Bifidobacterium là lợi khuẩn thiết yếu nhất trong đường tiêu hóa trẻ nhỏ và là thành phần lợi khuẩn quan trọng trong sữa mẹ. Lợi khuẩn Bifidobacterium tăng nhanh và chiếm tới 90% tổng lợi khuẩn đường tiêu hóa, cư ngụ chủ yếu tại đại tràng, quyết định cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thiết lập hình thái phân, sức khỏe tiêu hóa và sức đề kháng của cơ thể.
Theo đó, Bifidobacterium BB-12 được phân lập tới chủng, có khả năng sống – gắn đích vượt trội với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả, an toàn trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mục lục
Từ “probiotic” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là “for life” – vì cuộc sống.
Theo định nghĩa đầy đủ của FAO & WHO vào năm 2002: “Probiotic là những vi sinh vật sống, khi được bổ sung với liều lượng đầy đủ sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ chủ”. [1]
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỆ KHUẨN CHÍ CỦA TRẺ SƠ SINH & TRẺ NHỎ
1.1. Hệ vi sinh đường ruột
Không giống các cơ quan khác trong cơ thể, hệ vi sinh vật của trẻ không tồn tại trước khi sinh mà chúng bắt đầu được hình thành tại thời điểm chuyển dạ và phát triển trong những năm đầu đời. Cho tới khi 3 tuổi, hệ vi sinh vật của bé được coi là hoàn thiện như của người trưởng thành. [2]
Một cơ thể trưởng thành có hơn 100 ngàn tỉ vi khuẩn, được tạo thành từ 500 loài khác nhau và tập trung chủ yếu ở khu vực đường tiêu hóa. Mỗi loài lợi khuẩn phát huy tác dụng tại những vị trí khác nhau, đem đến những công dụng riêng, đặc trưng cho chủng loài của chúng. [3]
1.2. Những yếu tố tác động tới sự hình thành hệ khuẩn chí đường ruột của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Quá trình hình thành hệ khuẩn chí của trẻ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
- Quá trình sinh nở:
Trẻ sinh thường được nhận hệ khuẩn chí nền qua môi trường âm đạo của mẹ. Trong khi đó, với trẻ sinh mổ, các vi khuẩn từ da bụng mẹ và từ dụng cụ trong phòng mổ là những vi sinh vật đầu tiên thâm nhập vào hệ thống niêm mạc.
- Kháng sinh bên cạnh tiêu diệt hại khuẩn còn là tác nhân loại trừ những vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, gây ra hiện tượng loạn khuẩn ruột.
- Dinh dưỡng của bé sau khi chào đời: Trẻ bú mẹ được nhận một lượng lợi khuẩn đầy đủ qua sữa mẹ. Ngược lại, trẻ dùng sữa công thức có hệ khuẩn chí đa dạng, chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại, các em bé thường thiếu hụt lợi khuẩn do không được bổ sung qua sữa. Đặc biệt, trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, hệ khuẩn chí biến động rất lớn vì được nhận đa dạng loại vi sinh vật chứa trong thức ăn.
- Với trẻ đang có các bệnh lý tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, phân sống, …) và bệnh lý miễn dịch (chàm, hen, viêm mũi dị ứng, … ) có hiện tượng suy giảm nồng độ lợi khuẩn trong đường tiêu hóa.
1.3. Bifidobacterium: lợi khuẩn THIẾT YẾU của hệ vi sinh đường ruột và trong sữa mẹ
Ở trẻ bú sữa mẹ, nồng độ Bifidobacteria tăng nhanh, chiếm tới 80-90% tổng lượng vi sinh đường ruột và tập trung chủ yếu tại khu vực đại tràng. Lactobacilli và Bacteroides tăng dần với số lượng ít hơn. Ngược lại, số lượng các vi khuẩn gây hại (Enterobacteria) giảm dần. Trong khi đó, ở trẻ sử dụng sữa công thức, hệ vi sinh đường ruột chủ yếu là Coliforms, Bacteroides, lượng Bifidobacteria ở trẻ thấp hơn rõ rệt.
