Khi bị rối loạn tiêu hoá, trẻ có các dấu hiệu khác thường về tần suất đại tiện, đầy chướng bụng. Để cải thiện tình trạng này, có một số nhóm thuốc điều trị rối loạn tiêu hoá cho trẻ. Khi nào cần bổ sung thuốc, dùng thuốc nào cho hiệu quả và cách dùng như thế nào cho đúng, đọc bài viết dưới đây để nhận thông tin chi tiết.
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá uống thuốc gì?
Mục lục
I. Nhóm thuốc trị nguyên nhân rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hoá là tình trạng rất phổ biến ở trẻ, thường tái đi tái lại nhiều lần. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hoá uống thuốc gì? Dưới đây sẽ giải đáp những băn khoăn của mẹ:
1. Đối với trẻ táo bón
Nguyên nhân chủ yếu gây ra táo bón ở trẻ do: nhu động ruột kém, trẻ lười ăn chất xơ hay cơ thể của trẻ thiếu nước. Vì vậy, sẽ có các thuốc điều trị thường dùng trong trường hợp này:
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Thuốc nhuận tràng là một thuốc hỗ trợ táo bón cho trẻ. Thuốc tăng lượng nước trong thành ruột, làm mềm phân và từ đó giảm được tình trạng táo bón.
Một số thuốc nhuận tràng thẩm thấu mẹ có thể tham khảo như:
Lưu ý: mẹ không nên dùng lâu ngày cho con vì sẽ làm mất phản xạ đi cầu tự nhiên của trẻ. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Thuốc nhuận tràng kích thích
Thuốc có tác dụng trực tiếp lên đầu dây thần kinh của niêm mạc ruột, làm co cơ ruột và kích thích nhu động ruột, giúp phân di chuyển dễ dàng qua đường ruột.
Thuốc mẹ có thể tham khảo là Bisacodyl (không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi).
Lưu ý: mẹ cho trẻ uống khi có chỉ định của bác sĩ.
➤ Xem thêm: Các loại thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh được bác sĩ khuyên dùng
2. Đối với tiêu chảy
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tiêu chảy ở trẻ do virus (như Rotavirus, Adenovirus,..), nhiễm khuẩn (như E.coli), khí sinh trùng (như amip). Hay do hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh celiac, viêm loét đại tràng, bệnh crohns,…. Do vậy, sẽ có các thuốc điều trị như:
Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn
Thuốc kháng sinh là thuốc dùng để điều trị các bệnh lí gây ra bởi vi khuẩn, từ đó sẽ làm giảm các phản ứng viêm do vi khuẩn gây ra. Trẻ được chỉ định sử dụng kháng sinh trong các trường hợp:
- Tiêu chảy phân máu
- Nghi ngờ tả có mất nước nặng
- Có xét nghiệm Gardia duoedenalis dương tính.
Một số kháng sinh có thể dùng cho trẻ:
- Azithromycin, Erythromycin,
- Spiramycin
Mỗi loại kháng sinh sẽ có tác dụng khác nhau trên từng loại vi khuẩn. Vì vậy, mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ và kết quả xét nghiệm phân.
Thuốc diệt amip
Thuốc có tác dụng diệt amip trong lòng ruột. Từ đó, chúng không có khả năng phát triển ở trong lòng ruột. Vì vậy, sẽ giảm được tình trạng rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy ở trẻ.
Mẹ nên tham khảo một số thuốc sau đây:
- Metronidazole
- Tinidazole
Lưu ý: tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng cho trẻ, mẹ nên tham thảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ.
3. Đối với trẻ nôn trớ
Trẻ nôn trớ do hệ tiêu hoá của trẻ chưa phát triển, bệnh lí đường ruột (như viêm ruột, viêm dạ dày,…), cho trẻ bú hoặc cho trẻ ăn quá no,…
Các thuốc điểu trị nôn trớ có tác dụng giảm co bóp cơ trơn dạ dày. Mẹ có thể dùng thuốc metoclopramid cho trẻ.
Mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ
Việc điều trị nguyên nhân là một giải pháp tốt về vấn đề lâu dài tránh được tình trạng tái phát cho trẻ. Trên đây đã giải đáp được trẻ bị rối loạn tiêu hoá uống thuốc gì.
Tuy nhiên, các biểu hiện và triệu chứng sẽ gây cảm giác khó chịu cho trẻ nên mẹ cần phải giải quyết ngay. Vậy bằng cách nào? Cùng tìm hiểu tiếp nhé.
II. Nhóm thuốc trị triệu chứng cho trẻ rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hoá với những bất thường sinh lí trong quá trình hấp thu dưỡng chất và thải trừ cặn bã ra ngoài có những biểu hiện điển hình như: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ và đi ngoài phân sống.
