ, thức suốt đêm hoặc dậy quá sớm vào buổi sáng. Chứng hồi quy giấc ngủ kéo dài trong một thời gian ngắn từ 1-3 tuần.
Các dấu hiệu phổ biến của chứng hồi quy giấc ngủ ở trẻ 2 tuổi bao gồm:
- Thức dậy vào ban đêm: Trẻ sẽ thức dậy vào ban đêm nhiều hơn so với bình thường hoặc bất ngờ xuất hiện tình trạng này mà trước đó không có.
- Mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ.
- Trì hoãn việc đi ngủ.
- Thay đổi thói quen ngủ: Trẻ khi trong chứng hồi quy giấc ngủ sẽ từ chối việc ngủ trưa hoặc ngủ với thời gian ngắn hơn so với bình thường.
- Thức dậy sớm: Bé sẽ dậy trước thời gian thức dậy bình thường.
1.2 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do đói
Giai đoạn 2 tuổi là thời điểm trẻ phát triển đáng kinh ngạc. Trong giai đoạn này nhu cầu về năng lượng của trẻ ngày tăng cao trung bình là khoảng 1180 kcal mỗi ngày. Đặc biệt, nhu cầu về thức ăn của trẻ càng tăng lên khi trẻ hoạt động nhiều trong ngày. Do đó, nếu mẹ không cung cấp đầy đủ thức ăn cho bé trước khi đi ngủ thì bé sẽ bị tỉnh giấc vì đói và kèm theo quấy khóc.
1.3 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do tè dầm
Trẻ 2 tuổi chưa kiểm soát được khả năng tiểu tiện của bản thân do đó trẻ hay tè dầm vào ban đêm. Trong tình huống này một số bé sẽ tiếp tục ngủ số còn lại thì bắt đầu quấy khóc.
Một số bé ở độ tuổi này vẫn còn sử dụng bỉm vào ban đêm. Vì vậy, bé sẽ cảm thấy khó chịu và khóc lóc khi bỉm ướt do tè dầm. Nếu không thay bỉm kịp thời còn có thể gây ra tình trạng dị ứng hoặc ngứa ngáy.
1.4 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do mọc răng hàm
Ở độ tuổi này các bé bắt đầu quá trình mọc răng hàm. Mẹ có thể nhận biết giai đoạn này khi bé thường xuyên đưa tay hoặc đồ vật lên miệng, nướu đỏ, sưng, đau. Một số trường hợp trẻ có sốt, quấy khóc vì khó chịu. Do đó, khi trẻ mọc răng hàm, giấc ngủ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
1.5 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do thay đổi tâm lý (khủng hoảng tâm lý ở trẻ lên 2 tuổi)
Khủng hoảng trẻ lên 2 là giai đoạn chuyển biến tâm lý rõ rệt của trẻ ở giai đoạn từ 18 tháng đến 3 tuổi… Một số trẻ trong giai đoạn này sẽ bị rối loạn giấc ngủ. Trẻ thường sẽ thức dậy vào buổi đêm, quấy khóc và không chịu ngủ. Điều này có thể do trẻ tiếp xúc với nhiều thông tin mới và cảm xúc mạnh vào ban ngày, dẫn đến tối ngủ dễ bị giật mình và tỉnh giấc.
1.6 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do môi trường
Không gian ngủ không sạch và không thoải mái cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm. Ngoài ra nhiệt độ của phòng ngủ cũng có khả năng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Bé sẽ trở nên khó chịu và quấy khóc khi ở ngủ trong phòng có nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.
>>> Xem thêm: Giải mã hiện tượng trẻ khóc đêm – Có thể mẹ chưa biết
2. Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm bất thường
Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm bất thường là do liên quan đến bệnh lý mà trẻ gặp phải. Mẹ nên chú ý những trường hợp trẻ khóc đêm bất thường dưới đây:
2.1 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ hay khóc đêm là do trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Khi mẹ cho bé ăn bằng chế độ ăn uống không hợp lý như cho ăn quá no hoặc ăn cơm quá sớm sẽ khiến bé không thể tiêu hóa được.