Với những trẻ sinh mổ, lượng Bifidobacteria trong đường ruột cũng thấp hơn hẳn trẻ sinh thường và phải mất 6 tháng, lượng bifidobacteria ở trẻ sinh mổ mới tương đương trẻ sinh thường lúc 10 ngày tuổi.
Bifidobacteria đóng vai trò quan trọng trong tăng cường sức khỏe tiêu hóa, nâng cao đáp ứng miễn dịch của cơ thể, làm gia tăng các kháng thể immunoglobulin (IgA và IgM).
2. BIFIDOBACTERIUM ANIMALIS SUBSP. LACTIS BB12
2.1. Phân loại và Đặc tính
Bifidobacterium thuộc nhóm vi khuẩn sinh axit lactic, Gram dương, không hình thành bào tử, không di động, kỵ khí. Bifidobacteria lần đầu tiên được phát hiện và phân lập từ phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ vào năm 1899. Chúng là thành phần phổ biến của hệ vi sinh vật tự nhiên có trong đường ruột của con người .
Bifidobacterium BB-12® (BB-12®) là một loại vi khuẩn hình que, phân lập tới chủng với danh pháp đầy đủ: Bifidobacterium animalis subsp. Lactis. CNCM 1-2494, được Chr. Hansen tiến hành nuôi cấy từ năm 1983. Chủng này có sự phù hợp về mặt công nghệ, lên men nhanh, độ an toàn cao, ổn định tốt, bền vững với môi trường axit và muối mật, đảm bảo khả năng sống sót trong chế phẩm cho đến khi được tiêu thụ vào cơ thể. Vào năm 2010, trình tự bộ gen hoàn chỉnh của BB-12® được công bố cho phép các nhà khoa học xác định rõ hiệu quả, tác dụng và an toàn khi sử dụng chủng này.
2.2. Đặc điểm của chủng BB-12 (Bền vững – bám dính – An toàn)
Bền vững với axit dạ dày, axit mật và dịch mật:
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, BB-12 có khả năng sống sót vượt trội hơn hẳn so với các chủng lợi khuẩn thông thường. Trong một thử nghiệm của các nhà khoa học tại Chr Hansen so sánh hơn 60 chủng lợi khuẩn khác nhau về khả năng tồn tại, BB-12 cho kết quả tốt nhất, sống sót trên 80% khi đi qua môi trường axit dạ dày và dịch mật, nhờ hoạt tính cao của H+-ATPase ( một phức hợp enzyme duy trì cân bằng pH nội môi ở vi khuẩn) và chứa gen mã hóa enzyme thủy phân muối mật để đối phó với nồng độ muối mật cao trong ruột non.[4,5,6]
Khả năng bám dính tốt trên niêm mạc ruột
BB-12® là chủng lợi khuẩn có khả năng bám dính lên niêm mạc ruột tốt nhất (trên 30%) so với các chủng lợi khuẩn khác, lợi khuẩn bào tử (<10%), kết quả được công nhận trong các nghiên cứu in-vitro khác nhau. Khả năng bám dính tốt giúp BB12 dễ dàng cư trú, nhân lên, ức chế mầm bệnh trên bề mặt niêm mạc ruột, tăng khả năng đem lại hiệu quả cho sức khỏe con người.[7,8,9]
Lợi khuẩn An toàn tuyệt đối
Trong suốt hơn 40 năm được sử dụng trên toàn thế giới, độ an toàn của BB-12® đã được kiểm chứng bằng nhiều nghiên cứu lâm sàng trên người và không phát hiện bất cứ tác dụng bất lợi nào với sức khỏe (từ trẻ sinh non, trẻ nhỏ đến phụ nữ có thai, người cao tuổi).