Dưới đây là một số thuốc điều trị triệu chứng cho trẻ:
1. Táo bón
Trẻ không đi ngoài được làm cho trẻ khó chịu hay quấy khóc. Do đó, mẹ có sử dụng thuốc làm mềm phân
Thuốc sẽ làm mềm phân bằng cách tăng tương tác kéo nước, mỡ và chất xơ vào phân, giúp đại tràng tống tháo phân dễ dàng hơn.
Nhóm thuốc làm mềm phân được sử dụng như: docusate natri, docusat kali.
Lưu ý: không nên sử dụng thường xuyên và kéo dài cho trẻ, vì sẽ xảy ra hiện tượng mất nước và điện giải ở trẻ.
2. Tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy thường mất nước và điện giải và kèm theo sốt, vì vậy sẽ có các thuốc:
Thuốc hạ sốt
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá do vi khuẩn, virus,…thì cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại các tác nhân này bằng cách tăng thân nhiệt của trẻ lên và gây sốt. Khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ C thì lúc này mẹ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.
Thuốc hạ sốt mẹ nên lựa chọn cho trẻ lúc này là: paracetamol ở dạng bột hoà tan hay dạng siro cho trẻ dễ uống.
Tuy nhiên, nếu trẻ sốt trên 40 độ C thì mẹ nên đưa con đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.
Dung dịch bù nước và điện giải
Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, tiêu chảy nhiều lần cần bù nước và điện giải cho trẻ bằng cách cho trẻ uống Oresol, .. Mẹ cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bổ sung từng lượng nhỏ Oresol giúp phục hồi nhanh chóng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Mẹ nên đưa trẻ đến viện để được hỗ trợ bù kịp thời tình trạng mất nước và điện giải khi trẻ có một trong các biểu hiện:
- Miệng lưỡi khô
- Mắt khô, trẻ khóc nhưng không ra nước mắt
- Trẻ hay cáu gắt
- Trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, li bì, đi tiểu ít hơn bình thường.
3. Nôn trớ
Trẻ nôn trớ sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và đồng thời mất điện giải. Chính vì vậy mẹ hãy cho trẻ uống Oresol, Hydrit,..
Thuốc điều trị triệu chứng nhằm giải quyết ngay các biểu hiện khó chịu của trẻ. Để trẻ có đường tiêu hoá khoẻ mạnh hơn mẹ có nên bổ sung men vi sinh cho trẻ không? Cùng đọc tiếp dưới đây.
III. Có nên bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn tự nhiên) cho trẻ rối loạn tiêu hoá? – Giải pháp hỗ trợ không phải là thuốc
Men vi sinh có chứa các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) cho hoạt động chức năng hệ tiêu hóa của trẻ. Men vi sinh cung cấp giải pháp hỗ trợ trẻ an toàn, hiệu quả được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng. (Men vi sinh không phải là thuốc, không phản ứng phụ và dễ dàng bổ sung cho bé). Đây chính là giải pháp không cần dùng thuốc hỗ trợ rất tốt trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa.
Lợi khuẩn giúp tiêu hoá thức ăn tốt, tạo hệ sinh thái cân bằng trong đường ruột và bảo vệ ruột già. Chúng rất cần thiết cho trẻ bị rối loạn tiêu hoá.
Lợi khuẩn giúp lên men thức ăn, sản xuất acid lactic (hay là acid sữa có vai trò bảo vệ trạng thái cân bằng của vi sinh vật đường ruột), acid hoá đường ruột. Ngăn sự phát triển qúa mức của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, khắc phục loạn khuẩn ruột. Giúp cho hệ miễn dịch của đường ruột hiệu quả hơn.
Trong đó, lợi khuẩn Bifidobacterium thiếu yếu nhất trong đường tiêu hoá của trẻ. Qua đó giảm được các triệu chứng loạn khuẩn đường ruột: táo bón, tiêu chảy, phân sống, đau quặn bụng, nôn trớ, quấy khóc. Do lợi khuẩn Bifidobacterium chiếm tới 90% lợi khuẩn đường ruột, có vị trí cư trú chủ yếu tại đại tràng.
Lợi khuẩn giúp trẻ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá
V. Kết luận
Trên đây là các thuốc trị nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Hy vọng rằng, bài viết trên giải đáp được cho mẹ khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá uống thuốc gì. Từ đó, mẹ có thể lựa chọn được các thuốc tốt nhất cho trẻ.
Để hiểu rõ hơn vui lòng liên hệ với chuyên gia qua Hotline 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Nguồn tham khảo: Digestive Health & Nutrition in Children
➤ Tham khảo: Men vi sinh nào tốt cho bé bị rối loạn tiêu hoá?