Thức ăn chưa được tiêu hóa bị lưu lại trong lòng ruột bị vi khuẩn lên men sinh ra khí. Do đó gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Khi đầy hơi , chướng bụng sẽ làm bé khó chịu và quấy khóc.
2.2 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu vitamin D
Sự thiếu hụt vitamin D hay cụ thể là vitamin D3 cũng một trong số nguyên nhân gây khóc đêm ở trẻ 2 tuổi. Vitamin D3 có vai trò là chất tham gia dẫn truyền thần kinh của não bộ và tủy sống. Trẻ bị thiếu hụt vitamin D3 thì hệ thần kinh sẽ nhạy cảm hơn. Do đó, trẻ ngủ không sâu giấc, dễ giật mình và khóc nhiều vào đêm.
2.3 Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do mắc bệnh về hô hấp
Các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, dị ứng đường hô hấp gây ngạt mũi, sổ mũi và khó thở làm cho bé không ngủ ngon giấc. Đặc biệt, khò khè là một bệnh phổ biến đường hô hấp mà hầu hết trẻ 2 tuổi gặp phải. Khò khè là khái nghiện chỉ sự bất thường của đường hô hấp dưới do luồng khí đi qua chỗ hẹp.
Tại đường hô hấp trên, ống dẫn khí của trẻ bị hẹp lại, khả năng ho và khạc đờm kém hơn do VA hoặc Amidan quá to. Lúc này, mẹ thường hay nghe thấy trẻ thở khò khè như ngáy lúc ngủ. Khi bé thở khò khè như vậy dẫn đến bị khô họng khi phải thở bằng miệng, khó ngủ, giật mình và khóc đêm.
>>> Xem thêm: Trẻ khóc đêm thiếu chất gì? Thực hư trẻ khóc đêm do thiếu chất
3. Hậu quả khi trẻ 2 tuổi hay khóc đêm
Thông thường một em bé hai tuổi có thời gian ngủ trung bình từ 11-14 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ đủ giúp bé nghỉ ngơi, và hồi phục năng lượng tiêu hao cũng như là phát triển cơ thể. Khi trẻ hay quấy khóc về đêm làm thời gian ngủ ngắn lại.
3.1. Hậu quả với bé
Trẻ không ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ như suy giảm trí nhớ, chậm hiểu, hay quên, thấp bé, nhẹ cân… Theo các nghiên cứu các trẻ ngủ không đủ giấc sẽ gặp phải tình trạng bơ phờ, mệt mỏi, dễ dàng cáu gắt và mất khả năng tập trung.
3.2. Hậu quả với cha mẹ
Mặc dù tình trạng khóc đêm chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại gây tổn hại đáng kể đến cha mẹ của bé. Khi trẻ 2 tuổi hay khóc đêm sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý của cha mẹ. Bam đầu sẽ là cảm giác lo lắng sau đó đến mệt mỏi, thất vọng thậm chí là tức giận.
Những cảm xúc này sau đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của ba mẹ. Đôi khi sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng đối giữa ba và mẹ. Đặc biệt ba hoặc mẹ sẽ có cảm giác mình phải gánh vác quá nhiều gánh nặng trong việc chăm sóc con cái.
Mẹ là người chịu nhiều ảnh hưởng về tâm lý khi trẻ thường xuyên khóc đêm. Theo nghiên cứu mẹ sẽ gặp một số tình trạng tâm lý như: sợ hãi, suy nghĩ rối loạn, lo lắng, mệt mỏi. Thậm chí nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng trầm cảm khi có bé hay khóc đêm.
4. Giải pháp cho mẹ khi bé 2 tuổi hay khóc đêm
Tình trạng khóc đêm kéo dài tuy không nguy hiểm nhưng lại gây lo lắng, bất an cho mẹ. Ba mẹ có thể tham khảo các giải pháp dưới đây để cải thiện tình trạng này cho bé:
Giữ bình tĩnh, nói chuyện nhiều hơn với con
Trẻ quấy khóc về đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của ba mẹ khiến phụ huynh cảm thấy khó chịu và nổi nóng. Điều cần làm lúc này là phải giữ bản thân thật bình tĩnh để giúp bé trấn tĩnh trở lại bằng cách vỗ nhẹ vào lưng bé, bế trẻ đi lại hoặc dùng ti giả…
Nói chuyện với bé trong lúc khóc cũng là một cách giúp trấn an bé khi đang khóc đêm. Mẹ có thể trò chuyện thân thiết với bé, kể chuyện cổ tích hay mô tả đồ vật… để giúp bé quên đi việc đang khóc và dần ngủ trở lại.