BB-12 được chứng nhận là lợi khuẩn An toàn tuyệt đối bởi:
- Chứng nhận GRAS (Generally Recognized As Safe) của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA)
- Chứng nhận an toàn chất lượng QPS (Qualified Presumption of Safety) bởi Cơ quan an toàn thực phẩm Châu âu (EFSA- European Food Safety Association)
2.3. Cơ chế tác dụng của BB12
Ức chế vi sinh vật có hại
BB-12® có khả năng ức chế vi sinh vật có hại, tạo hàng rào bảo vệ ruột và kích thích miễn dịch. Các nhà khoa học đề xuất khả năng ức chế vi sinh vật có hại:( Bacillus cereus, Clostridium difficile, Clostridium perfringens type A, Escherichia coli ATCC 4328, Enterococcus faecalis, Listeria monocytogenes, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella enterica subsp. enterica serovar Typhimurium, S. enterica subsp. enterica serovar Typhi, Shigella sonnei và Candida albicans) [10,11,12] dựa trên nhiều cơ chế:
- Sản xuất các chất ức chế (axit hữu cơ, H2O2, …);
- Cạnh tranh dinh dưỡng;
- Loại bỏ / thoái hóa độc tố;
- Cạnh tranh vị trí bám dính (chất nhầy, thụ thể tế bào);
- Tăng cảm ứng của phản ứng miễn dịch.
Tăng cường hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột
Tính nguyên vẹn của lớp chất nhầy và tế bào biểu mô ruột quyết định đến cấu trúc và sức khỏe đường tiêu hóa. Trong nghiên cứu in – vitro, BB12 chứng minh khả năng kết nối chặt chẽ các tế bào biểu mô ruột, hiệu lực tốt hơn hẳn so với nhóm chứng[13]
Tương tác với hệ miễn dịch
70-80% các tế bào miễn dịch nằm trên niêm mạc ruột. Lợi khuẩn BB12 có khả năng tương tác với các tế bào miễn dịch ruột nhờ một số cơ chế:
- Thúc đẩy sự trưởng thành của các tế bào đuôi gai và các tế bào miễn dịch khác (đại thực bào, tế bào trình diện kháng nguyên, …)[14]
- Tăng tiết các cytokin IL-1β, IL-6, IL-10, IFN-α và TNF-α, tăng cường đáp ứng miễn dịch[15,16]
3. NGHIÊN CỨU TRÊN TIÊU HÓA
3.1. Bifidobacterium BB-12 cải thiện 100% táo bón, làm mềm phân sau 4 tuần sử dụng
Bifidobacterium BB-12 là chủng lợi khuẩn được nghiên cứu kỹ lưỡng, lợi khuẩn có số lượng nghiên cứu lâm sàng lớn nhất trên thị trường hiện nay. Hiệu quả của chủng lợi khuẩn này được đánh giá cao nhất trong ngân hàng lợi khuẩn thế giới, đặc biệt trên tác dụng giảm táo bón, tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ cải thiện tần suất đi tiêu đều đặn.
Vào năm 2015, nhóm tác giả Eskesen và cộng sự[17] tiến hành một nghiên cứu đa trung tâm tại Anh và Đức với cỡ mẫu lên tới 1248 bệnh nhân có tần suất đại tiện thấp (1-3 lần/ tuần). Các bệnh nhận được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm chứng và nhóm bổ sung đều đặn 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 mỗi ngày trong thời gian 4 tuần.Tần suất đại tiện và tính chất phân của bệnh nhân được theo dõi và đưa vào thống kê.
Kết quả nghiên cứu: Sau thời gian nghiên cứu, nhóm sử dụng BB-12 có sự cải thiện vượt trội so với nhóm chứng, bệnh nhân đại tiện đều đặn 6-8 lần/ tuần, khối lượng phân nhiều hơn và mềm hơn, giảm hẳn các triệu chứng đầy chướng bụng.
Một nghiên cứu khác của Nishida. et al (2004) [18]thực hiện tại Nhật Bản trong 2 tuần, bệnh nhân được bổ sung lợi khuẩn BB-12 và theo dõi khối lượng phân mỗi ngày. Thống kê nghiên cứu cho thấy, khối lượng phân trung bình của bệnh nhân tăng lên đáng kể sau khi bổ sung lợi khuẩn BB-12 ( từ 30,5 g phân/ lần lên 37,5 g/ lần). Qua đó, tình trạng táo bón được cải thiện sau 2 tuần nghiên cứu.
Các nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi tác giả Pitkal. et al tại Phần Lan (2007) [19]và Uchida. et al (2005)[20] cũng cho kết quả cải thiện tần suất đại tiện, cải thiện khối lượng phân, tính chất phân sau khi bổ sung BB-12 trên đối tượng người già, phụ nữ gặp táo bón.
3.2. Lợi khuẩn BB-12 phòng ngừa, giảm thiểu 90% nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ
Trẻ bú mẹ hoàn toàn có tỷ lệ tiêu chảy nhiễm khuẩn thấp hơn hẳn trẻ bú sữa công thức. Sữa mẹ thúc đẩy sự phát triển của Bifidobacterium, lợi khuẩn có khả năng tiết ra nhiều loại axit hữu cơ tiêu diệt mầm bệnh trong đường tiêu hóa.[21] Theo đó, Bifidobacterium được đưa vào nhiều nghiên cứu để chứng minh vai trò hỗ trợ tiêu hóa, loại trừ mầm bệnh, dự phòng và hỗ trợ trong các trường hợp tiêu chảy cấp, mạn tính.
Vào năm 2004, Chouraqui và cộng sự[22] đã thực hiện nghiên cứu đa trung tâm, mù đôi, có đối chứng bổ sung lợi khuẩn BB-12 trong 8 tháng cho 90 trẻ (trung bình 3-5 tháng tuổi) được chăm sóc đặc biệt tại trung tâm nhi khoa Universitaire de Grenoble, Pháp. Trẻ được theo dõi và thống kê tần suất mắc tiêu chảy, số lần tiêu chảy trong một ngày và thời gian tiêu chảy.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ mắc tiêu chảy ở nhóm bổ sung BB-12 (28,3%) giảm 1,4 lần so với nhóm chứng (38,6%). Bên cạnh đó, nghiên cứu ghi nhận tần suất tiêu chảy mỗi ngày ở nhóm BB-12 giảm 1,9 lần so với nhóm chứng, thời gian tiêu chảy kéo dài tương ứng giảm (1.15 ± 2.5 ngày so với 2.3 ± 4.5 ngày, P = 0.0002 and 0.0014). Từ kết quả này, BB12 được công nhận khả năng phòng và giảm triệu chứng tiêu chảy cấp của trẻ.
Nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi Saevedra. et al (1994)[23], kéo dài 17 tháng tại Khoa Nhi, Trường Đại học Johns Hopkins, Vương quốc Anh và Bệnh viện nhi Mount Washington Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ trên 55 trẻ đang được điều trị bệnh lý mạn tính. Tại nghiên cứu này, kết quả ủng hộ mạnh mẽ khả năng phòng tiêu chảy và tăng cường loại trừ rotavirus ra khỏi đường tiêu hóa ở nhóm trẻ được bổ sung đều đặn BB-12.
Để đánh giá khả năng phòng tiêu chảy do sử dụng kháng sinh kéo dài của BB – 12, Chatterjee.et al (2013)[24] đã thực hiện 1 nghiên cứu đa trung tâm trên 343 bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh kéo dài trong 7 ngày. Song song với sử dụng kháng sinh, bệnh nhân chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm chứng và nhóm bổ sung 2 tuần lợi khuẩn BB-12. Trong thời gian này, tất cả đối tượng được theo dõi tần suất mắc tiêu chảy.
Kết quả nghiên cứu: Thống kê cho thấy, nhóm bổ sung BB-12 (19,8%) có tỷ lệ mắc tiêu chảy thấp hơn 1,4 lần so với nhóm chứng (15,56%). Bên cạnh đó, bổ sung lợi khuẩn giúp giảm hơn 3 lần tỷ lệ tiêu chảy nặng (Bb-12: 31,6% so với 96% ở nhóm chứng), p<0,001. Thời gian mắc tiêu chảy giảm đáng kể ở nhóm BB12 ( Rút ngắn từ 4 ngày ở nhóm chứng xuống kéo dài 2 ngày). Nghiên cứu của Chatterjee chứng minh khả năng phòng và hỗ trợ giảm nhẹ tiêu chảy khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài.