Tạo thói quen lịch trình giấc ngủ cho trẻ
Xây dựng lịch trình về giấc ngủ giúp tạo được thói quen tốt cho bé và giúp bé ngủ ngon hơn. Quy luật xây dựng lịch trình giấc ngủ là giúp bé hiểu được cách phân biệt ngày hay đêm bằng cách:
- Khuyến khích bé tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí…giúp bé tăng cường sức khỏe và kích thích bé tập trung ngủ vào buổi tối.
- Tránh để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày làm mất cảm giác buồn ngủ vào buổi tối. Nếu bé có biểu hiện của cơn buồn ngủ như: dịu mắt, lim dim, ngáp, thẫn thờ, gật gù trước giờ ngủ thì ba mẹ nên vỗ về, xoa lưng để giúp bé thư giãn.
- Trong trường hợp bé đột ngột thức dậy do đói cha mẹ nên vỗ về trẻ. Tránh bật đèn lúc này vì có thể khiến bé nhận nhầm là giờ ăn và thức dậy.
Ngoài việc tạo thói quen về lịch trình giấc ngủ cho trẻ ba mẹ cũng nên thiết lập cho bé khung giờ ngủ cố định. Khung giờ từ 20h30 đến 21h là khoảng thời gian thích hợp đi ngủ cho bé 2 tuổi. Đây là khung giờ tiết nhiều hormone tăng trưởng nhất trong ngày. Khi trẻ thức giấc, các hormone sẽ ngừng tiết từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, giai đoạn đầu xây dựng giờ ngủ, bé khó thích nghi kịp vì vậy ba mẹ cần luôn bên cạnh cổ vũ, động viện và giúp đỡ bé.
Nhanh chóng thay bỉm cho bé
Trong trường hợp bé khóc đêm do tè dầm, mẹ nên giúp con lau dọn để bé ngủ tiếp. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo sử dụng các loại bỉm thấm hút tốt để giúp bé tránh bị tỉnh dậy khi tè dầm.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Trẻ 2 tuổi có nhu cầu về thức ăn rất cao, thức ăn giúp bé phát triển cả về thể chất và tinh thần. Một số mẹ vì muốn con tăng cân như bạn bè cùng chăng lứa mà bắt các bé ăn quá nhiều hoặc ăn các thực phẩm khó tiêu hóa.
Vì vậy, xây dựng chế độ ăn hợp lý là vô cùng quan trọng giúp bé không quá đói hoặc không quá no trước khi đi ngủ. Để tránh trường hợp bé quấy khóc vì đói mẹ có thể cho bé ăn nhẹ trước khi đi ngủ bằng sữa chua, sữa tươi, váng sữa…Mẹ cũng không nên bắt các bé ăn quá nhiều vì sự phát triển của các bé là khác nhau.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Bổ sung Vitamin D giúp trẻ ngủ ngon hơn. Các cách bổ sung vitamin D bao gồm:
- Bổ sung từ thực phẩm giàu vitamin D: Ba mẹ có thể sử dụng các thực phẩm như tôm, lòng đỏ trứng, cá hồi, nấm.. để bổ sung vitamin D cho bé.
- Bổ sung vitamin uống: Ngoài việc bổ sung vitamin D qua thực phẩm, ba mẹ còn có thể cho bé uống các các sản phẩm bổ sung Vitamin D trực tiếp. Với trẻ 2 tuổi có thể uống 1.200 -5.000 IU/ngày trong 4 tuần. Tuy nhiên cần phải lưu ý chỉ sử dụng vitamin D khi có chỉ định của bác sĩ và lựa chọn sản phẩm uy tín được chuyên gia tin dùng.