3.3. Giảm thiểu hơn 2 lần nguy cơ mắc viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non
Viêm ruột hoại từ là bệnh lý nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non. Bệnh này gây phá huỷ biểu mô niêm mạc ruột ở trẻ, dẫn đến các biến chứng như: thủng ruột, viêm phúc mạc hay tắc ruột, có thể dẫn đến tử vong. Theo khuyến cáo mới nhất của ESPGHAN (Hội tiêu hóa nhi khoa châu Âu), BB-12 là một trong số rất ít lợi khuẩn có khả năng dự phòng viêm ruột hoại tử ở trẻ, trẻ sinh non vì an toàn tuyệt đối, không sinh D – Lactate, không sinh plasmid kháng kháng sinh, hiệu quả dự phòng được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng.
Vào năm 2005, Bin – Nun. et al (Israel)[25] thực hiện 1 nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng trên 145 trẻ (72 trẻ được bổ sung BB-12 và 73 trẻ nhóm chứng). Trẻ khi tham gia nghiên cứu có cân nặng trung bình 1152 ± 262 g và tuổi thai từ 17 – 33 tuần tuổi được đánh giá nguy cơ mắc viêm ruột hoại tử.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả ghi nhận được sau nghiên cứu cho thấy, nhóm trẻ bổ sung BB12 có tỷ lệ mắc viêm ruột hoại tử thấp hơn hẳn so với nhóm chứng. (4% so với 16,4%, p= 0,03). Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn chứa BB-12 còn giúp giảm mức độ nghiêm trong, giảm các biến cố khi trẻ mắc viêm ruột hoại tử (Điểm số theo tiêu chí đánh giá của Bell tương ứng: 1.3 ± 0.5 vs 2.3 ± 0.5; P = .005).
Một nghiên cứu khác với quần thể nghiên cứu lên tới 1099 trẻ sinh non dưới tuần thứ 32, cân nặng nhỏ hơn 1,5 kg, được thực hiện đa trung tâm tại Úc và New Zealand bởi Susan. et al [26], một kết quả tương đồng ủng hộ bổ sung BB-12 giúp giảm nguy cơ mắc viêm ruột hoại tử giai đoạn 2 ở trẻ nhỏ theo tiêu chí của Bell (2.0% so với 4.4% ở nhóm chứng; RR= 0.46, 95% CI = 0.23 – 0.93, P = 0.03).
4. NGHIÊN CỨU TRÊN HỆ MIỄN DỊCH
4.1. Lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 tăng 65% kháng thể IgG khi bổ sung cho trẻ
Lợi khuẩn (Probiotics) có thể nâng cao sức đề kháng của trẻ thông qua tương tác với các tế bào miễn dịch ruột. 70% đến 80% các tế bào miễn dịch nằm tại đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu bổ sung Bifidobacterium BB12 đánh giá khả năng thúc đẩy hoạt động hệ miễn dịch thông qua đo lường nồng độ kháng thể và đánh giá tần suất mắc các bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ.
Để đánh giá hiệu quả nâng cao đề kháng khi bổ sung BB-12 cho trẻ nhỏ, một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng vào năm 2012 của Rizzardini. et al[27] được thực hiện. Nghiên cứu tiến hành trên 200 đối tượng, theo mô hình bổ sung lợi khuẩn trong 6 tuần, đến tuần thứ 2: trẻ được chỉ định tiêm 1 liều vacxin phòng cúm.
Kết quả nghiên cứu: Sau 6 tuẩn, định lượng huyết tương đánh giá nồng độ IgG trong nhóm sử dụng Bb-12 tăng 65% so với nhóm chứng. Nghiên cứu của Rizzardini khẳng định vai trò của BB-12 trong tương tác, nâng cao miễn dịch ở trẻ.
Hai mô hình nghiên cứu khác của Smith. et al (2013) [28]và Taipale (2011)[29] đánh giá hiệu quả nâng cao đề kháng khi bổ sung lợi khuẩn kéo dài trong 3 tháng và 8 tháng nhờ thống kê tần suất mắc nhiễm trùng hô hấp, tần suất mắc viêm tai giữa và tần suất phải sử dụng kháng sinh ở trẻ nhỏ.
Kết quả nghiên cứu: Cả hai nghiên cứu đều đưa ra kết luận ủng hộ sử dụng Bb-12 trong dự phòng các bệnh lý nhiễm trùng với tần suất mắc của nhóm can thiệp lợi khuẩn thấp hơn 30% so với nhóm chứng.
4.2. Cải thiện 4 lần tần suất mắc bệnh lý dị ứng: chàm, hen, viêm mũi dị ứng
Xã hội càng phát triển, các bệnh lý dị ứng càng trở nên phổ biến và là gánh nặng kinh tế, sức khỏe trên toàn thế giới. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra tương tác mật thiết giữa lợi khuẩn và và các phản ứng miễn dịch, đặc biệt là phản ứng dị ứng trong cơ thể. Trong số rất ít chủng lợi khuẩn có khả năng chuyển đổi từ phản ứng dị ứng sang phản ứng dung nạp, BB-12 được công nhận giảm tần suất mắc và giảm mức độ nặng của các bệnh lý chàm, hen, viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ.
Vào năm 2019, Schmidt. et al[30] thực hiện nghiên cứu trên 290 trẻ trong độ tuổi 10 tháng tuổi. Trẻ được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: 144 trẻ được bổ sung lợi khuẩn BB-12 và 146 trẻ được đưa vào nhóm bổ sung giả dược đối chứng.
Kết quả nghiên cứu: Sau 6 tháng nghiên cứu, tần suất mắc các bệnh lý chàm, hen, viêm mũi dị ứng được thống kê cho thấy, nhóm sử dụng Bb-12 (4,2%) giảm hơn 2,5 lần nguy cơ mắc các đợt cấp của chàm so với nhóm chứng (11,5%), p= 0,036. Ngoài ra, tỷ lệ mắc hen, viêm mũi dị ứng cũng giảm nhẹ ở nhóm bổ sung BB-12 (7,5% so với 9,5%).
Isolauri. et al (2000) [31]cũng đã thực hiện một nghiên cứu tại khoa nhi, Đại học Turku, Phần Lan đánh giá mức độ nặng của chàm trước và sau khi trẻ bổ sung lợi khuẩn trong 2 tháng.
Kết quả nghiên cứu: Thang điểm SCORAD được đưa vào đánh giá tình trạng chàm của trẻ cho thấy: trước khi đưa vào nghiên cứu: trẻ có điểm số SCORAD trung bình 16 (7–25), sau khi bổ sung lợi khuẩn, điểm số này giảm xuống xấp xỉ 0 (0–3,8) trong khi nhóm chứng dường như không có sự cải thiện với điểm tương ứng 13,4 (4,5–18,2)
5. CẢI THIỆN THỜI GIAN KHÓC, TẦN SUẤT KHÓC TRONG HỘI CHỨNG COLIC
Hội chứng Colic – Khóc dạ đề (Infant colic -IC) ảnh hưởng đến 25% trẻ nhỏ trong 3 tháng đầu đời. Mặc dù hội chứng Colic lành tính và có thể tự khỏi nhưng nó được xem là nguyên nhân gây ra đau đớn cho trẻ, gây áp lực và stress cho cha mẹ, người thân, và một số tình trạng khác như: trầm cảm ở phụ nữ sau sinh, ngừng tiết sữa đột ngột, rối loạn hành vi và giấc ngủ, các bệnh lý dị ứng ở trẻ nhỏ, …
Mặc dù trải qua hàng chục thập kỷ nghiên cứu, nguyên nhân của IC vẫn không được xác định chính xác. Tuy nhiên, hội chứng Colic có các biểu hiện co thắt tiêu hóa được nghi ngờ có liên quan đến rối loạn hệ khuẩn chí đường ruột. Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ trẻ mắc hội chứng Colic đã và đang được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu và khẳng định vai trò hỗ trợ giảm thời gian và tần suất quấy khóc của trẻ.
Nghiên cứu mới nhất vào năm 2019 của Nocerino. et al[32] tại Milan, Italy với 80 trẻ có biểu hiện quấy khóc do hội chứng Colic được đưa vào nghiên cứu trong 28 ngày. Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, 1 nhóm được bổ sung đều đặn 1 tỷ lợi khuẩn mỗi ngày, nhóm còn lại được theo dõi so sánh.