Xoa dịu cơn đau khi trẻ mọc răng
Khi trẻ mọc răng thường có biểu hiện là sưng nướu. Vì vậy để xoa dịu cơ đau khi trẻ mọc răng cần xoa dịu nướu của trẻ. Mẹ nên dùng bông hoặc gạc mềm sạch thấm nước mát và massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu. Ngài ra, dùng núm vú giả ngâm nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút sau đó cho bé ngậm cũng có thể giúp giảm đau.
Điều trị bệnh về hô hấp
Mẹ cần giữ cho mũi của bé được thông thoáng bằng cách rửa bằng nước muối sinh lý, nước để tránh bị tắc mũi gây khó thở, thở khò khè.Bé hay mắc các bệnh về đường hô hấp do bị dị ứng hay hệ miễn dịch còn yếu khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nên bệnh. Vì vậy, nâng cao sức đề kháng qua chế độ dinh dưỡng giúp bé đề phòng được các bệnh về đường hô hấp.
Tạo không gian ngủ thoải mái, phù hợp với trẻ
Không gian ngủ thoải mái thích hợp giúp trẻ ngủ ngon hơn, ít quấy khóc vào ban đêm hơn. Mẹ xây dựng không gian ngủ bằng cách:
- Thường xuyên dọn dẹp, lau chùi chỗ ở của bé.
- Tạo không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa phải thông thương từ 27-28 độ.
- Bố trí ánh sáng vừa đủ, mẹ có thể sử dụng đèn ngủ cho con ở độ tuổi này.
- Đặt thêm các đồ vật yêu thích xung quanh phòng ngủ để tạo cho bé cảm giác an toàn. Tuy nhiên, không nên đặt các đồ vật này ở quá gần với bé có thể gây nóng nực khi ngủ.
- Sử dụng âm nhạc: Âm nhạc tạo cho bé cảm giác thư thái giúp bé dễ dàng vào giấc ngủ hơn. Các bài hát nhẹ nhàng hay tiếng nhạc cụ giúp bé dễ dàng vào giấc ngủ.
>>> Xem thêm: Mẹo trị trẻ khóc đêm nhanh chóng và hiệu quả
5. Giải đáp thắc mắc về hiện tượng trẻ 2 tuổi khóc đêm
5.1. Khi nào trẻ 2 tuổi khóc đêm cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
Một số trường hợp trẻ tình trạng khóc đêm của trẻ nặng lên, khóc càng lớn, khóc cả ngày lẫn đêm hay có biểu hiện sốt thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám bệnh.
Bên cạnh đó khi đã sử dụng tất cả các biện pháp trên mà không có hiệu quả thì nên tới các trung tâm ý tế để khám bệnh.
5.2. Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm thiếu chất gì?
Trẻ thường thiếu các chất như sắt, kẽm, vitamin, magie,… Trong đó Vitamin D có vai trò quan trọng đến giấc ngủ của trẻ.
5.3. Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm có bình thường không?
Trẻ 2 tuổi khóc đêm khóc đêm bình thường hay không bình thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này. Đối với trẻ khóc đêm nguyên nhân sinh lý như mọc răng hàm, ám ảnh tuổi lên 2… là khóc đêm bình thường. Ngược lại, khóc đêm bất thường khi trẻ mắc các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh về hô hấp… gây khóc đêm.
5.4. Cách dỗ trẻ 2 tuổi khóc đêm
Trước khi dỗ trẻ ba mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm. Tìm được nguyên nhân từ đó ba mẹ có cách xử trí phù hợp. Bên cạnh đó ba mẹ dỗ bé nhằm giúp bé giảm quấy khóc bằng cách bế bé trên tay đung đưa nhẹ nhàng để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhẹ nhàng vỗ về vào lưng hoặc mông đến khi trẻ ngủ trở lại.
Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà có thể gây nguy hiểm với trẻ. Việc ba mẹ cần làm là chú ý theo dõi các biểu hiện của bé để xác định được nguyên nhân và có những biện pháp điều trị nhanh chóng. Nếu tự điều trị tại nhà không hiệu quả, ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.