Kết quả nghiên cứu: Sau 1 tháng nghiên cứu, tần suất quấy khóc của trẻ bổ sung lợi khuẩn giảm đáng kể (tình trạng ban đầu: 8 lần/ ngày xuống 3 lần/ngày ở nhóm Bb-12 và 6 lần một ngày ở nhóm chứng). Thời gian quấy khóc giảm trên 50% ở nhóm bổ sung Bb-12 (80%) giảm 2,5 lần so với nhóm chứng (31,5%). Nghiên cứu của Nocerin chứng minh hiệu quả phục hồi- giảm quấy khóc ở trẻ trong hội chứng Colic – Khóc dạ đề.
Tóm tắt thông tin khoa học về lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12:
1. Lợi khuẩn Bền vững – An toàn – Bám dính tốt, cho hiệu quả nhanh, vượt trội
2. Lợi khuẩn Thiết yếu trong đường tiêu hóa trẻ nhỏ (chiếm tới 90% lợi khuẩn đường ruột), cư ngụ tại đại tràng
3. Hỗ trợ phục hồi cân bằng hệ vi sinh, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nâng cao đề kháng cho trẻ
4. Lợi khuẩn số 1 về bằng chứng lâm sàng: 307 nghiên cứu quốc tế chứng minh hiệu quả
5. Chứng nhận an toàn tuyệt đối bởi FDA và EFSA
Tại Việt Nam, TPBVSK Imiale với thành phần Bifidobacterium BB12, được nhập khẩu nguyên lọ từ Đan Mạch.
- Bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh đường ruột
- Giúp tăng cường tiêu hóa
- Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột
————————————————
TRÍCH DẪN THAM KHẢO
[1] Health and Nutrition Properties of Probiotics in Food including Powder Milk with Live Lactic Axit Bacteria. FAO/WHO; Geneva, Switzerland: 2002
[3] Garrigues C., Johansen E., Pedersen M.B. Complete genome sequence of Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12, a widely consumed probiotic strain. J. Bacteriol. 2010; 192: 2467–2468.
[4] Vernazza C.L., Gibson G.R., Rastall R.A. Carbohydrate preference, axit tolerance and bile tolerance in five strains of Bifidobacterium. J. Appl. Microbiol. 2006;100:846–853
[7] Laparra J.M., Sanz Y. Comparison of in vitro models to study bacterial adhesion to the intestinal epithelium. Lett. Appl. Microbiol. 2009; 49:695–701.
[9]Juntunen M., Kirjavainen P.V., Ouwehand A.C., Salminen S.J., Isolauri E. Adherence of probiotic bacteria to human intestinal mucus in healthy infants and during rotavirus infection. Clin. Diagn. Lab. Immunol. 2001; 8:293–296.
[11] Collado M.C., Meriluoto J., Salminen S. Role of commercial probiotic strains against human pathogen adhesion to intestinal mucus. Lett. Appl. Microbiol. 2007;45:454–460.
[21] Benno Y, Sawada K, Mitsuoka T. The intestinal microflora of infants: composition of fecal flora in breast-fed and bottle-fed infants. Microbiol Immunol 1984; 28:975–86.
[24] Chatterjee, S.; Kar, P.; Das, T.; Ray, S.; Ganguly, S.; Rajendiran, C.; Mitra, M. Randomised placebo-controlled double blind multicentric trial on efficacy and safety of Lactobacillus acidophilus LA-5® and Bifidobacterium BB-12® for prevention of antibiotic-associated diarrhoea. JAPI 2013, 61, 708–712.
[30] Schmidt RM, et al. Probiotics in late infancy reduce the incidence of eczema: A randomized controlled trial. Pediatr Allergy Immunol. 2019;30(3):335-340. doi:10.1111/pai.13018
[31] Isolauri E, Arvola T, Sütas Y, Moilanen E, Salminen S. Probiotics in the management of atopic eczema. Clin Exp Allergy. 2000;30(11):1604-1610. doi:10.1046/j.1365-2222.2000.00943.x
[32] Nocerino R., et al. The therapeutic efficacy of Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12® in infant colic: A randomised, double blind, placebo-controlled trial. Alimentary pharmacology & therapeutics, 2020. 51(1): p. 110-120.